Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 16+17 - Trần Thế Khanh

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 16+17 - Trần Thế Khanh

3. Bài mới

3.1. Giới thiệu – ghi tựa

3.2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với một trong các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.

- Yêu cầu 4 nhóm trình bày. Gọi nhóm có cùng yêu cầu nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và cho HS ghi vào vở.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Gợi ý HS : Để làm được bài tập, các em cần lưu ý nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm những từ ngữ nói về tính cách, để chứng minh cho từng nét tính cách của cô Chấm.

- Cô Chấm có tính cách gì?

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 16+17 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 31 Ngày dạy :
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.MỤC TIÊU
* Tìm được một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa viứ các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.(BT1)
* Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong đoạn văn Cô Chấm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to kẻ sẵn bảng : Từ - Đồng nghĩa - Trái nghĩa (4 bản).
Giấy khổ to, bút lông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
1’
29’
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với một trong các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Yêu cầu 4 nhóm trình bày. Gọi nhóm có cùng yêu cầu nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và cho HS ghi vào vở.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Gợi ý HS : Để làm được bài tập, các em cần lưu ý nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm những từ ngữ nói về tính cách, để chứng minh cho từng nét tính cách của cô Chấm.
- Cô Chấm có tính cách gì?
- GV ghi bảng :
1. Trung thực, thẳng thắn.
2. Chăm chỉ.
3. Giản dị.
4. Giàu tình cảm, dễ xúc động. 
- Tổ chức cho HS tìm những chi tiết và từ ngữ minh họa cho từng nét tính cách của cô chấm trong nhóm.Mỗi nhóm tìm từ minh họa cho một tính cách.
- Gọi HS dán giấy lên bảng, đọc phiếu, GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về học bài, đọc kĩ bài văn, học cách miêu tả của nhà văn và chuẩn bị bài Tổng kết vốn từ .
-Nhận xét : 
- Mỗi HS viết 4 từ ngữ miêu tả hình dáng con người : Miêu tả mái tóc, vóc dáng, khuôn mặt, làn da.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hoạt động nhóm, viết vào giấy khổ to.
Từ 
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu 
Trung thực 
Dũng cảm 
Cần cù 
Nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người. 
Thành thực, thành thật, thật thà, thẳng thắn,.
Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ,
Chămchỉ,chuyên cần, chịu khó, siêng năng,tần tảo,
Bất nhân, bất nghĩa, độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo,
Dối trá, gian dối,gianmanh, gian giảo,lừa đảo,
Hènnhát, nhútnhát,hèn yếu,nhunhược,..
Lười biếng, lười nhát,
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS nêu : trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động.
- HS hoạt động theo nhóm, một nhóm viết vào giấy khổ to và trình bày trước lớp.
1. Trung thực, thẳng thắn : 
- Đôi mắt Chấm định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.
- Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.
- Bình điểm ở tổ,  Chấm nói ngay, nói thẳng băng.Với mình, Chấm có hôm dám nhận hơn  Chấm thẳng như thế . Không có gì độc địa.
2. Chăm chỉ :
- Chấm cần cơm và lao động để sống.
- Chấm hay làm, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm tay chân nó bức rứt.
- Tết, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai,
3. Giản dị :
Chấm không đua đòi may mặc. Chấm mộc mạc như hòn đất.
4. Giàu tình cảm, dễ xúc động :
Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim Chấm lại khóc hết bao nhiêu nước mắt.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 16 Tiết 32 Ngày dạy :
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.(BT1)
Biết dùng từ đặt câu theo yêu cầu BT2,BT3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HS chuẩn bị giấy.
Bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả viết trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
1’
28’
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Yêu cầu HS lấy giấy để làm bài.
- Gợi ý HS :
+ Bài 1a : xếp các tiếng vào nhóm đồng nghĩa, mỗi nhóm một dòng.
+ Bài 1b : Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS trao đổi bài, chấm chéo. Sau đó nộp lại cho GV.
- GV nhận xét và cho HS ghi vào vở.
Bài 2
- Gọi HS đọc bài văn.
- Giảng : Nhà văn Phạm Hổ bàn với chúng ta về chữ nghĩa trong văn miêu tả. Đó là :
+ Trong văn miêu tả người ta hay so sánh. Em hãy đọc ví dụ về nhận định nầy trong đoạn văn
+ So sánh thường kèm theo nhân hóa. Người ta có thể so sánh, nhân hóa để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. Hãy lấy ví dụ về nhận định nầy.
+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi mới đến cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định nầy.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. 
- Gọi HS dán giấy lên bảng, đọc phiếu, GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Kết luận : Trong văn miêu tả, muốn có cái riêng, cái mới chúng ta hãy bắt đầu từ sự quan sát, quan sát bằng tất cả cảm nhận của riêng mình để thấy sự vật có một cái gì đó rất riêng.các em hãy bắt đầu từ sự quan sát để tìm thấy những cái mới, cái riêng trong câu văn của mình.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về học bài, đọc kĩ bài văn, học cách miêu tả của nhà văn và chuẩn bị bài Oân tập về từ và cấu tạo từ.
-Nhận xét : 
- Mỗi HS đặt 2 câu với từ mình đã chọn.
- Làm bài độc lập.
1a) đỏ – điều – son
 trắng – bạch
 xanh – biếc – lục
 hồng – đào
1b) bảng đen
 mắt huyền
 ngựa ô
 mèo mun
 chó mực
 quần thâm
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài văn.
- Ví dụ :
+ Trông anh ta như một con gấu.
+ Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung.
+ Con lợn béo như một quả sim chín.
- Ví dụ : + Con gà trống bước đi như một ông tướng.
+ Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa
- Ví dụ : Huy-gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín trăng non.
+ Mai-a-cốp-ki lại thấy những ngôi sao như những giọt nước mắt của những người da đen.
+ Ga-ga-rin thì lại thấy những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ.
- 1 HS đọc.
- HS hoạt động theo nhóm, một nhóm viết vào giấy khổ to và trình bày trước lớp.
Ví dụ : 
+ Dòng sông Hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.
+ Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, đen láy trông đến là yêu.
+ Chú bé vừa đi vừa nhảy như một con chim sáo.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 17 Tiết 33 Ngày dạy :
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Tìm và phân loại các từ: từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm theo yêu cầu của các Bt trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết sẵn nội dung sau :
Từ có 2 kiểu cấu tạo là từ đơn và từ phức.
Từ đơn gồm một tiếng.
Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng.
Từ phức gồm hai loại từ ghép và từ láy.
Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
31ph
 1’
 30’
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu bài tập 3 tiết LTVC trước.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Hỏi :
+ Trong Tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ như thế nào?
+ Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
+ Từ phức gồm những loại từ nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS :
+ Gạch một gạch dưới từ đơn.
+ Gạch hai gạch dưới từ ghép.
+ Gạch ba gạch dưới từ láy.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lơì giải đúng.
+ Hãy tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại. GV ghi lên bảng.
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ về cấu tạo từ, các loại từ và gọi HS đọc.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Hỏi : 
+ Thế nào là từ đồng âm?
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung về từ loại phân theo nghĩa của từ và gọi HS đọc.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. 
- Gọi HS phát biểu. GV ghi lên bảng.
- Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó?
- Giải thích :
+ Không thể thay thế tinh ranh bằng tinh nghịch vì tinh nghịch nghiêng về nghĩa nghịch nhiều hơn. Các từ đồng nghĩa còn lại cũng không được dùng vì chúng thể hiện ý chê (khôn mà không ngoan).
+ Dùng từ dâng là đúng nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã.
+ Dùng từ êm đềm là đúng nhất vì vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người.Trong khi đó, từ êm ái, êm dịu chỉ nói về cảm giác dễ chịu của cơ thể, từ êm ả chỉ nói về sự yên tĩnh của cảnh vật, còn êm đềm nghiêng về diễn tả sự yên ổn trong cuộc sống gia đình hay tập thể nhiều hơn.
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc kĩ lại bài và ôn lại các kiến thức về câu đã học ở lớp 4 để tiết sau chúng ta học ôn tập về câu.
-Nhận xét : 
- 3 HS lên bảng đặt câu : Miêu tả một dòng sông, miêu tả đôi mắt của một em bé, miêu tả dáng đi của một người. Mỗi HS đặt một câu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+Trong Tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ : từ đơn, từ phức.
+ Từ đơn gồm một tiếng.
+ Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng.
+ Từ phức gồm 2 loại : từ ghép và từ láy.
- 2 HS làm vào phiếu dán trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Theo dõi GV chữa bài và chữa bài(nếu sai).
+ Từ đơn : hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
+ Từ ghép : cha con, mặt trời, chắc nịch.
+ Từ láy : rực rỡ, lênh khênh.
- HS phát biểu :
+ Từ đơn : nhà, bàn, ghế,cây, hoa, lá, dừa, ổi, mèo thỏ,
+ Từ ghép : thầy giáo, học sinh, bút mực, trái đất, hoa hồng, sầu riêng, sư tử, cá vàng,
+ Từ láy : chăm chỉ, cần cù, long lanh, nhỏ nhắn, lao xao, thong thả, xa xa, đu đủ,
- 1 HS đọc.
+ Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
+ Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để làm bài.
- HS phát biểu.
a) Đánh trong các từ : đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa.
b) Trong trong các từ : trong veo, trong vắt, trong xanh là từ đồng nghĩa.
c) Đậu trong thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành là từ đồng âm.
- 1 HS đọc.
- Viết các từ tìm được ra giấy nháp. Trao đổi với nhau về cách sử dụng từ của nhà văn.
+ Từ đồng nghĩa với từ tinh ranh : tinh nghịc, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi,
+ Từ đồng nghĩa với từ dâng: tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa,
+ Từ đồng nghĩa với từ êm đềm : êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm,
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
a) Có mới, nới cũ
b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 17 Tiết 34 Ngày dạy :
ÔN TẬP VỀ CÂU
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Tìm được 1câu hỏi, 1câu kể, 1câu cảm, 1câu khiến và nêu được dấu hiệu của mõi kiểu câu đó.
-Phân loại được các kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?.Xác định đúng các thành phần : Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết sẵn nội dung sau :
 CÁC KIỂU CÂU
Chức năng
Các từ đặc biệt
Dấu câu
Câu hỏi
Câu kể 
Câu khiến
Câu cảm
Dùng để hỏi về điều chưa biết 
Dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm
Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn.
Dùng để bộc lộ cảm xúc
Ai, gì, nào, sao, không,
 Hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị,
Oâi, a, ôi chao, trời, trời đất,
Dấu chấm hỏi.
Dấu chấm.
Dấu chấm than, dấu chấm.
Dấu chấm than.
 CÁC KIỂU CÂU KỂ
Kiểu câu kể 
Vị ngữ 
Chủ ngữ 
Ai làm gì? 
Ai thế nào? 
Ai là gì?
Trả lời câu hỏi Làm gì? 
Trả lời câu hỏi Thế nào?
Trả lời câu hỏi Là gì?
Trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì?).
Trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì?).
Trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì?).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
30ph
1’
29’
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS lên bảng đặt câu có từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Gọi nhóm trình bày, GV cùng cả lớp nhận xét.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ về các kiểu câu và gọi HS đọc.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cáh làm bài :
+ Viết riêng từng câu kể trong mẫu chuyện. Xác định kiểu câu kể đó.
+ Xác định CN, VN, TN trong từng câu.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
- Hỏi : 
Có những kiểu câu kể nào? Chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho câu hỏi nào?
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung về các loại câu kể và gọi HS đọc.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc kĩ lại bài và ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị thi HKI.
-Nhận xét : 
- 3 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS trao đổi theo nhóm và làm vào giấy khổ to.mỗi nhóm một kiểu câu.
Câu hỏi : 
+ Nhưng vì sao cóp bài của bạn cháu?
+ Nhưng cũng bạn cháu cóp bài của cháu?
Dấu hiệu : cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu kể :
+ Cô giáo phàn nànhọc sinh :
+ cháu nhà chị của bạn.
Dấu hiệu : câu dùng để kể sự việc.
Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm :
+ Thế thì đáng buồn quá!
+ Không đâu!
Dấu hiệu : câu bộc lộ cảm xúc.
Trong câu có các từ quá, đâu.
Cuối câu có dấu chấm than.
Câu khiến :
Em hãy cho biết đại từ là gì?
Dấu hiệu : câu nêu yêu cầu, đề nghị.
Trong câu có từ hãy.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS làm bài theo nhóm.
1. câu kể Ai làm gì?
Cách đây không lâu, lãnh đạo  nước Anh
 TN CN
 đã quyết định  không chuẩn.
 VN
+ Oâng chủ tịch Hội đồng thành phố tuyên
 CN
 bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. 
 VN
2. Câu kể Ai thế nào?
+ Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi (TN) công chức (CN) sẽ bị phạt 1 bảng (VN).
+ Số công chức trong thành phố (CN) khá đông (VN).
3. Câu kể Ai là gì ?
+ Đây (CN) là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh(VN).
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_1617.doc