I. KTBC :
- Bài tập 1, 3 (tiết trước)
II. Bài mới :
- Nêu mục tiêu bài học.
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 :
+ Yêu cầu đọc lại khổ thơ. Xếp các từ
trong khổ thơ vào bảng phân loại.
- Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu
cấu tạo từ trong bảng phân loại.
Bài tập 2 : Các từ trong mỗi nhóm có mối
quan hệ như thế nào ?
Bài tập 3 :
Bài tập 4 : Tìm từ trái nghĩa thích hợp.
III. Củng cố, dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
Tuần 17 Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009 Luỵện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ A. Mục tiêu : Tìm và phân loại được từ đơn và từ phức ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ; từ đồng âm và từ nhiều nghĩa theo yêu cầu các btập trong sgk. B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. C. Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS I. KTBC : - Bài tập 1, 3 (tiết trước) II. Bài mới : - Nêu mục tiêu bài học. 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 : + Yêu cầu đọc lại khổ thơ. Xếp các từ trong khổ thơ vào bảng phân loại. - Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại. Bài tập 2 : Các từ trong mỗi nhóm có mối quan hệ như thế nào ? Bài tập 3 : Bài tập 4 : Tìm từ trái nghĩa thích hợp... III. Củng cố, dặn dò : + Nhận xét tiết học. - 2 HS - HS làm vở BT, nêu kết quả. Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Từ trong khổ thơ hai, bước, đi, trên, cát, biển, con,... Cha con, mặt trời, chắc nịch rực rỡ, lênh khênh Từ tìm thêm VD : nhà, cây, lá, hoa,... VD: trái đất, sầu riêng, VD: lao xao, xa xa,... - HS trao đổi nhóm đôi và trả lời : a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống : là từ nhiều nghĩa b) trong veo, trong vắt, trong xanh : là những từ đồng nghĩa . c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành : là những từ đồng âm. - HS trao đổi trong nhóm. + Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ma lanh,... + Các từ đồng nghĩa với dâng là hiến, nộp, cho, biếu, tặng,... + Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm,... - HS thi nhau trả lời : ...mới ...cũ / xấu...,đẹp... /mạnh..., yếu... Tuần 17 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009 Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ CÂU A. Mục tiêu : -Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (bt1). -Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bt2. B. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ. Phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. KTBC : Bài 1, bài 3/166 II. Bài mới : * Nêu mục tiêu bài học. 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 : - Cho HS nêu tác dụng của từng loại câu : câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm ? - Cho HS nêu dấu hiệu nhận ra từng loại kiểu câu đó ? Cho VD. Bài 2 : - Treo bảng phụ. - Cho HS nêu phần ghi nhớ. - HS phân loại các kiểu câu - Cho HS xác định TN,CN,VN của từng câu trong đoạn văn. - Chấm bài ,chữa bài cho HS. III. Củng cố, dặn dò : *Về nhà làm bài 2 - Bài sau : Ôn tập để kiểm tra cuối kì - 2 HS - HS tiếp nối nhau trả lời . - HS giỏi đọc bài Nghĩa của từ “cũng” và cả lớp làm bài vào vở theo yêu cầu. Ví dụ : + Câu kể : Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn,... + Câu hỏi : Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ?... + Câu cảm : Thế thì đáng buồn quá!,... + Câu cầu khiến : Em hãy cho biết đại từ là gì ? - HS làm bài vào vở BT. + Ai làm gì ? – Cách đây không lâu,/ lãnh đạo Hội đồng thành phố...ở nước Anh // đã quyết định phạt tiền ... + Ai thế nào ? - Số công chức trong thành phố // quá đông,... + Ai là gì ? – Đây //là biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của nước Anh . Tuần 18 Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3) A. Mục tiêu : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. B. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, bút dạ C. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : * Hướng dẫn HS ôn tập : - Treo bảng phụ ghi bảng tổng kết vốn từ về môi trường. - Cho học sinh làm vào vở. - Chấm bài. TỔNG KẾT VỐN TỪ VỀ MÔI TRƯỜNG Sinh quyển (môi trường động, thực vật) Thủy quyển (môi trường nước) Khí quyển (môi trường kh/khí) Các sự vật trong môi trường * Rừng, con người, thú (hổ, báo, chồn, khỉ, vượn, hươu, nai, rắn, thằn lằn, dê, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng ,), chim (cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điểu,), cây lâu năm (lim, gụ, sếu, táu, thông,), cây ăn quả (cam, quýt, xoài, chanh, mận, mít, na,), cây rau (rau muống, cải cúc), cỏ * Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch, * Bầu trời,vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu, Những hành động bảo vệ môi trường * Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn, bằng điện, chống săn bắn thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã. * Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp, * Lọc khói CN, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí, * Củng cố,dặn dò : - Cho học sinh chơi trò chơi xì điện. - Tiếp tục ôn để kiểm tra cuối kì - Bài sau : Ôn tiết 4 ²²²²² Tuần 18 Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2009 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 6) A. Mục tiêu : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi bt2 B. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, bút dạ C. Các hoạt động dạy-học : 1/ Hướng dẫn HS ôn tập * Cho HS đọc bài : “Chiều biên giới” * Cho HS đọc câu a, b, c, d ở SGK, nêu miệng, cho HS làm vào vở. Đáp án : a/ Đồng nghĩa với biên cương là biên giới b/ Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển. c/ Những đại từ xưng hô trong bài thơ là : em, ta d/ Miêu tả hình ảnh mà câu thơ “ lúa lượn bậc thang mây” gợi ra. Ví dụ : Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. 2/ Củng cố,dặn dò: - Về nhà làm tiếp phần d vào vở ²²²²²
Tài liệu đính kèm: