Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh

 3. Bài mới

3.1. Giới thiệu – ghi tựa

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Cho HS hoạt động theo nhóm.Mỗi nhóm 10 bạn thi tiếp sức viết từ vào đúng cột, mỗi em viết 1 từ.Đội nào xong trước , viết được nhiều từ đúng là thắng cuộc.

- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Cho HS hoạt động theo nhóm.

doc 16 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 11 Ngày dạy :
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu,tiếng hợp và biết xếp vào nhóm thích hợp theo yêu cầu Bt1,BT2.
-Biết đặt câu với 1từ ,1 thành ngữ theo yêu cầu BT3,Bt4 (Hs K-G đặt 2-3 câu với 2-3 thành ngữ ,tục ngữ)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
Ổn định
Bài cũ
- Thế nào là từ đồng âm.
- Gọi 2 HS nêu một số ví dụ về từ đồng âm, đặt câu với những từ đồng âm đó.
- GV nhận xét- ghi điểm.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Cho HS hoạt động theo nhóm.Mỗi nhóm 10 bạn thi tiếp sức viết từ vào đúng cột, mỗi em viết 1 từ.Đội nào xong trước , viết được nhiều từ đúng là thắng cuộc.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Cho HS hoạt động theo nhóm. 
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
1.a) Hữu có nghĩa là bạn bè : hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b) Hữu có nghĩa là có : hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
+ Hữu nghị : tình cảm thân thiện giữa các nước.
+ Chiến hữu : bạn bè thân thiết.
+ Hữu hảo : tình cảm bạn bè thân thiện
+ Bằng hữu : tình bạn thân thiết.
+ Bạn hữu : bạn bè thạn thiết.
+ hữu ích : có ích.
+Hữu hiệu : có hiệu quả.
+ Hữu tình : Có sức hấp dẫn, có tình cảm.
+ Hữu dụng : dùng được việc.
2a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn) : hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
2ph
Mỗi nhóm 10 bạn thi tiếp sức viết từ vào đúng cột, mỗi em viết 1 từ.Đội nào xong trước , viết được nhiều từ đúng là thắng cuộc.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS nối tiếp nhau đặt câu, GV chú ý sửa lỗi dùng từ,diễn đạt cho từng HS.
- Cho HS làm bài vào vở.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS hoạt động nhóm theo yêu cầu: Đọc, tìm hiểu nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó.
- Gọi từng nhóm phát biểu,nếu HS giải thích chưa đúng thì GV giải thích.
+ Bốn biển một nhà : người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình.
+ kề vai sát cánh : sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
+ Chung lưng đấu sức : hợp sức với nhau lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc.
- Cho HS viết câu của mình vào vở.
4. Củng cố- dặn dò
- Về học thuộc các câu thành ngữ, đặt thêm câu (khác với những câu đã làm ở lớp) và chuẩn bị cho bài tiết sau Dùng từ đồng âm để chơi chữ.
Nhận xét :
b). Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó” : hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
3). Đặt câu.
- HS tiếp nối nhau đặt câu.
+ Ba em và bác ấy là chiến hữu.
+ Tình bằng hữu thật thiêng liêng.
+ Em và Lan là bạn hữu.
+ Phong cảnh nơi đây thật hữu tình.
+ Cái áo này thật hữu dụng.
4) Đặt câu.
+ Tất cả anh em trên thế giới đều là anh em bốn biển một nhà.
+ Chúng tôi luôn kề vai sát cánh trong mọi việc.
+ Họ chung lưng đấu sức, sướng khổ cùng nhau trong mọi khó khăn, thử thách.
+ Bố mẹ tôi luôn chung lưng đấu sức xây dựng gia đình.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 6 Tiết 12 Ngày dạy :
 DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Bước đầu biết hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ.(ND ghi nhớ)
-Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồmg âm để chơi chữqua một số ví dụ cụ thể(BT1,mục III);đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu càu BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bài tập 1 viết sẵn trên bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
Ổn định
Bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt câu với 1 thành ngữ ở bài 4 tiết trước.
- GV nhận xét- ghi điểm.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu HS đọc phần nhận xét
- Cho HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV gợi ý :
+ Tìm từ đồng âm trong câu.
+ Xác định các nghĩa của từ đồng âm đó.
- Gọi HS phát biểu.
- Hỏi : 
+ Thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ ?
+ Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì ?
3.3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
3.4. Luyện tập
Bài 1(K _G đặt 2-3 câu)
- Gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS hoạt động nhómtheo hướng dẫn :
+ Đọc kĩ các câu.
+ Tìm từ đồng âm trong từng câu.
+ Xác định nghĩa của các từ đồng âm trong câu đó để tìm các cách hiểu khác nhau.
- Gọi HS trình bày kết quả.
-Kết luận : Dùng từ đồng âm đề chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hằng ngày tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người nghe, chẳng hạn câu con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa có thể hiểu theo 2 cách :
+ Con ngựa thật đá con ngựa bằng đá, con ngựa bằng đá không đá con ngựa thật.
+ Con ngựa bằng đá đá con ngựa bằng đá con ngựa bằng đá không đá con ngựa thật.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
4. Củng cố- dặn dò
- Về học thuộc ghi nhớ, đặt thêm câu về từ đồng âm để chơi chữ(khác với những câu đã làm ở lớp) và chuẩn bị cho bài tiết sau Từ nhiều nghĩa.
Nhận xét :
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 1 HS đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận 2 câu hỏi trong SGK.
- HS trả lời :
Câu “Hổ mang bò lên núi”
1.Có thể hiểu theo 2 cách :
+ Con rắn hổ mang đang bò lên núi.
+ Con hổ đang mang con bò lên núi.
2. Có nhiều cách hiểu như vậy vì người viết đã dùng từ đồng âm : hổ, mang, bò.
+Là dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa.
+ Tạo ra những câu nói nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người nghe.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ.
1. Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ ?
HS hoạt động theo nhóm.
- HS trình bày kết quả. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu.
+ Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định; đậu trong xôi đậu là đậu để ăn. Bò trong kiến bò là hoạt động của con kiến, còn bò trong thịt bò là con bò.
+ Tiếng chín thứ 1 là tinh thông, tiếng chín thứ 2 là số 9.
+ Tiếng bác thứ 1 là từ xưng hô, tiếng bác thứ 2 là làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi thứ 1 là 1 từ xưng hô, tiếng tôi thứ 2 là hoạt động đổ vôi sống vào nước để làm cho tan.
+ Đá 2 và 3 là khoáng vật làm vật liệu. Đá 1 và 4 là hoạt động đưa chânvà hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương.
2. Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.
+ Chị Nga đậu xe lại mua cho em gói xôi đậu.
+ Con bé bò quanh mẹt thịt bò.
+ Bác ấy là người chín chắn, đừng vội bác bỏ ý kiến của bác ấy.
+ Bé đá con ngựa bằng đá.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 7 Tiết 13 Ngày dạy :
TỪ NHIỀU NGHĨA
I.MỤC TIÊU
Giúp HS hiểu :
-Nắm được kiến thước sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ)
-Nhận biết được từ mang nghĩa gốc,từ mang nghõa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.(BT1,mục III);tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật(BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bài tập 1,2 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảngđặt câu với cặp từ đồng âm mà em biết.
- Gọi HS dưới lớp đọc các câu văn có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.
- GV nhận xét- ghi điểm.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS dùng bút chì nối từ với nghĩa thích hợp.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại nghĩa của từng từ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
GV : Các nghĩa mà các em vừa xác định được là nghĩa gốc của mỗi từ.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc câu của mình.
1. Tìm nghĩa cột B thích hợp với cột A
A
B
Răng
Phần xương cứng màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.
Mũi 
Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống dùng để thở và ngữi.
Tai 
Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.
2. Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1?
+ Răng của chiếc cào không nhai được như răng người và động vật.
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngữi được.
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được .
2ph
- - Gọi HS phát biểu.
GV : Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai. Ta gọi đó là nghĩa chuyển.
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
+ Thế nào là nghĩa gốc ?
+ Thế nào là nghĩa chuyển ?
3.3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3.4. Luyện tập
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập và gọi 1 HS lên bảnglàm bài, cả lớp làm vào vở.
- Nhắc HS gạch 1 gạch dưới từ mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ mang nghĩa chuyển.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
Bài 2 (Hs K-G làm hết)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài tập theo nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò
- Về học thuộc ghi nhớ, tìm thêm một số từ nhiều nghĩa và chuẩn bị bài Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
Nhận xét :
3.N ... BT4
* Gfiáo dục ,bồi dưỡng tình yêu quý ,gắn bó với môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bài tập 1,2 viết sẵn trên bảng lớp.
 Từ điển học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái lời giải nghĩa thích hợp.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.(lồng ghép giáo dục MT)
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi
- Gọi 1 HS lên làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Cho HS nêu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.(K –G)
- Cho HS học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ trên.
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS hoạt động theo nhóm và ghi nội dung thảo luận vào giấy khổ to.
- Gọi nhóm trình bày.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. .(lồng ghép giáo dục MT)
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS hoạt động theo nhóm và ghi nội dung thảo luận vào giấy khổ to.
- Gọi nhóm trình bày.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò.
- Về nhà ghi nhớ các từ ngữ miêu tả không gian, sóng nước, học thuộc các thành ngữ, tục ngữ và chuẩn bị bài Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
-Nhận xét : 
- 2 HS lên bảng tìm từ.
- HS trả lời.
1. Dòng nào giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên ?
- Chọn ý b) Tất cả những gì không do con người tạo ra.
- Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ những từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
a) Thác - ghềnh.
b) Gió – bão.
c) Nước – mòn.
d) Đất – đất.
a) Lên thác xuống ghềnh : Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
b) Góp gió thành bão : tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
c) Nước chảy đá mòn : Kiên trì , nhẫn nại sẽ thành công.
d) Khoai đất lạ, mạ đất quen : khoai phải trồng ở đất lạ, mạ phải trồng ở đất quen mới tốt.
- Tìm từ ngữ miêu tả không gian, đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được.
a) Tả chiều rộng : bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang,
b) Tả chiều dài (xa) : Tít tắp, tít, tít mù khơi, thăm thẳm,
c) Tả chiều cao : chót vót, vòi vọi, cao vút,
d)( Hs K-G)
Tả chiều sâu : Hun hút, thăm thẳm,
- Cánh đồng lúa rộng bao la.
- Cột cờ cao vời vợi.
- Ngọn núi cao chót vót.
- Lỗ khoan sâu hoắm.
- Tìm từ ngữ miêu tả sóng nước, đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được.
a) Tả tiếng sóng : ì ầm, ầm ầm, rì rào, ì oạp, lao xao,..
b) Tả làn sóng nhẹ : lăn tăn, dềnh, lửng lơ, bò lên,
c) Tả đợt sóng mạnh : cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào,
- Tiếng sóng vỗ lao xao ngoài sông.
- Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền.
- Sóng điên cuồng gào thét.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 8 Tiết 16 Ngày dạy :
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I.MỤC TIÊU
* Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm trong số các từ nêu ở BT1.
* Hiểu nghĩa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa(BT2);. đặt câu để phân biệt nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bài tập 1,2 viết sẵn trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về 2 từ đồng âm và đặt câu để phân biệt 2 từ đồng âm.
- Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS hoạt động theo nhóm.
- Gọi nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét.
Bài 3 (K-G đặt câu với mỗi tính từ)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò.
- Về nhà ghi nhớ các từ ngữ miêu tả không gian, sóng nước, học thuộc các thành ngữ, tục ngữ và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
-Nhận xét : 
- 2 HS lên bảng tìm từ.
- HS trả lời.
- Trong các từ in đậm , những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa.
a) Chín 1 và 3 làtừ nhiều nghĩa. Chín 2 là từ đồng âm.
b) Đường 2 và 3 là từ nhiều nghĩa. Đường 1 là từ đồng âm.
c) Vạt 1 và 3 là từ nhiều nghĩa. Vạt 1 là từ đồng âm.
- Trong mỗi câu thơ, câu văn từ Xuân được dùng với nghĩa như thế nào?
- Xuân 1 : là mùa xuân
- xuân 2 : tươi đẹp
- Xuân 3 : Tuổi
- Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ .
a) Cao
- Bạn Nga cao nhất lớp tôi.
- Mẹ tôi thường mua hàng Việt Nam chất lượng cao.
b) Nặng
- Bố tôi nặng nhất nhà.
- Bà ấy ốm rất nặng.
c) Ngọt
- Cam đầu mùa rất ngọt.
- Cô ấy ăn nói ngọt ngào, dễ nghe.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 9 Tiết 17 Ngày dạy :
MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN
I.MỤC TIÊU
* Tìm được một số từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa trong mẫu chuyện Bầu bầu trời mùa thu (BT1,BT2)
* Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương ,biết dùng từ ngữ ,hình ảnh so sánh ,nhân hóa khi miêu tả.
* Bồi dưỡng tình cảm yêu quý,gắn bó với môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to, bút lông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ.
- Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc mẫu chuyện Bầu trời mùa thu.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi
- Gọi HS nêu kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.2 HS làm vào giấy khổ to.
- Gọi HS viết giấy khổ to dán lên bảng, gọi HS khác nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
- Về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài Đại từ.
-Nhận xét : 
- 2 HS ø trả lời.
- 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn.
HS 1 : Tôi cùng bọn trẻ mệt mỏi.
HS 2 : Những em khác  ở nơi nào.
- Tìm từ ngữ tả bầu trời  những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh ? những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hóa ?
+ Những từ ngữ thể hiện sự so sánh :
 Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa :mệt mỏi trong ao được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng / buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
+ Những từ ngữ khác tả bầu trời : Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa / xanh biếc / cao hơn.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
- 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 9 Tiết 18 Ngày dạy :
ĐẠI TỪ
I.MỤC TIÊU
* Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ ,động từ ,tính từ(hoặc cụm danh từ ,cụm động từ ,cụm tính từ)trong câu để khỏi lặp.(ND ghi nhớ)
* Nhận biết được đại từ trong thực tế (BT1,BT2);bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần(BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Viết bài tập 2 , 3 vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh đẹp quê em hoặc nơi em sinh sống.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn?
- Từ nó dùng để làm gì?
Kết luận : Các từ tớ, cậu nó là đại từ, dùng để xưng hô, để tránh lặp từ ở câu thứ hai.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi
- Gọi HS nêu kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
- Thế nào là đại từ ? đại từ dùng để làm gì ?
3.3. Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc những từ in đậm.
- Những từ in đậm đó dùng để chỉ ai ?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảnglàm bài, HS dưới lớp làm vào vở (dùng bút chì gạch dưới các đại từ).
- Gọi HS nêu kết quả
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS hoạt động nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị ôn tập thi GKI.
-Nhận xét : 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam.
- Dùng để thay thế cho chích bông ở câu trước.
+ Từ vậy thay thế cho từ thích. Cách dùng ấy giống ở bài tập 1 là tránh lặp từ.
+ Từ thế thay thế cho từ quí.Cách dùng ấy giống ở bài tập 1 là tránh lặp tư øở câu tiếp theo.
- HS trả lời.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
+ Những từ in đậm : Bác, Người, Oâng cụ, Người, Người, Người. Dùng để chỉ người. Viết hoa để tỏ thái độ tôn kính Bác.
- Những đại từ: mày, ông, tôi,cái diếc, tôi, ông, nó.
- Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ.
- HS trao đổi nhóm đôi.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_6_den_tuan_9_tran_the_kha.doc