Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 39: mở rộng vốn từ: công dân

Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 39: mở rộng vốn từ: công dân

LUYệN Từ Và CÂU:

Mở rộng vốn từ: Công dân

I. Mục tiêu, yêu cầu

1- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.

2- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.

II. Đồ dùng dạy học

- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5, tập 2 ( nếu có)

- Phô tô một vài trang từ điển liên quan đ ến nội dung bài học.

- Bút dạ + giấy kẻ bảng phân loại.

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A.Kiểm tra bài cũ: Cách nối các vế câu ghép.

- Kiểm tra 2 HS.

- GV nhận xét, cho điểm

 - HSKG lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước, chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 39: mở rộng vốn từ: công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39	 LUYệN Từ Và CÂU:
Mở rộng vốn từ: Công dân
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
2- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5, tập 2 ( nếu có)
- Phô tô một vài trang từ điển liên quan đến nội dung bài học.
- Bút dạ + giấy kẻ bảng phân loại.
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: Cách nối các vế câu ghép.
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét, cho điểm
- HSKG lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước, chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
 Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em tiếp tục được mở rộng vốn từ Công dân. Từ đó, các em biết cách dùng những từ ngữ thuộc chủ điểm công dân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày.
- HS lắng nghe
2.Làm BT
 HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1:7’
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1, đọc 3 câu a, b, c.
- GV giao việc: 
• Các em cần đọc 3 câu a, b, c.
• Khoanh tròn trước chữ a, b hoặc c ở câu em cho là đúng.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
ý đúng: Câu b 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT 2: 10’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc: 
 • Đọc kỹ các từ đã cho.
 • Đọc kỹ 3 câu a, b, c.
 • Xếp các từ đã đọc vào 3 nhóm a, b, c sao cho đúng.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu + bút dạ cho 3 HS làm bài
- Cho HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ Công có nghĩa là : của Nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.
b/ Công có nghĩa là “ không thiên vị”: công bằng, công lí, công minh, công tâm.
c/ Công có nghĩa là “thợ khéo tay”: công nhân, công nghiệp.
(GV cũng có thể kẻ bảng để phân nhóm)
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3: 6’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: 
 • Đọc các từ BT đã cho.
 • Tìm nghĩa của các từ.
 • Tìm từ đồng nghĩa với công dân.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bài kết quả.
- 1 HS* đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK 
– Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HSTB đọc to, lớp đọc thầm.
- 3 HSTB làm bài vào phiếu.
- HS còn lại làm bài vào giấy nháp (tra từ điển để tìm nghĩa của các từ đã cho).
- 3 HS làm bài váo giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS trình bày miệng bài làm của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân ( hoặc cặp); tra từ điển để tìm nghĩa các từ; tìm từ đồng nghĩa với từ công dân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4: 7’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc:
 • Các em đọc câu nói của nhân vật Thành
 • Chỉ rõ có thay thế từ công dân trong câu nói đó bằng các từ đồng nghĩa được không?
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng:
 • Trong câu văn đã cho, không thay thế từ công dân bằng từ đồng nghĩa được vì từ công dân trong câu có hàm ý “ người dân một nước độc lập”, khác với từ nhân dân, dân, dân chúng.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo cặp.
- Đại diện cặp phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS làm bài tốt.
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm công dân để sử dụng tốt trong nói và viết.
- HS lắng nghe.
	Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 39.doc