Giáo án Mĩ thuật 5

Giáo án Mĩ thuật 5

I. Mục tiêu:

 - Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động.

 - Biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.

 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật.

II. Chuẩn bị:

 - SGK, tranh ảnh các con vật

 -Đất nặn, bảng con giấy báo.

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5: 	MĨ THUẬT
BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động.
	- Biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.	
	- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị:
	- SGK, tranh ảnh các con vật 
	-Đất nặn, bảng con giấy báo...
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
1. KTBC
(3-4p)
- Chấm điểm bài thực hành vẽ khối hộp và khối cầu.
- Nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B
- 4-5 HS nộp bài .
2. Bài mới.
(15-18p)
a. Giới thiệu bài (1p).
- GV giới thiệu bài – ghi bảng: Nặn con vật quen thuộc.
b.Quan sát - nhận xét (3-5P)
- Ch HS quan sát các tranh ảnh về các con vật
+H: Kể tên các con vật trong tranh ? mỗi con vật có những bộ phận nào?
+H: Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về hình dáng giữa các con vật?
+H: Ngoài các con vật trong tranh ảnh, em còn biết những con vật nào nữa?
- Yêu cầu HS nêu tên con sẽ chọn để nặn, con vật đó có những đặc điểm, màu sắc gì?
- Gọi HS trả lời, GV hướng dẫn cách nặn:
+ Nhớ lại hình dáng đặc điểm con vật sẽ nặn 
+ Chọn màu đất nặn cho con vật 
+ Nhào kĩ đất cho mềm,dẻo trước khi nặn 
+ Có thể nặn theo hai cách : Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại hoặc nhào đất theo một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính của con vật hoàn chỉnh
 ( Tạo dáng đi, đứng , chạy, nhảy...)
- Cho HS quan sát con vật đã được chuẩn bị.
c.Thực hành.(13-15p)
-Yêu cầu HS nặn con vật ưa thích.
- Nhắc HS giữ vệ sinh chung, không nhào đất trực tiếp lên mặtt bàn
- GV theo dõi giúp đỡ những HS cong lúng túng chưa xácdịnh dược các bộ phận của con vật sẽ nặn, tỉ lệ giữa các bộ phận...
* Tiêu chí đánh giá;
+Nặn được con vật ưa thíc, cân đối giữa các bộ phận, tạo được đúng dáng của con vật ( đi , nằm, chạy, nhảy.....)
- Yêu cầu HS trưng bày bài theo nhóm con vât, gọi HS nhận xét – GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B.
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- Quan sát tranh, nêu tên các con vật trong tranh.
- Đại diện, một số HS nêu đặc điểm các con vật.
- HS nêu con vật sẽ chon để nặn.
- Lắng nghe.
- HS nặn theo nhóm.
- 3-4 HS nhắc lại tiêu trí đánh giá, trình bày bài theo nhóm.
- Nhận xét – đánh giá bài của bạn.
3. Củng cố - dặn dò.
(2-3p)
- Nhắc lại bài học, các bước tiến hành nặn con vât.
+ H: Khi nặn cần lưu ý giữ vệ sinh như thế nào?
- Nhắc chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí.
- Nhận xét – đánh giá tiết học; Vệ sinh tay.
-----------------------------------o0o------------------------------------
TUẦN 6: MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ : VẼ HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. Mục tiêu: 
	- HS nhận biết được vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục 
	- HS biết cách vẽ và vẽ được hoạ tiết đối xứng qua trục.
	- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết đối xứng trang trí.
II. Chuẩn bị:
	- Một số bài có hoạ tiết đối xứng qua trục.
	- Vở thực hành, bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
(4-5p)
- Chấm điểm bài thực hành “Nặn con vật ”.
- Nhận xét – đánh giá bài làm của học sinh.
- 3-4 HS chưa hoàn thành bài ở tiết trước nộp bài để GV đánh giá
2. Bài mới.
(18-20p)
a. Giới thiệu bài. (1p).
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
b. HĐ1: Quan sát nhận xét
-GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng phóng to và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Họa tiết hình này giống hình gì? 
+ Họa tiết nằm trong khuôn hình nào? 
+ So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục .
- Gọi HS trả lời. GV kết luận: Các họa tiết này có cấu tạo đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau.
*HĐ 2: Cách vẽ
-Cho HS xem hình gợi ý SGK, nêu nhận xét vè cách vẽ các hoạ tiết đối xứng qua trục.
- GV kết luận:
+ Vẽ hình chung và kể đường trục chính.
+ Vẽ phá những nét chính của hoạ tiết.
+ Vẽ chi tiết và sửa hình cho cân đối.
+ Vẽ màu theo ý thích. Các phần đối xứng nhau của hoạ tiết cần được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
*HĐ3: Thực hành
- Cho HS thực hành vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc.
- HS thực hành - GV quan sát hướng dẫn bổ sung.
- Nhắc HS chọn hoạ tiết đơn giản.
-HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- HS quan sát hình minh họa, thảo luận theo nhomsb trả lời các câu hỏi để nắm được đặc điểm của cách trang trí đối xứng qua trục.
- HS thảo luận nêu cách vẽ đối xứng qua trục.
- 3-4 HS nhắc lại cách vẽ.
- HS chọn họa tiết và trang trí trong vở thực hành mỹ thuật
3. Củng cố
dặn dò
(3-5p)
* GV chọn một số bài hoàn thành để nhận xét và đánh giá, nêu điều đạt được và chưa đạt được trong bài vẽ.
- Nhắc những HS chưa thực hiện xong tiếp tục hoàn thành ở nhà.
- Nhắc chuẩn bị bài sau: 
-Nhận xét – đánh giá tiết học.
--------------------------o0o-------------------------
TUẦN 7: MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
	- Hs hiểu biết về an toàn giao thông và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
	-Vẽ được tranh về an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
	- Giáo dục hs có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh về an toàn giao thông, một số biển báo giao thông, bài vẽ của hs lớp trước.
	- SGK, Vở tập vẽ, bút màu
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
( 3-5p)
- Chấm điểm bài thực hành: vẽ đối xứng qua trục .
- Gv nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B.
-3-4 HS nộp bài để GV đánh giá
2. Bài mới.
(20-22p)
a. Giới thiệu bài ( 1p).
- GV giới thiệu bài – ghi bảng: Vẽ tranh : Đề tài an toàn giao thông.
b. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung đề tài.(4-6p)
- Cho HS quan sát tranh ảnh về an toàn giao thông, gợi ý để HS nhận xét về:
+ Cách chọn nội dung về đề tài an toàn giao thông.
+ Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này.
+ Khung cảnh chung. .
+ Nêu những hình ảnh đúng hoặc sai về an toàn thông ở tranh ảnh, từ đó tìm được nội dung cụ thể để vẽ các hình ảnh để vẽ tranh.
c. Cách vẽ tranh. (10-14p )
- Cho hs quan sát một số tranh trong SGK và đọc mục 2 /22.
- Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ tranh, GV kết luận:
+ Sắp xếp các hình ảnh: Người và phương tiện giao thông, cảnh vật cần có chính có phụ sao cho hợp lí, chặt chẽ và rõ nội dung.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. 
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
d.Thực hành – đánh giá(2-3p)
- Yêu cầu HS vẽ tranh vào Vở thực hành hoặc giấy A3.
- GV đính bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá:
+ Bài vẽ đúng nội dung đề tài : 3 đ.
+ Bố cục rõ ràng: 3đ.
+ Phối màu hợp lý: 3 đ.
+ Đặt được tên cho tranh: 1đ
- Hết thời gian thực hành, yêu cầu Hs đính bài vẽ theo nhóm. Gv nhận xét – đánh giá các bài theo 2 mức A hoặc B.
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- HS quan sát tranh mẫu, thảo luận M4 trả lời các câu hỏi gợi ý.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-1 HS đọc mục 2/22, lớp quan sát các tranh minh hoạ.
- 2-3 HS nêu cách vẽ.
- HS làm việc các nhân vẽ bài theo ý thích.
- Tham gia đánh giá - nhận xét – bài vẽ của bạn theo các tiêu chí.
3. Củng cố dặn dò.
(2-3p)
* Liện hệ thực tế: Khi tham gia giao thông tất cả mọi người và các phương tiện phải thược hiện đúng luật ATGT để tránh tai nạ cho bản thân và cho người khác.
- Nhắc tiếp tục hoàn thành bài thực hành; Chuẩn bị bài sau: Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- Nhận xét – đánh giá tiết học
-----------------------------------o0o----------------------------------
TUẦN 8 : MỸ THUẬT
VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I. Mục tiêu:	
	- Hs nhận biết được các vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ.
	- Hs biết cách vẽ và vẽ hình gần giống mẫu.
	- Hs thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ khác nhau
	- Hình gợi ý cách vẽ
	- Bài vẽ có dạng hình trụ, hình cầu của hs lớp trước.
	- SGK, giấy vẽ, bút chì tẩy....
III. Hoạt động trên lớp.
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
1.KTBC.
(3- 4p)
- GV đánh giá BT về nhà của tiết trước: Vễ tranh đề tài: An toàn giao thông.
- GV nhận xét đánh giá theo 2 mức: A hoặc B.
- 3-4 Hs nộp bài.
2. Bài mới.
(20-22p)
a. Gv giới thiệu bài: (1 p )
- Gv: Đưa một số mẫu hình trụ, hình cầu để giới thiệu bài- ghi bảng: Vẽ theo mẫu- Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu
b. Các hoạt động: 	
*HĐ1: Quan sát, nhận xét: ( 3-5 p )
- Gv giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ đã chuẩn bị để hs quan sát, tìm ra các đồ vật, các loại quả có dạng hình trụ, hình cầu.
- GV gợi ý hs cách trình bày mẫu sao cho bố cục đẹp 
*HĐ2: Hướng dẫn hs cách vẽ. (5-7p )
- GV yêu cầu hs quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho hs cách vẽ:
+ Các em so sánh giữa tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của mẫu, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu.
- GV vẽ lên bảng từng khối riêng biệt để gợi ý hs cách vẽ hình khối trụ và hình khối cầu.
* Vẽ hình khối trụ: 
Bước 1: Vẽ khung hình của khối hộp.
Bước 2. Xác định tỉ lệ các mặt của khối trụ .
Bước 3. Vẽ phác hình các mặt khối bằng nét thẳng.
Bước 4. Hoàn chỉnh hình.
* Vẽ hình khối cầu:
Bước 1: Vẽ khung hình của khối cầu là hình vuông
Bước 2. Vẽ các đường chéo và đường ngang, trục dọc của khung hình .
Bước 3. Lấy các điểm đối xứng qua tâm.
Bước 4. Dựa vào các điểm, vẽ các hình bằng nét thẳng rồi sửa thành nét cong đều.
- Gv gợi ý hs các bước tiếp theo.
+ So sánh giữa 2 khối về vị trí, tỉ lệ và đặc điểm để chỉnh sửa hình vẽ cho đúng hơn.
+ Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính: đậm, đậm vừa, đậm nhạt.
+ Hoàn chỉnh bài vẽ.
* HĐ3: Thực hành: ( 13-15 p)
- GV đặt mẫu để Hs vẽ- Lưu ý HS : + Khi vẽ hình, cần quan sát và so sánh để xác định đúng khung hình chung, khung hình riêng của mẫu.
+ Nhìn thấy mẫu ở hướng nào thì vẽ như thế.
- Nhắc hs chú ý bố cục sao cho cân đối; vẽ đậm nhạt đơn giản ( vẽ bằng 3 độ đậm nhạt chính).
- Gợi ý và giúp đỡ những HS còn lúng túng chưa Xác định được khung hình.
- Gv đánh giá một số bài để lấy cơ sở nhận xét.
- Hs nhắc lại ghi tên bài vô vở.
- Hs quan sát chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt của mẫu.
- Hs quan sát và nêu các bước vẽ từng khối ( Trụ và cầu ).
-Lắng nghe, 
- HS vẽ bài theo yêu cầu và gợi ý của GV. 
- Hs nộp bài để Gv đánh giá
3.Nhận xét - đánh giá.
( 3-4 p)
- Gv gợi ý, nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt, chưa tốt.
- yêu cầu HS nhắc lại quy trì ... tên bài, ghi vở
- Quan sát tranh minh hoạ.
- Lắng nghe .
- HS lần lượt nêu nội đề tài sẽ chọn để vẽ.
- HS quan sát các hình minh hoạ cách vẽ.
- 2-3 HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh.
- HS làm việc cá nhân, vẽ bài trong vở thực hành .
- Nhận xét bài vẽ cảu bạn theo các tiêu chí.
3. Củng cố dặn dò.
(2-3p)
- Nhắc nhứng HS chưa hoàn chỉnh bài vẽ tiếp tục hoàn thành ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu - Mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- Nhận xét – đánh giá tiết học.
---------------------------o0o---------------------
TUẦN 28: MĨ THUẬT:
VTM- MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU ( VẼ MÀU )
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu đặc điểm của mãu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp.
	- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu).
	- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hai mẫu vẽ khác nhau (hình dáng, màu sắc).
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	-Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ.
III. Các hoạt đông dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC.
( 3-5p)
- Đánh giá bài thực hành ở nhà: Tranh vẽ đề tài môi trường.
+ Kể tên các nội dung thuộc chủ đề môi trường có thể chọn để vẽ tranh? Khi vẽ tranh chủ đề môi trường cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặ B.
- 3-5 HS nộp bài đề đánh giá.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
2.Bài mới.
(20 - 22p )
a. Giới thiệu bài (1p)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
b.Quan sát, nhận xét. 
 GV bày mẫu vật và gợi ý các em nhận xét về:
- Tỉ lệ chung của mẫu vẽ.
- Vị trí của lọ, quả (ở trớc, ở sau, che khuất nhau, ...)
- Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả (cao, thấp, to, nhỏ)
- Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ hoa, quả. 
c. Cách vẽ.
 - GV hướng dẫn để HS nắm được cách vẽ theo các bước:
- Ước lợng chiều cao, chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung.
- Quan sát mẫu, ớc lợng và phác khung hình của lọ, hoa, quả.
- Tìm tỉ lệ bộ phận của lọ, hoa, quả.
- Vẽ phác hình từng vật mẫu bằng các nét thẳng.
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu.
- Xác định các mảng màu, đậm nhạt ở mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riêng.
* Cho HS xem hình gợi ý cách vẽ.
d.Thực hành vẽ và đánh giá.	
 -Yêu cầu HS vẽ bài vô vở thực hành. GV theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng trong bước phác khung hình và phân chia tỉ lệ của từng vật.
 - GV đính bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá: 
+ Bố cục: Hình vẽ cân đối hay không cân đối với tờ giấy.
+ Hình vẽ: Rõ đặc điểm, sát mẫu về tỉ lệ chung và tỉ lệ bộ phận.
+Vẽ màu hài hoà, không sử dụng quá nhiều màu. 	
 - GV nhận xét tuyên dương những bài vẽ hoà hảo.
-HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- HS quan sát mẫu vật, tranh mẫu và xác định hưỡng vẽ.
- 2-3HS nêu cách xác định tỉ lệ.
- HS lắng nghe, quan sát hình gợi ý.
- 3-4HS nêu các bước vẽ theo mẫu.
- HS vẽ bài vô vở thực hành Mỹ thuật.
- Đính bài vẽ theo vị trí nhìn thấy vật mẫu.
- 3-4HS tham gia nhận xét bài vẽ của bạn.
3. Củng cố dặn dò.
( 2-3p)
- Nêu các bước tiến hành vẽ theo mẫu? Để bài vẽ hoàn hảo cần chú ý điều gì?
- Nhắc chuẩn bị bài sau: Đất nặn, giấy báo cũ, thước kẻ, dao
- Nhận xét – đánh giá qtiết học
------------------------o0o-----------------------
TUẦN 29: MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI
I. Mục tiêu
	- Hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội.
	- Biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài. 	
	- Lồng ghép giáo dục lòng yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
	- Đất nặn và dụng cụ để nặn. 
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC.
(3-5p)
- Đánh giá bài thực hành vẽ theo mẫu (mẫu vẽ có hao hoặc 3 vật mẫu).
- GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B.
- 2-3HS nộp bài.
2. Bài mới.
(20 -22p)
a. Giới thiệu bài. (1p).
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng: Tập nặn tạo dáng: Đề tài ngày hội.
b.HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài.(5-6p)
- Yêu cầu HS kể một số lễ hội của địa phương .
- Đại diện một số HS nêu tên các lễ hội và các hoạt động chính của từng lễ hội đó.
c.HĐ 2: Cách nặn. (3-5)
- Cho HS quan sát đề tài đã nặn hoàn chỉnh - Yêu cầu HS nêu nội dung và các hình ảnh chính, phụ của đề tài được quan sát.
- Yêu cầu HS quan sát hình gợi ý ở SGK; nhắc lại kỹ thuật nặn đã được học ở tiết trước – GV chốt lại:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi đất
+ Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết.
+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài.
* HĐ 3: Thực hành - nhận xét.(10-12p)
- Yêu cầu HS nêu tên đề tài sẽ chọn để nặn; Tiến hành nặn theo nhóm .
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng trong việc xác định đề tài, các mảng chín phụ.
* GV đính bảng phụghi tiêu chí đánh giá
+Hình nặn rõ đặc điểm; Tạo dáng sinh động, phù hợp với các hoạt động; Sắp xếp các hình nặn rõ nội dung đề tài
- Hết thời gian , yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. Gv nhận xét – đánh giá, tuyên dương HS có bài nặn tốt.
- GV giới thiệu bài, ghi vở.
- HS kể tên các lễ hội ở địa phương mà các em biết.
- HS quan sát đề tài đã được GV chuẩn bị.
- Quan sát hình minh hoạ, đọc thông tin SGK, thảo luận theo cặp nêu cách nặn.
- HS lần lượt nêu tên đề tài sẽ chọn.
- HS nặn -tạo dáng theo nhóm.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- tham gia nhận xét sản phẩm của bạn
3. Củng cố 
- dặn dò.
(2-3p)
- Nhắc HS tiếp tục nặn và tạo dáng ở nhà ( đối với những HS chưa hoàn thành).
- Dặn chuẩn bị bài sau: Trang trí đầu báo tường.
- Nhận xét – đánh giá tiết học.
-----------------------------o0o-------------------------.
TUẦN 32:MỸ THUẬT
BÀI: VẼ THEO MẪU: VẼ TĨNH VẬT( VẼ MÀU)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết cách so sánh, quan sát nhận ra đặc điểm của vật mẫu.
	- HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng.
	- Hs yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
	- Một số tranh tĩnh vật của HS lớp trước; lọ hoa, quả khác nhau.
	- Hình gợi ý cách vẽ; SGK; vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC.
(3-5p)
- Châmá điểm bài thực hành ở nhà: Vẽ theo đề tài: Ước mơ của em.
- Gv nhận xét – đánh giá theo 2 mức A hoặc B.
- 3-5 HS nộp bài đẻ GV đánh giá.
2. Bài mới.
( 18-20p)
a. Giới thiệu bài. (1p).
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ theo mẫu- Vẽ tĩnh vật.
b.Quan sát nhận xét(2-3p)
 - GV giới thiệu một số bức tranh tĩnh vật tạo cho HS hứng thú với bài học
- Yêu cầu HS thảo luận N4 đề hiểu được khái niệm về tranh tĩnh vật
 - GV bày mẫu vẽ, Yêu cầu HS nêu nhận xét: 
+ Vị trí của các vật mẫu.
+ Chiều cao , chiều ngang của các vật mẫu
+ Hình dáng của ọ hoa, quả
+ Màu sắc và độ đậm nhạt ở mẫu.
c. Cách vẽ .(2-3p)
- GV đính hình gợi ý cách vẽ lên bảng. Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 99 và nêu cách bước tiến hành vẽ.
-GV kết luận: 
+Ước lượng chiều cao, chiều ngang của vật mẫu
+ Phác khung hình của lọ, hoa, quả.
+ Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ hình.
+ Vẽ màu theo cảm nhận.
d. Thực hành: (12-14p)
 - Yêu cầu HS vẽ bài vào vở.
 GV: Bao quát lớp, gợi ý, HD các em chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau, HD cụ thể để những HS còn lúng túng hoàn thành được bài.
* Đính bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá:
- Bố cục hài hoà, cân đối với trang giấy
- Hình vẽ cân đối giữa các bộ phận của từng vật mẫu.
- Màu sắc phù hợp, không sử dụng quá nhiều màu.
* GV nhận xét – tuyên dương bài vẽ hoàn hảo.
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- HS quan sát và thảo luận theo N4, nêu khái niệm về trah tĩnh vật, nhận xét về mẫu vật.
- Đại diện 3 nhóm trình bày trước lớp.
- 1 HS đọc thông tin SGK/ 99.
- HS quan sát tranh minh hoạ các bước tiến hành vẽ.
- 3 Nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- HS vẽ bài theo vị trí ngồi của mình với vật mẫu.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đánh giá theo tiêu trí.
3.Củng cố dặn dò.
(2-3p)
- Nhắc HS tiếp tục hoàn thành bài thực hành ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau: Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi.
- Nhận xét – đánh giá tiết học.
--------------------------o0o--------------------------
TUẦN 33: MỸ THUẬT:
TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi.
	- HS biết cách trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích
	- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị:
	- SGK, vở thực hành, bút chì, tẩy, thước kẻ, com pa, ê ke, màu vẽ,...
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
1.KTBC.
( 3-5 p)
- Đánh giá bài thực hành ở nhà: Vẽ theo mẫu - Vẽ tính vật .
- GV nhận xét – đánh giá theo 2 mức A hoặc B
- 2-3 HS nộp bài để đánh giá.
2. Bài mới.
(18-20p)
a. Giới thiệu bài. (1p)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
b.Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về trại, yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi:
+H: Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào? ở đâu? 
+H: Trại gồm có những phần chính nào?
+H: Những vật liệu cần thiết để dựng trại gồm những gì?	
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV tóm tắt: Vào dịp lễ, tết hay kỳ nghỉ hè, các trường thường tổ chức hội trại  Hội trại là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi và bổ ích. Một trại gồm có cổng trại và lều trại
c.Cách trang trí lều trại.
- Yêu cầu đọc mục 2/ 102 SGK, thảo luận cặp nêu cách trang trí trại.
- Đại diện một số cặp trả lời. GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ giúp HS nhận ra cách trang trí:
+ Trang trí cổng trại: Vẽ hình cổng, hàng rào ; Vẽ hình trang trí theo ý thích ; Vẽ màu 
+ Trang trí lều trại:Vẽ lều trại cân đối với phần giấy ; Trang trí theo ý thích.
d Thực hành :
- GV gợi ý cách vẽ hình và cách trang trí :
+ Tìm hình dáng chung cho cổng trại và lều trại
+ Vẽ màu theo theo ý thích, xong không nên sử dụng quá nhiều màu. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân , lựa chọn đề tài và vẽ bài trong Vở thực hành mỹ thuật.
- GV thu một số bài đánh giá .
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- HS quan sát tranh ảnh và lều trại; thảo luận N4.
- Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
- HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo cặp nêu cách trang trí lều trại.
- Đại diện 3-4 cặp trình bày kết quả.
- HS vẽ bài vào Vở thực hành mỹ thuật.
- 5-7 HS nộp bài để đánh giá.
3. Củng cố dặn dò.
( 2-3p)
+ H: Nêu các bước tiến hành trang trí lều trại ? 
+ Nhắc những HS chưa hoàn thành tiếp tục vẽ ở nhà; Dặn chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh đề tài tự chọn.
-Nhận xét – đánh giá tiết học. 
------------------------------o0o----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an My Thuat 5.doc