Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Tuần 11 đến tuần 18

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Tuần 11 đến tuần 18

MĨ THUẬT

Tiết 12: Vẽ tranh : Đề tài chú bộ đội Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục tiêu:

- Hs biết tìm, chọn nội dung đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Vẽ được tranh về Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa lá, vào trang trí các dạng bài tập.

- Yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv : Sưu tầm một số tranh về đề tài ngày 20 – 11.Hình gợi ý cách vẽ.

- Một vài bài của hs lớp trước.

- Hs: vở, bút màu, bút chì.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1/ Bài cũ: Ktra bài tiết trước - nhận xét.

• GTB

2/ Bài mới:

 * HĐ1: chọn nội dung đề tài.

 - MT: Hs biết chọn đúng đề tài về ngày nhà giáo Việt Nam.

- Gv giới thiệu vài gợi ý để hs nhận ra:

+ Tranh vẽ ngày 20 – 11 có những hình ảnh gì?

+ Hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ, màu sắc ra sao?

 * HĐ 2: Cách vẽ tranh.

 MT: Hs nắm được cách vẽ .

Gv giới thiệu tranh và gợi ý để hs nhận ra cách thể hiện nội dung

Hd hs cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Tuần 11 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT
Tiết 12: Vẽ tranh : Đề tài chú bộ đội Ngày Nhà giáo Việt Nam
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Hs biết tìm, chọn nội dung đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Vẽ được tranh về Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa lá, vào trang trí các dạng bài tập.
Yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Sưu tầm một số tranh về đề tài ngày 20 – 11.Hình gợi ý cách vẽ.
Một vài bài của hs lớp trước.
Hs: vở, bút màu, bút chì.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: Ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
 * HĐ1: chọn nội dung đề tài.
 - MT: Hs biết chọn đúng đề tài về ngày nhà giáo Việt Nam.
- Gv giới thiệu vài gợi ý để hs nhận ra:
+ Tranh vẽ ngày 20 – 11 có những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ, màu sắc ra sao?
 * HĐ 2: Cách vẽ tranh.
 MT: Hs nắm được cách vẽ .
Gv giới thiệu tranh và gợi ý để hs nhận ra cách thể hiện nội dung
Hd hs cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
HĐ 3: Thực hành
 MT: Hs vẽ được một bức tranh theo đề tài.
 - Gv gợi ý hs vẽ.
+ Tìm nội dung;
+ Vẽ hình ảnh chính.
+ Tìm hình ảnh khác phù hợp với nội dung tạo cho bố cục chặt chẽ.
 - Hs vẽ vào vở tập vẽ - theo dõi giúp đỡ.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
 MT: Hs dựa vào tiêu chí đánh giá được bài làm của bạn.
GV đính tiêu chí – hd hs đánh giá bài vẽ của bạn.
Hs nhận xét, bình chọn bài vẽ đẹp – tuyên dương.
3/ Cũng cố, dặn dò
Cho hs xem bài vẽ đẹp - về tiếp tục hoàn thiện
Chuẩn bị cho tiết sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
MĨ THUẬT
Tiết 13 : Vẽ trang trí: Trang trí cái bát
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Học sinh biết cách trang trí cái bát.
Trang trí được cái bát theo ý thích.
Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát qua trang trí.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.
Một cái bát không trang trí để so sánh.
Hình gợi ý cách vẽ.
Một vài bài của học sinh lớp trước.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu vài cái bát gợi ý để học sinh nhận biết:
+ Hình dáng các loại bát;
+ Các bộ phận của cái bát( miệng, thân và đáy bát).
+ Cách trang trí trên bát ( hoạ tiết, màu sắc, cách sắp xếp hoạ tiết ).
+ Học sinh tìm ra cái đẹp theo ý thích.
Hoạt động 2: Cách trang trí cái bát
Giáo viên giới thiệu hình gợi ý trang trí cái bát để học sinh nhận ra :
+ Cách sắp xếp hoạ tiết: Sử dung đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều...
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
Học sinh làm như đã hướng dẫn.
Giáo viên gọi ý:
+ Chọn cách trang trí 
+ Vẽ hoạ tiết;
+ Vẽ màu ( có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng). 
 - Học sinh vẽ vào vở tập vẽ.
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, dặn dò
Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
MĨ THUẬT 
 Tiết 14:Vẽ theo mẫu: Vẽ các con vật quen thuộc
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
 - Hs tập qs nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.
 - Biết cách vẽ và vẽ được con vật quen thuộc.
 - Hs yêu mến các con vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Gv : Chuẩn bị số tranh về các con vật ( chó, mèo, gà, bò, lợn...) Hình gợi ý cách vẽ
Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi..Một vài bài của hs lớp trước.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: Ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới: 
HĐ 1: Quan sát nhận xét
 MT: Hs biết quan sát, nhận xét được vật mẫu.
Gv giới thiệu hình một số con vật để hs nhận biết:
 + Tên các con vật
+ Hình dáng bên ngoài và các bộ phận: ( đầu, mình, chân, đuôi,...)
 + Hs tả lại đặc điểm một vài con vật ( hình dáng, các bộ phận chính, màu sắc...). 
+ Các bộ phận của cái bát( miệng, thân và đáy bát).
+ Cách trang trí trên bát ( hoạ tiết, màu sắc, cách sắp xếp hoạ tiết ).
HĐ 2: Cách vẽ con vật
 MT: Hs nắm được cách vẽ con vật.
Gv giới thiệu hình gợi ý trang trí cái bát để hướng dẫn hs:
Gv vừa vẽ vừa hd hs cách vẽ
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ 3: Thực hành
 MT: Hs vẽ được con vật theo ý thích.
Học sinh làm như đã hướng dẫn.
 	+ Hs vẽ vào vở tập vẽ. Gv theo dõi giúp đỡ.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá.
 MT: HS biết dựa vào tiêu chí đánh giá bài làm của bạn.
Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp
3/ Củng cố, dặn dò: Cho hs xem bài vẽ đẹp.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 .
 MĨ THUẬT 
 Tiết 15:Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn con vật
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
 - Hs nhận ra đặc điểm của con vật.
- Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.
- Học sinh yêu mến các con vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Gv : Chuẩn bị số tranh, ảnh và các bài tập nặn các con vật. 
- Hình gợi ý cách nặn.Đất nặn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: Ktra bài tiết trước - nhận xét
GTB
2/ Bài mới:
HĐ 1: Quan sát nhận xét
 MT: Hs biết quan sát, nhận xét được vật mẫu.
 - Gv giới thiệu tranh, ảnh hoặc các bài tập nặn để hs nhận biết:
 + Tên con vật
+ Các bộ phận của con vật: ( đầu, mình, chân, đuôi,...)
+ Đặc điểm của con vật.
HĐ 2: Cách nặn một con vật
 MT: Hs nắm đước các bước vẽ một con vật.
- Gv dùng đất hướng dẫn: Gv vừa vẽ vừa hd hs cách vẽ.
+ Gv hướng dẫn hs cách tạo dáng con vật: đi, đứng, quay, ngẩng đầu,....
+ Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.
+ Sau khi ghép các bộ phận, cần quan sát và điều chỉnh cho hợp với dáng để con vật thêm sinh động.
HĐ 3: Thực hành
 MT: Hs vẽ được con vật theo ý thích.
Hs làm như đã hướng dẫn.
+ Hs thực hành. Gv theo dõi giúp đỡ để các em hoàn thành bài.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá.
 MT: Hs biết dựa vào tiêu chí để dánh giá bài của bạn.
Học sinh trưng bày bài tập theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài.
Các nhóm nhận xét, đánh giá bài tập về:
+ Tìm ra một số bài đẹp.
Giáo viên nhận xét chung và khen ngợi những học sinh có bài tập đẹp. 
3/ Củng cố, dặn dò.
 - Hs xem bài vẽ đẹp. Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 ..
Môn: MĨ THUẬT
 Tiết 18 Bài: Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
 - Học sinh nhận biết hình dáng, dặc điểm một số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng.
- Biết cách vẽ lọ hoa.
Vẽ được lọ hoa và trang trí theo ý thích.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Gv : Chuẩn bị số ảnh các lọ hoa có hình dáng, màu sắc khác nhau, chất liệu khác nhau.
Hình gợi ý cách vẽ.
Một vài bài của học sinh lớp trước.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Giáo viên giới thiệu hình các kiểu dáng lọ hoa để học sinh nhận biết:
+ Hình dáng lọ hoa phong phú về: độ cao thấp và các đặc điểm các bộ phận ( miêng, cổ, thân, đáy );
+ Trang trí( hoạ tiết và màu sắc ).
+ Chất liệu ( gốm, sứ, thuỷ tinh...)
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ hoa
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý trang trí cái bát để hướng dẫn học sinh:
+ Vẽ bộ phận chính trước, bộ phận phụ sau.
+ Vẽ hình vừa với giấy.
+ Có thể trang trí như lọ mẫu hoặc theo ý thích.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
Học sinh làm như đã hướng dẫn.
+ Vẽ hình vừa với giấy.
+ vẽ hình xong có thể trang trí theo cách riêng, sao cho phù hợp với hình dáng của lọ hoa.
 	 + Học sinh vẽ vào vở tập vẽ.
 	+ Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, dặn dò
Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docMĨ THUẬT TUẦN 11-18.doc