Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 02

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 02

Môn : Đạo đức:

BÀI : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1

I.Mục tiêu: sgv

Bổ sung :

Giáo dục học sinh biết đoàn kết yêu quý bạn bè ,thầy cô giáo yêu trường mến lớp của em .

II.Chuẩn bị :

GV: Các điều 7,28 công ước quốc tế quyền trẻ em

HS: Các bài hát về quyền được đi học .

1)1.KTBC:

KT sự chuẩn bị để học môn đạo đức của học sinh.

2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.

Hoạt động 1:

Thực hiện trò chơi Tên bạn – Tên tôi.

GV chia học sinh thành các nhóm 6 em, đứng thành vòng tròn và hướng dẫn cách chơi.

Cách chơi: Em này giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ định 1 bạn bất kì và hỏi “ Tên bạn là gì? – Tên tôi là gì? ”

 

doc 581 trang Người đăng hang30 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :4/8/2008
	Ngày dạy : thứ hai ngày 8 tháng 8 năm 2008
Tuần 2
Môn : Đạo đức:
BÀI : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
I.Mục tiêu: sgv
Bổ sung :
Giáo dục học sinh biết đoàn kết yêu quý bạn bè ,thầy cô giáo yêu trường mến lớp của em .
II.Chuẩn bị : 
GV: Các điều 7,28 công ước quốc tế quyền trẻ em 
HS: Các bài hát về quyền được đi học .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: 
KT sự chuẩn bị để học môn đạo đức của học sinh.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1: 
Thực hiện trò chơi Tên bạn – Tên tôi.
GV chia học sinh thành các nhóm 6 em, đứng thành vòng tròn và hướng dẫn cách chơi.
Cách chơi: Em này giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ định 1 bạn bất kì và hỏi “ Tên bạn là gì? – Tên tôi là gì? ”
GV tổ chức cho học sinh chơi. Sau khi chơi GV hỏi thêm : Có bạn nào trùng tên với nhau hay không ? Em hãy kể tên một số bạn em nhớ qua trò chơi ?
GV kết luận:
	Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn. Cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập vui chơi  Các em đã biết tên cô là gì chưa nào? Các em hãy gọi cô là cô (cô giáo giới thiệu tên mình)
Hoạt động 2:
Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình với bạn 
Cách tiến hành :
Chia nhóm đôi 
Nội dung : giới thiệu với bạn điều mình
 thích 
Thảo luận : Những điều bạn thích có giống em không ? 
GV hỏi học sinh về việc bố mẹ đã mua những gì để các em đi học lớp 1.
Gọi một số học sinh kể.
GV kết luận
Mỗi người đều có những điều mình thích
và không thích,những điều đó có thể giống và khác nhau 
Hoạt động 3:
Học sinh kể về những ngày đầu đi học.
GV yêu cầu các em kể cho nhau nghe theo cặp về những ngày đầu đi học.
Ai đưa đi học?
Đến lớp học có gì khác so với ở nhà?
Cô giáo nêu ra những quy định gì?
GV kết luận 
	Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo mới, bạn bè mới. Nhiệm vụ của học sinh lớp 1 là học tập, thực hiện tốt những quy định của nhà trường như đi học đúng giờ và đầy đủ, giữ trật tự trong giờ học, yêu quý thầy cô giáo và bạn bè, giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân  có như vậy, các em mới chóng tiến bộ, được mọi người quý mến.
3.Củng cố: Hỏi tên bài.
Gọi nêu nội dung bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
4.Dặn dò :Học bài, xem bài mới.
Cần thực hiện: Đi học đầy đủ, đúng giờ
Học sinh chuẩn bị để GV kiểm tra.
Lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi.
Học sinh chơi. Học sinh tự nêu.
Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại.
Thành lập nhóm 
Học sinh giới thiệu theo nhóm vài em giới thiệu trước lớp 
Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại.
Học sinh kể cho nhau nghe theo cặp.
Đại diện học sinh kể trước lớp
Học sinh khác nhận xét bổ sung.
Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại.
Học sinh nêu.
Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt.
Tiếng Việt : Ổn định tổ chức lớp 
Mục tiêu :
-Học sinh bết tên lớp tên bạn bè cùng lớp ,cô giáo chủ nhiệm 
-Phân chia tổ, sao bầu ban cán sự lớp
-Ổn định tổ chức lớp
II. Cách tiến hành : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Ổn định tổ chức lớp 
Hướng dẫn học sinh vào lớp 
Giới thiệu tên lớp ,tên cô giáo giảng dạy, chủ nhiệm lớp 
Hướng dẫn một số quy định chung 
Hướng dẫn cách ra vào lớp ,trật tự 
Không xô đẩy chen lấn nhau , vào ngồi ngay ngắn,đúng vị trí của mình ,hăng say phát biểu xây dựng bài 
Học sinh vào lớp vui hát và ổn định lớp 
Học sinh tự giới thiệu tên và giới thiệu mình với bạn với lớp 
Tuần 2
Ngày soạn :4/8/2008
Ngày dạy : thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Môn : Đạo đức:
BÀI : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T2)
I.Mục tiêu: 
- Học sinh biết kể chuyện theo tranh, đọc được các bài thơ nói về trường em
- Rèn cho học sinh tính mạnh dạn
- Giáo dục học sinh biết yêu quý bạn cùng lớp, cùng trường
II.Chuẩn bị : 	
 Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
 Các điều 7,28 công ước quyền trẻ em 
 Bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: 
Yêu cầu học sinh kể về những ngày đầu đi học.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1: Học sinh kể về kết quả học tập.
Thảo luận theo cặp, kể cho nhau nghe những gì sau hơn 1 tuần đi học.
Yêu cầu một vài học sinh kể trước lớp.
 kết luận: Sau hơn 1 tuần đi học, 
các em đẫ bắt đầu biết viết chữ, tập đếm, tập tô màu, tập vẽ, nhiều bạn trong lớp đã đạt được điểm 9, điểm 10, được cô giáo khen. Cô tin tưởng các em sẽ học tập tốt, sẽ chăm ngoan.
Hoạt động 2:Kể chuyện theo tranh (bài tập 4)
Yêu cầu học sinh đặt tên cho bạn nhỏ ở tranh 1và nêu nội dung ở từng tranh:
Học sinh kể cho nhau nghe theo cặp.
Học sinh kể trước lớp.
 kết luận
	Bạn nhỏ trong tranh cũng đang đi học như các em. Trước khi đi học, bạn đã được mọi người trong nhà quan tâm, chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập. Đến lớp, bạn được cô giáo đón chào, được học, được vui chơi. Sau buổi học, về nhà, bạn kể việc học tập ở trường cho bố mẹ nghe.
Hoạt động 3:Học sinh múa, hát về trường mình, về việc đi học.
tổ chức cho các em học múa và hát.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài.
 đọc mẫu, gọi học sinh đọc theo.
3.Củng cố: Hệ thống bài 
4.Dặn dò :Học bài, xem bài mới.
3 em kể.
Thảo luận và kể theo cặp.
Đại diện một vài học sinh kể trước lớp.
Lắng nghe và nhắc lại.
Bạn nhỏ trong tranh tên Mai.
Tranh 1: Cả nhà vui vẻ chuẩn bi cho Mai đi học.
Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường, cô giáo tươi cười đón các em vào lớp.
Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bảo nhiều điều.
Tranh 4: Mai vui chơi cùng các bạn mới.
Tranh 5: Mai kể với bố mẹ về trường lớp, cô giáo và trường lớp của mình.
Một vài em kể trước lớp.
Lắng nghe, nhắc lại.
Múa hát theo hướng dẫn của GV bài: em yêu trường em.
Năm nay em lớn lên rồi
Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm.
Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt.
Tuần 2
Ngày soạn :4/9/2009 
Ngày dạy : thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008 
Âm nhạc: Giáo viên chuyên trách
Môn : Học vần
BÀI: DẤU HỎI – DẤU NẶNG 
I.Mục tiêu: SGV.
Học sinh tìm và nói được nhiều tiếng có thanh hỏi , thanh nặng 
II.Đồ dùng dạy học:
-Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li..Các vật tựa hình dấu hỏi, dấu n.Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, vẹt, cọ, cụ, nụ.Tranh minh họa cho phần luyện nói: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ ngô.
-Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu hỏi,dấu nặng 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 em viết dấu sắc.
Gọi 3 em đọc tiếng bé.
Gọi 3 học sinh lên bảng chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá tre, vé, bói cá, cá trê.
Viết bảng con dấu sắc.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
Dấu hỏi.
 treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận.
Các tranh này vẽ ai và vẽ những gì?
 viết lên bảng các tiếng có thanh hỏi trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh hỏi.
Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em dấu hỏi. 
 viết dấu hỏi lên bảng 
Tên của dấu này là dấu hỏi.
Dấu nặng.
 treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận.
Các tranh này vẽ ai và vẽ những gì?
- viết lên bảng các tiếng có thanh nặng trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có thanh nặng. Giới thiệu tiếp với các em dấu nặng. 
- viết dấu nặng lên bảng và nói.
Tên của dấu này là dấu nặng.
2.2 Dạy dấu thanh:
 đính dấu hỏi lên bảng.
Nhận diện dấu
Hỏi: Dấu hỏi giống nét gì?
Yêu cầu học sinh lấy dấu hỏi ra trong bộ chữ của học sinh.
Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.
Yêu cầu học sinh thảo luận: Dấu hỏi giống vật gì?
 đính dấu nặng lên bảng và cho học sinh nhận diện dấu nặng.
Yêu cầu học sinh lấy dấu nặng ra trong bộ chữ của học sinh.
Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.
Yêu cầu học sinh thảo luận: Dấu nặng giống vật gì?
Ghép chữ và đọc tiếng
Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học.
Tiếng be khi thêm dấu hỏi ta được tiếng bẻ.
Viết tiếng bẻ lên bảng.
Yêu cầu học sinh ghép tiếng bẻ trên bảng cài.
Gọi học sinh phân tích tiếng bẻ.
Hỏi : Dấu hỏi trong tiếng bẻ được đặt ở đâu ?
 lưu ý cho học sinh khi đặt dấu hỏi (không đặt quá xa con chữ e, cũng không đặt quá sát con chữ e, mà đặt ở trên con chữ e một chút)
 phát âm mẫu : bẻ
Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bẻ.
 cho học sinh thảo luận và hỏi: Ai có thể tìm các hoạt động trong đó có tiếng bẻ.
Ghép tiếng bẹ tương tự tiếng bẻ.
So sánh tiếng bẹ và bẻ.
Gọi học sinh đọc bẻ – bẹ.
Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
Viết dấu hỏi
Gọi học sinh nhắc lại dấu hỏi giống nét gì?
viết dấu hỏi lên bảng cho học sinh quan sát.
Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu hỏi.
Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh hỏi.
 yêu cầu học sinh viết tiếng bẻ vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh hỏi trên đầu chữ e.
Viết mẫu bẻ
Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẻ
Sửa lỗi cho học sinh.
Viết dấu nặng
Gọi học sinh nhắc lại dấu nặng giống vật gì?
viết dấu nặng lên bảng cho học sinh quan sát.
Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu nặng.
Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh nặng.
 yêu cầu học sinh viết tiếng bẹ vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh nặng dưới chữ e.
Viết mẫu bẹ
Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẹ
Sửa lỗi cho học sinh.
Tiết 2
2.3 Luyện tập
a) Luyện đọc
Gọi học sinh phát âm tiếng bẻ, bẹ
Sửa lỗi phát âm cho học sinh 
b) Luyện viết
 yêu cầu học sinh tập tô bẻ, bẹ trong vở tập viết.
Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh.
c) Luyện nói :
 treo tranh cho học sinh quan sát và thảo luận.
Nội dung bài luyện nói của chúng ta hôm nay là bẻ.
-Trong tranh vẽ gì?
-Các tranh này có gì khác nhau? 
-Các bức tranh có gì giống nhau?
+Em thích tranh nào nhất? Vì sao?
+Trước khi đến trường em có sửa lại quần áo không? 
+Tiếng bẻ còn dùng ở đâu?
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng
Trò chơi: Ghép dấu thanh với tiếng
- đưa ra một số từ trong đó chứa các tiếng đã học nhưng không có dấu thanh. cho học sinh điền dấu: hỏi, nặng.
-Gọi 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh điền 1 dấu thanh.
Thi tìm tiếng có dấu hỏi, nặng trong sách báo
4.Nhận xét, dặn dò: xem trước bài dấu ...
Học sinh nêu tên bài trước.
HS đọc bài, viết bài.
Thực hiện bảng con.
Khỉ trèo cây, cái giỏ, con hổ, mỏ chim.
Dấu hỏi ,nhiều em nhắc lại 
Con vẹt, nụ hồng, cụ già, ngựa đang gặm cỏ, cây cọ.
Dấu nặng, nhiều em nhắc lại.
Giống 1 nét móc
Thực hiện trên bộ đồ dùng.
Giống móc câu để ngược.
Quan sát
Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập.
Giống hòn bi, giống một dấu chấm
Học sinh thực hiện trên bảng cài
Hai em phân tích 
Đặt trên đầu âm e.
Phát âm cá nhân , đồng thanh 
Học sinh đọc lại.
Bẻ cây, bẻ củi, bẻ cổ áo, bẻ ngón tay,..
Giốn ... i 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Học sinh nêu cách đặt tính, cách tính và thực hiện .
Bài 4: Học sinh đọc bài toán, nêu tóm tắt bài và giải.
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên chuẩn bị bài tập trên 2 bảng phụ để tổ chức các nhóm thi đua tiếp sức nối đồng hồ với câu thích hợp.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
1 học sinh giải bài 4 trên bảng lớp.
Giải:
Số vên bi của Hà có tất cả là:
24 + 20 = 44 (viên)
	Đáp số : 44 viên bi.
Nhắc tựa.
86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100. Đọc từ 86 đến 100 và ngược lại 100 đến 86
a) khoanh vào số lớn nhất:
72	69	47
b) khoanh vào số bé nhất:
50	 61	58
Các số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, thực hiện từ phải sang trái.
	35	 5	33
	40	62	55
	75	67	88
	86	73	88
	52	53	 6
	34	20	82
Tóm tắt:
	Có	: 48 trang
	Đã viết	: 22 trang
	Còn lại	: ? trang
Giải:
Số trang chưa viết của quyển vở là:
48 – 22 = 26 (trang)
	Đáp số : 26 trang
Mỗi nhóm 3 học sinh thi đua tiếp sức nối câu thích hợp với đồng hồ.
Nhắc tênbài.
Thực hành ở nhà.
Môn : TNXH
ÔN TẬP TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu : SGV
II.Đồ dùng dạy học:
-Các tranh ảnh giáo viên và học sinh sưu tầm được về chủ đề thiên nhiên.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Hãy kể các hiện tượng về thời tiết mà em biết ? Nêu cách ăn mặc thích hợp theo thời tiết?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1 : Làm việc với các tranh ảnh hoạc vật thật về cây cối.
Mục đích: Học sinh nhớ lại tất cả các cây đã học
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi.
Chọn tất cả tranh ảnh của các cây rau, cây hoa dán vào tờ giấy do giáo viên phát cho mỗi tổ, các cây thật để lên bàn theo 2 nhóm cây (rau và hoa)
Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 8, dán, chỉ vào cây và nói cho nhau nghe.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mang sản phẩm của nhóm mình lên bảng, đại diện nhóm lên chỉ và nói tên cây cho cả lớp cùng nghe.
Giáo viên tuyên dương nhóm đã sưu tầm được nhiều cây đặc biệt là các cây mới.
Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh hoạc vật thật về động vật.
Mục đích: Học sinh nhớ lại các con vật và giới thiệu một số các con vật mới mà các em đã tìm hiểu được qua thực tế.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi.
Chọn tất cả các tranh ảnh về các con vật dán vào tờ giấy do giáo viên phát cho mỗi tổ theo 2 nhóm (nhóm con vật có hại và nhóm con vật có ích). Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 8, dán, chỉ vào tranh và nói cho nhau nghe.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mang sản phẩm của nhóm mình lên bảng, đại diện nhóm lên chỉ và nói tên con vật cho cả lớp cùng nghe, đặt các câu đố, bài thơ, bài hát về các con vật để đố các nhóm khác.
Giáo viên tuyên dương nhóm đã sưu tầm được nhiều con vật.
Hoạt động 3: Quan sát thời tiết.
MĐ: Học sinh nhớ lại các dấu hiệu về thời tiết đã học
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên định hướng cho học sinh quan sát.
Quan sát xem có mây không ?
Có gió không ? gió nhẹ hay mạnh ?
Thời tiết hôm nay nóng hay rét ?
Có mưa hay có mặt trời không ?
Bước 2: Đưa học sinh ra sân hay hành lang để quan sát.
Tổ chức cho các em quan sát theo nhóm và nói cho nhau nghe những điều quan sát được. Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp cho cả lớp cùng nghe.
Cho học sinh vào lớp, cho các em xếp tranh theo các chủ đề
4.Củng cố dăn dò: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
Dặn dò: Học bài xem lại các bài, chuẩn bị.
Các hiện tượng về thời tiết đó là: nắng, mưa, gió, rét, nóng, 
Thời tiết nóng mặc áo quần mỏng cho mát. Thời tiết lạnh thường mặc áo ấm để bảo vệ sức khoẻ.
Học sinh nhắc tựa.
Lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
Học sinh nhận giấy, làm việc theo nhóm 8, chọn tranh ảnh, dán và nói cho nhau nghe về các loại cây mà em biết.
Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện trước lớp (chỉ vào tranh và nói cho mọi người cùng nghe.)
Lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
Học sinh nhận giấy, làm việc theo nhóm 8, chọn tranh ảnh, dán và nói cho nhau nghe về các con vật nào có hại, con vật nào có ích.
Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện trước lớp (chỉ vào tranh và nói cho mọi người cùng nghe, nêu câu đố, giải câu đố, )
Lắng nghe.
Học sinh ra sân.
Quan sát và nói cho nhau nghe về các câu hỏi giáo viên đăït ra.
Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát được.
Xếp tranh theo chủ đề đã học.
Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
Thực hành ở nhà.
Ngày soạn : 18/5 /2005 
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 22 tháng 5 năm 2009 
Môn : Tập đọc
BÀI: KHÔNG NÊN PHÁ TỔ CHIM
I.Mục tiêu: SGV
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi học sinh đọc bài Ò ó o và trả lời các câu hỏi trong bài.
 GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc bình tĩnh, to, rõ ràng)
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: cành cây, chích choè, chim non, bay lượn.
Cho học sinh ghép bảng từ: chích choè, bay lượn.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc nối tiếp từng câu bắt đầu em thứ nhất dãy bàn bên phải.
 Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Gọi học sinh đọc cá rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
Luyện học sinh đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần ich, uych:
Tìm tiếng trong bài có vần ich?
Tìm tiếng ngoài bài có vần ich, uych?
Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Học sinh đoc lại bài 
Về nhà đọc lại bài ,tiết sau tìm hiểu nội dung bài
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Ghép bảng từ: chích choè, bay lượn.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em luyện đọc, thi đọc giữa các nhóm.
2 học sinh đọc lại cả bài.
Nghỉ giữa tiết
Chích, ích.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần ich, uych.
Ich: quyển lịch, ưa thích, thình thịch, 
Uych: huỳnh huỵch, huých tay, 
2 em đọc lại bài.
3 em đọc lại bài 
Môn : Kể chuyện
BÀI: SỰ TÍCH DƯA HẤU
I.Mục tiêu :SGV
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
-Tranh vẽ quả Dưa hấu.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Gọi 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Hai tiếng kì lạ”. 
Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Dưa hấu là giống dưa vỏ xanh, lòng đỏ, hạt đen. Mùa hè có miếng dưa hấu để giải khát thật là thú vị. Nhưng các em có biết ai là người đầu tiên trồng dưa hấu không ? Câu chuyện Sự tích dưa hấu sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
Đoạn An Tiêm làm con nuôi vua, kể chậm rãi, nhấn giọng chi tiết: An Tiêm nói các thứ trong nhà đều do mình làm ra, các từ ngữ: ghen ghét, nổi giận, đày đảo hoang.
Lời An Tiêm nói với vợ giọng cứng rắn, tin tưởng.
Đoạn An Tiêm sống trên đảo khi kể chú ý làm nổi bật các động từ miêu tả công việc của vợ chồng chàng: uốn cung, vuốt tên, dựng nhà, đóng khung cửi,  
Đoạn cuối giọng hân hoan sung sướng trước hạnh phúc của vợ chồng An Tiêm.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Mỗi tranh cho các tổ thi kể, hết tổ này đến tổ khác, có ban giám khảo chấm điểm và công bố kết quả cho các tổ.
	Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Vì sao An Tiêm cuối cùng được vua cho người ra đảo đón về cung ?
 3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Hai tiếng kì lạ”. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
Học sinh quan sát tranh và kể từng đoạn của câu chuyện.
Học sinh khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Ban giám khảo theo dõi, chấm điểm và công bố kết quả.
Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
An Tiêm được vua cho đón về cung vì: chàng đã chiến thắng mọi khó khăn bằng nghị lự và sự chăm chỉ, cần cù của mình, chàng đã tìm ra giống dưa mới là dưa hấu hiện nay.
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Tuyên dương các nhóm kể tốt.
Thực hiện ở nhà.
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
-Học sinh nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần qua để phát huy và sửa chữa
-Nắm được phương hướng của tuần tới
II.Tiến hành sinh hoạt:
1.Ổn định tổ chức:
Cả lớp hát bài: Bốn phương trời
2.Báo cáo hoạt động trong tuần qua:
-Lớp trưởng điều hành sinh hoạt
-Các tổ trương báo cáo tình hình trong tuần qua
-Lớp phó học tập nhận xét chung về các mặt
-Ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp
-Lớp trưởng nhận xét tổng kết lại các ý kiến
-Giáo viên tổng kết lại: Trong tuần qua, tất cả các em đều rất cố gắng trong học tập cũng như các phong trào Đội đề ra 
+Đồ dùng học tập đầy đủ
+Trang phục đúng quy định
+Làm tốt phong trào giữ vở, viết chữ đẹp
+Sôi nổi xây dựng bài: Khánh , Nhung , Liên 
*Tồn tại:
-Một số em còn nói chuyện riêng: Chung , Sơn 
-Xếp loại tổ như sau: Tổ 1 : hạng nhất,Tổ 2, 3: hạng nhì
3.Kế hoạch tuần tới:
-Phát động phong trào thi đua học tốt
-Duy trì sĩ số, xây dựng nề nếp lớp
-Đồ dùng học tập đầy đủ
-Trang phục sạch sẽ, đúng quy định
4.Tổ chức trò chơi:
-Cả lớp thực hiện trò chơi “Con thỏ”
-Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau”
5.Dặn dò:-Thực hiện tốt kế hoạch đề ra 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án sáng.doc