Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Học kì 2

Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Học kì 2

*Gần đây, Nam- 1 HS của lớp 5/2 có những biểu hiện của người nghiện ma túy.

*Chị Lan Anh gần nhà ngoại em chỉ mới học lớp 7 đã thường xuyên trốn học và hút thuốc phiện.

*Một số thanh niên gần nhà em thường hay uống

 rượu,bia, đánh bạc,gây gỗ nhau.

+Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống trên? Vì sao?

+Điều gì sẽ xảy ra nếu các sự việc đó cứ tiếp diễn?

*GV nhận xét, chốt ý.

+Em đồng ý, không đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

*Chơi bài ăn tiền cho vui là không có hại.

* Dùng thử ma túy 1 lần thôi thì không sao.

*Hút thuốc không có hại vì đó không phải là ma túy.

*Tích cực học tập, lao động, thể thao, tham gia các hoạt động XH sẽ giúp ta tránh xa đựơc ma túy.

*GV chốt ý: Chơi bài ăn tiền cho vui cũng là một hình thức đánh bạc, ta cần tránh.Hút thuốc,tiêm chích ma túy thì tuyệt đối không-dù chỉ 1 lần,vì đó là 1 chất gây nghiện và tổn hại đến sức khỏe.

*Diễn tiểu phẩm: Có người rủ em dùng thử ma túy 1lần. Em làm gì trước tình huống như vậy ?

*Từng nhóm lên diễn lại tình huống xảy ra (có

trường hợp nên và không nên )

*Y/cầu HS phân tích đúng, sai ở các tình huống

*GV nhận xét,chốt ý.

 

doc 16 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC (Tiết 19) EM YÊU QUÊ HƯƠNG(Tiết 1)
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
 +Mọi người cần phải yêu quê hương.
 +Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
 +Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
 II/ĐDDH 
 + SGK, vở bài tập
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1:Tìm hiểu truyện: “Cây đa làng em”
-GV kể chuyện
+GV nhắc lại yêu cầu bài tập.
+GVKL:Bạn Hà đã góp tiền chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
 HĐ2:Thảo luận nhóm(Bài tập1/SGK)
 +Nhận xét bổ sung các nhóm.
+GV kết luận.Trường hợp a,b,c,d,e thể hiện tình yêu quê hương
 +Học sinh đọc ghi nhớ. 
HĐ3:Liên hệ:
+Hỏi: -Quê hương em ở đâu? Em biết những gì về quê hương mình?
-Em đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
*HS lắng nghe
+HS đọc yêu cầu.
+HS thảo luận, trình bày.
*HS đọc yêu cầu.
+HS thảo luận, trình bày.
+HS trình bày trước lớp.
+HS lắng nghe.
*HS thảo luận cặp
C.Củng cố ,dặn dò:
 *Gv nhận xét tiết học
THỂ DỤC : TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC
 ( GV CHUYÊN DẠY)
ĐẠO ĐỨC (Tiết 20) EM YÊU QUÊ HƯƠNG(Tiết 2)
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
 +Mọi người cần phải yêu quê hương.
 +Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
 +Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
 II/ĐDDH 
 + SGK, vở bài tập
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1:Triển lãm nhỏ(BT4 SGK)
+GV nhắc lại yêu cầu bài tập.
+HD HS trưng bày sản phẩm
*GV nhận xét ,tuyên dương
HĐ2:Bày tỏ thái độ(BT2 SGK)
-GV lần lượt nêu từng ý kiến 
a)Tham gia XD quê hương là biểu hiện của tình yêu quê hương.
b)Chỉ cần tham gia XD ở nơi mình đang sống.
c)Chỉ người giàu mới cần có trách nhiệm đóng góp XD quê hương.
d)Cần phải giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của quê hương
 +Nhận xét bổ sung các nhóm.
+GV kết luận.Trường hợp a,d,tán thành. Trường hợp b,c không tán thành
HĐ3:Xử lí tình huống(BT3 SGK)
a)Thôn của Tuấn đang lập tủ sách dùng chung .Tuấn Băn khoăn không biết mình cần làm gì để góp phần XD tủ sách
Các em có thể gợi ý giúp bạn Tuấn nên làm gì? 
b).
+HS đọc yêu cầu.
+HS Trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình
+Cả lớp xem tranh và trao đổi,bình luận
*HS đọc yêu cầu.
+HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu
+HS giải thích lí do.
*HS thảo luận nhóm 4
C.Củng cố ,dặn dò: *HS nêu ghi nhớ
 *Gv nhận xét tiết học
THỂ DỤC : TUNG VÀ BẮT BÓNG-TRÒ CHƠI “CHUYỀN SÁU"
 ( GV CHUYÊN DẠY)
ĐẠO ĐỨC(Tiết 21) UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG EM( tiết 1)
I./MỤC TIÊU:Học xong bài này, HS biết : 
	- Cần phải tôn trọng UBND xã và vì sao phải tôn trọng UBND xã. 
	- Thực hiện các quy định của UBND xã ; tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức. 	
II. ĐDDH: -Sách giáo khoa, tranh ảnh. + Bảng Đ/S.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A. Bài cũ : -Vì sao phải yêu quê hương ? 
 -Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương? 
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1:Tìm hiểu truyện “Đến UBND phường” 
-GV kể chuyện
-Yêu cầu HS đọc truyện
Hỏi:+Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+UBND phường làm các công việc gì?
+UBND xã(phường )có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBDN?
*KL:UBND phường (xã)giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương .Vì vậy,mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc.
HĐ2:Hướng dẫn thực hiện BT 
Bài tập 1 :
- Kết luận: UBND xã làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
Bài tập2 : 
- Kết luận: 
+ b, c là hành vi việc làm đúng. 
+ a là hành vi không nên làm.
-HS lắng nghe
-2 HS đọc to truyện/trang 31SGK
- Trả lời câu hỏi cá nhân
-HS đọc ghi nhớ
+ HS đọc nội dung BT1. 
+ Trao đổi nhóm đôi ( 2’) và trình bày
+ 1 HS đọc nội dung BT2.
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
- Đưa bảng Đ – S - HS giải thích 
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- 2 HS đọc lại phần ghi nhớ.
C.Củng cố ,dặn dò: 
 *Gv nhận xét tiết học
- Tìm hiểu về UBND xã tại nơi mình ở ; các công việc chăm sóc bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm .
THỂ DỤC : TUNG VÀ BẮT BÓNG-NHẢY DÂY-BẬT CAO
 ( GV CHUYÊN DẠY)
ĐẠO ĐỨC (Tiết22) UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ,PHƯỜNG EM ( tiết 2)
I./MỤC TIÊU :Học xong bài này, HS biết : 
	- Cần phải tôn trọng UBND xã và có kĩ năng đúng khi đến UBND xã. 
	- Thực hiện các quy định của UBND xã; tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức. 	
II. ĐDDH: + Micro để làm phóng viên ; tìm hiểu về UBND xã. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ:-Nêu tầm quan trọng của UBND xã và nhiệm vụ của mỗi người dân đối với UBND ?
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1:Xử lí tình huống.(BT2/SGK)
Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận
*KL:a)Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.
b)Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
c)Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách,vở đồ dùng học tập,cá nhân,..ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
HĐ2:Bày tỏ ý kiến(BT4/SGK)
* KL: UBND xã luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động tại xã và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
-Các nhóm thảo luận ( 5 ‘) tìm cách giải quyết tình huống
+Các nhóm của tổ 1 : tình huống a; + các nhóm của tổ 2 : tình huống b ; các nhóm tổ 3 ,4 : tình huống c.
-Đại diện nhóm trình bày.
*Chơi trò chơi làm phóng viên:
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
1-2HS làm phóng viên phỏng vấn cả lớp.
-Trao đổi nhóm đôi chuẩn bị ý kiến để trả lời khi được phỏng vấn -Trao đổi với phóng viên ý kiến của mình với UBND xã.
-Cả lớp nhận xét - bổ sung 
-2 HS đọc phần ghi nhớ.
C.Củng cố ,dặn dò: 
 *Gv nhận xét tiết học
-Thực hành tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức cho trẻ em.
- Xem thông tin SGK/34 để chuẩn bị cho bài sau: Em yêu Việt Nam
THỂ DỤC : NHẢY DÂY-PHỐI HỢP MANG VÁC 
 ( GV CHUYÊN DẠY)
ĐẠO ĐỨC(Tiết 23):EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM(Tiết 1) 
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
 +Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc của em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 +Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
 +Quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II/ĐDDH: *HS:Sách GK
 *Tranh ảnh về con người Việt Nam và các nước khác.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1:Văn hóa,kinh tế,truyền thống và con người Việt Nam 
+GV đọc lại thông tin.
*KL: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
HĐ2: Tự hào về đất nước Việt Nam
+ GV cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
 -Em biết những gì về đất nước Việt Nam?
 -Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
 -Nước ta còn có những khó khăn gì?
 -Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
*GV nhận xét
HĐ3: Làm bài tập 
Bài tập 2 
+GV nhắc lại yêu cầu bài tập.
*KL.Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ,ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
..
+ HS tìm hiểu thông tin trên SGK, thảo luận nhóm đôi.
+HS thảo luận, trình bày.
+HS đọc nội dung.
+HS thảo luận, trình bày.
-HS biết tự hào về đất nước VN , Về con người VN . Đất nước ta còn nghèo , còn nhiều khó khăn , vì vậy chúng ta cần cố gắng học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước 
-HS đọc yêu cầu BT2
+HS trao đổi bài làm với bạn.
+Một số HS trình bày
C.Củng cố ,dặn dò: 
 *Gv nhận xét tiết học
THỂ DỤC : NHẢY DÂY-BẬT CAO
 ( GV CHUYÊN DẠY)
ĐẠO ĐỨC(Tiết24): EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM(Tiết 2) 
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
 +Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam
II/ĐDDH: *Tranh ảnh về con người Việt Nam và các nước khác.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :-Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
 -Nước ta còn có những khó khăn gì?
 -Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
 HĐ1 :Đất nước Việt Nam 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề.
+GV đọc lại yêu cầu.
+GV nhận xét, kết luận: 
HĐ2: Trò chơi "Hướng dẫn viên du lịch” +Các nhóm lên đóng vai.
+GV hướng dẫn lớp nhận xét.
+ Tuyên dương nhóm đóng vai tốt. 
 HĐ3 : Triển lãm nhỏ.
+GV cho học sinh trình bày tranh vẽ theo nhóm .
+GV nhận xét.
+HS thảo luận, trình bày.
 -Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
 -Ngày 7/5/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ.
 -Ngày 30/4/1975: Giải phóng miền Nam.
 -Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng Ngô Quyền.
 -Bến Nhà Rồng: Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
 -Cây đa Tân trào: Nơi xuất phát của đơn vị giải phóng tiến về giải phóng Thái Nguyên ngày 16/8/1945.
+HS đọc nội dung.
+HS thảo luận, trình bày.
+HS lên đóng vai.
+HS xem tranh,
C.Củng cố ,dặn dò: 
 *Gv nhận xét tiết học
THỂ DỤC : PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY
 ( GV CHUYÊN DẠY)
ĐẠO ĐỨC(Tiết 25) THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ II
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này,HS biết.
-Khái quát hoá lại những kiến thức đã học từ Tuần 19-24.
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm 1số bài tập.
II/ĐDDH: phiếu học tập.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :- Em đã làm những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
 -Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
*HĐ1:Thống kê nội dung các bài đạo đức đã học 
- Gọi HS nêu. Nhận xét.
*HĐ2: Thực hành làm bài tập 
1/Trình bày dự kiến làm cho quê em sạch,đẹp hơn.
2/Em làm gì để giữ gìn p.tục tập quán của quê?
3/Ghi những HĐ có liên quan đến trẻ em mà phường em đã tổ chức.Em đã tham gia những HĐ nào?
4/Nếu em là hướng dẫn viên du lịch,em sẽ giới thiệu như thế nào về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết?
5/Em hãy chọn một số từ ngữ sau:Tổ quốc,truyền thống,tươi đẹp,học tập,xây dựng,VN ,tự hào để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp.
 ..........là Tổ quốc em.Đất nước Việt Nam rất.............và có.....văn hoá lâu đời.Tổ quốc em đang thay đổi,phát triển từng ngày.Em yêu......Việt Nam và .... mình là người VN.Em sẽ cố gắng ......, rèn luyện tốt để sau này góp phần ......Tổ quốc.
- HS thống kê những bài đã học và nội dung từng bài
HS thực hiện nhóm đôi
-Học tập tốt,đoàn kết,sống hoà nhã với mọi người,..
-Duy trì t ...  thế giới
-Giúp đỡ và hỗ trợ nước ta phát triển trong nhiều lĩnh vực như: Chương trình lương thực thế giới,Quỹ Nhi Đồng LHQ,Quỹ dân số LHQ,.
-Tôn trọng và giúp đỡ khi cần thiết.
*HS nêu
- HS Thảo luận nhóm ,qua đó các em có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc .
- HS trình bày 
C.Củng cố ,dặn dò: * HS đọc ghi nhớ
-GV nhận xét tiết học
THỂ DỤC : THỂ THAO TỰ CHỌN
 ( GV CHUYÊN DẠY)
 ĐẠO ĐỨC (T 29) : EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC(Tiết 2)
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
- Học sinh có hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này .
 -Học sinh biết tên một vài cơ quan của Liên hợp quốc ở Việt Nam và ở địa phương em
 -Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam .
II/ĐDDH: *Tranh ảnh về hoạt động của Liên hợp quốc.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :- HS đọc thuộc nội dung ghi nhớ bài trước .
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1: Chơi trò chơi phóng viên: (Theo nội dung BT2SGK)
 -GV cho 3-4 học sinh thay nhau đóng vai phóng viên tự đặt tên cho mình (Báo Tiền phong, Đài truyền hình..)
 +Các phóng viên phỏng vấn bạn các vấn đề liên quan đến Liên hợp quốc.
-Liên hợp quốc thành lập khi nào?
-24/10/1945
-Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc từ khi nào?(20/9/1977)
- Trụ sở Liên hợp quốc đặt ở đâu?
-Kể tên một cơ quan Liên hợp quốc ở Việt Nam mà bạn biết?
 -Hãy kể một việc làm của Liên hợp quốc mang lại lợi ích cho trẻ em?
+Nhận xét bình chọn phóng viên hay 
 *GV nhận xét: Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay . Từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã cso nhiều hoạt động về hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên hợp quốc.
*HĐ2 : Triển lãm nhỏ
+GV:Cho học sinh trưng bày tranh ảnh về Liên hợp quốc các em sưu tầm được 
-Bình chọn nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh và có lời thuyết trình hay
+HS chơi cả lớp
 3-4 học sinh thay nhau đóng vai phóng viên tự đặt tên cho mình (Báo Tiền phong, Đài truyền hình..)
-Liên hợp quốc thành lập 24/10/1945
-Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc 20/9/1977
- Trụ sở Liên hợp quốc đặt ở 
-Chương trình lương thực thế giới,Quỹ Nhi Đồng LHQ,Quỹ dân số LHQ,.
..
*Học sinh trưng bày tranh ảnh về Liên hợp quốc các em sưu tầm được 
+Các nhóm tìm lời thuyết trình cho tranh ảnh ,báo chí mà các em sưu tầm
C.Củng cố ,dặn dò: * HS đọc ghi nhớ
-GV nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài :Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
THỂ DỤC : THỂ THAO TỰ CHỌN
 ( GV CHUYÊN DẠY)
ĐẠO ĐỨC(T30) : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
 +Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người
 +Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
 +Biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II/ĐDDH: Tranh ảnh về làng hoà bình và tài nguyên thiên nhiên.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :- HS đọc thuộc nội dung ghi nhớ bài trước .
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1: Tìm hiểu thông tin (tr44/SGK)
+Gv cho 3-4 học sinh đọc thông tin .
 Hỏi:-Tài nguyên thiên nhiênh có ý nghĩa gì đối với đời sống con người:
-Hiện nay,tình trạng nhiều tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
-Trước tình trạng đó,chúng ta phải làm gì đối với tài nguyên thiên nhiên? 
 +Gv kết luận.Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho sự tồn tại và phát triển của con người,xã hội nhưng tài nguyên đang bị suy thoái,cạn kiệt .Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
 HĐ2: Làm bài tập 1 SGK
+Gv kết luận:
 -Tài nguyên thiên nhiên:a,b,c,d,e,g,h,l,n.
HĐ3:Bày tỏ thái độ (BT3 SGK)
 -Các nhóm nhận xét bổ sung.
+GV kết luận :b,c đúng
 a. sai
-Học sinh đọc thầm và xem tranh ảnh.
-Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi 1,2 SGK.
Các nhóm trình bày.
 -Các nhóm khác nhận xét bổ sung
*HS đọc ghi nhớ SGK.
+HS đọc yêu cầu BT1SGK.
 -Lần lượt từng học sinh trả lời
 -Lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
+HS nêu yêu cầu BT3
 -Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
 -Đại diện nhóm trình bày
C.Củng cố ,dặn dò: * HS đọc ghi nhớ
-GV nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài :Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
Tìm hiểu về một số tì nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
THỂ DỤC : THỂ THAO TỰ CHỌN
 ( GV CHUYÊN DẠY)
ĐẠO ĐỨC(T31) : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN(T2)
I/MỤC TIÊU:Học xong bài này, học sinh biết:
 +Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người
 +Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
 +Biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II/ĐDDH:*Tranh ảnh về làng hoà bình và tài nguyên thiên nhiên.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :- HS đọc thuộc nội dung ghi nhớ bài trước .
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1: Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người và vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
-Nhận xét bổ sung của cả lớp.
+GV kết luận :
 -Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ nó.
HĐ2: Một số tài nguyên thiên nhiên 
+Gv kết luận:
HĐ3: Bày tỏ thái độ
+Gv kết luận:
 -Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
*HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên mà em biết
Làm bài tập 4 SGK
+HS đọc yêu cầu bài tập.
 -HS thảo luận nhóm
 -Đại diện các nhóm trình bày
 -Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Làm bài tập5 SGK
+HS nêu yêu cầu bài tập
 -các nhóm thảo luận -nhóm4
 -Các nhóm trình bày.
 -Các nhóm khác nhận xét bổ sung
C.Củng cố ,dặn dò: * HS đọc ghi nhớ
-GV nhận xét tiết học 
-Thực hiện tiết kiệm điện, nước,chất đốt,sách vở .
.
THỂ DỤC : THỂ THAO TỰ CHỌN
 ( GV Chuyên dạy)
ĐẠO ĐỨC(T32): DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 ( CƯ XỬ NÓI NĂNG LỊCH SỰ VỚI NGƯỜI KHÁC) 
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
 +Cư xử nói năng lịch sự với mọi người.
 +Nói năng lịch sự với mọi người thông qua mọi hoạt động,mọi lúc,mọi nơi.
 +GD học sinh nói lời hay, ý đẹp.
II/ĐDDH: *Phiếu thảo luận+ Đội kịch : Tiểu phẩm, đồ dùng sắm vai.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :- HS đọc thuộc nội dung ghi nhớ bài trước .
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1:Đóng vai
-Giới thiệu về những tình huống có thể diễn ra khi khách đến chơi nhà. 
+Cho học sinh diễn tiểu phẩm: Khi khách đến nhà chơi,em và mọi người sẽ làm gì ?
*Từng nhóm lên diễn lại tình huống xảy ra với gia đình mình(có tr/h ợp nên và không nên )
HĐ2:Bày tỏ ý kiến
Y/cầu HS thảo luận nhóm đôi giải quyết các tình huống sau:
+Em cùng người thân lên xe buýt,lúc ấy xe rất đông người.Em nhìn thấy một cụ già đang loay hoay tìm chỗ ngồi.Lúc ấy em sẽ làm gì?
+Nhân ngày 8/3, em muốn mang hoa đến chúc mừng bà.Em sẽ ứng xử như thế nào?
Cho HS nêu cách giải quyết các tình huống.
GV chốt ý đúng.
HĐ3:Trò chơi Bắn tên
- Nêu những biểu hiện cư xử nói năng lịch sự với người khác 
 +GV nêu luật chơi và cách chơi
 - HS khác nhận xét bổ sung. 
+Gv kết luận: Đối với tất cả mọi người, chúng ta cần phải cư xử nói năng lịch sự .Như vậy mới là con ngoan, trò giỏi.
+HS thảo luận, sắm vai
+Nhóm đôi thảo luận
HS nêu cách giải quyết tình huống
+HS tham gia chơi.
C. Củng cố, dặn dò: 
 Nhận xét tiết học
Về nhà: Điều tra các tệ nạn xã hội ở địa phương em 
ĐẠO ĐỨC: (Tiết 33) TÍCH CỰC THAM GIA PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
 +Cần phải tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội vì nó ảnh hưởng xấu đến sức 
khỏe, đạo đức của mọi người, làm mất trật tự xã hội.
 +HS tích cực tham gia phòng,chống các tệ nạn xã hội.
 +Chăm chỉ học tập, lao động, hoạt động tập thể, tránh xa những tệ nạn xã hội.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ 
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
+Giới thiệu về những tình huống có thể diễn ra 
*Gần đây, Nam- 1 HS của lớp 5/2 có những biểu hiện của người nghiện ma túy.
*Chị Lan Anh gần nhà ngoại em chỉ mới học lớp 7 đã thường xuyên trốn học và hút thuốc phiện.
*Một số thanh niên gần nhà em thường hay uống
 rượu,bia, đánh bạc,gây gỗ nhau.
+Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống trên? Vì sao?
+Điều gì sẽ xảy ra nếu các sự việc đó cứ tiếp diễn?
*GV nhận xét, chốt ý.
+Em đồng ý, không đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
*Chơi bài ăn tiền cho vui là không có hại.
* Dùng thử ma túy 1 lần thôi thì không sao.
*Hút thuốc không có hại vì đó không phải là ma túy..
*Tích cực học tập, lao động, thể thao, tham gia các hoạt động XH sẽ giúp ta tránh xa đựơc ma túy.
*GV chốt ý: Chơi bài ăn tiền cho vui cũng là một hình thức đánh bạc, ta cần tránh.Hút thuốc,tiêm chích ma túy thì tuyệt đối không-dù chỉ 1 lần,vì đó là 1 chất gây nghiện và tổn hại đến sức khỏe.
*Diễn tiểu phẩm: Có người rủ em dùng thử ma túy 1lần. Em làm gì trước tình huống như vậy ?
*Từng nhóm lên diễn lại tình huống xảy ra (có 
trường hợp nên và không nên )
*Y/cầu HS phân tích đúng, sai ở các tình huống 
*GV nhận xét,chốt ý.
*HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
*Nhóm 2
-HS bày tỏ ý kiến.
*HS tham gia.
-Trình bày.
-HS lắng nghe.
C. Củng cố, dặn dò:
+Liên hệ giáo dục ở lớp. Nhận xét tiết học
ĐẠO ĐỨC : (Tiết 34) DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 (TÍCH CỰC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ)
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
 +Thế nào là nếp sống văn hoá?
 + Rèn kĩ năng, thái độ sống có văn hoá.
II/ĐDDH: *Các thông tin của giáo viên, phiếu bài tập.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ: *Em hãy nêu những việc làm để phòng chống tệ nạn XH?
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
*Hướng dẫn tìm hiểu: phát phiếu, gợi ý:
-Nếp sống là gì?
-Văn hoá là gì?
-Cho HS thảo luận nhóm 2.
-Gọi HS trình bày, cho HS khác nhận xét.
-GV kết luận: Nếp sống văn hoá là những việc làm cụ thể ở mỗi người thể hiện cái đúng,cái hay,cái đẹp đối với mình và đối với người khác,đối với môi trường xung quanh.
 *Cho HS thảo luận nhóm 4 
 -Tổ 1,2: Tìm những việc làm thể hiện nên và không nên làm để XD nếp sống văn hoá trong : đám cưới, đám ma.
-Tổ 3,4: Tìm những việc làm thể hiện người có nếp sống văn hoá ở nơi công cộng như rạp hát,công viên
*Cho HS trình bày, cho HS khác nhận xét. 
+GV nhận xét.
*Liên hệ:Em làm gì để thể hiện mình là công dân có văn hóa?
-Nhận phiếu.
-HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận, trình bày.
*HS thảo luận, trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-5 em nối tiếp nêu.
-HS lắng nghe.
C. Củng cố, dặn dò:
*GV nhận xét tiết học.
+Bài sau: Thực hành cuối HK II và cuối năm
THỂ DỤC : TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” VÀ “DẪN BÓNG”
 ( GV Chuyên dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐAO DUCTẬP2.doc