Giáo án môn Đạo đức lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 18

Giáo án môn Đạo đức lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 18

Ngày dạy : :. tttttt tttttt tiết 1

Bài dạy : EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.

2. Kĩ năng:

- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

3. Thái độ:

- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu.

- Học sinh: SGK

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đạo đức lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Môn : Đạo đức	tuần:1
	Ngày dạy : :..................................	tttttt	tttttt	tiết 1
Bài dạy : EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. 
2. Kĩ năng: 
- 	Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. 
3. Thái độ: 
- 	Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu. 
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK
3. Giới thiệu bài mới: 
- Em là học sinh lớp 5 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận 
Phương pháp: Thảo luận, thực hành 
- Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3 - 4 và trả lời các câu hỏi. 
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Tranh vẽ gì? 
- 1) Cô giáo đang chúc mừng các bạn học sinh lên lớp 5. 
- 2) Bạn học sinh lớp 5 chăm chỉ trong học tập và được bố khen. 
- Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? 
- Em cảm thấy rất vui và tự hào. 
- HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh các lớp dưới? 
- Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. 
- Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Vì sao? 
- HS trả lời 
GV kết luận -> Năm nay em đã lên lớp Năm, lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập . 
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Thực hành 
- Nêu yêu cầu bài tập 1 
- Cá nhân suy nghĩ và làm bài. 
- Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh. 
- Giáo viên nhận xét
- 2 HS trình bày trước lớp 
GV kết luận ->Các điểm (a), (b), (c), (d), (e) là nhiệm vụ của HS lớp 5 mà ... 
* Hoạt động 3:Tự liên hệ (BT 2)
GV nêu yêu cầu tự liên hệ
GV mời một số em tự liên hệ trước lớp
_ Thảo luận nhóm đôi 
_ HS tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
* Hoạt động 4: Củng cố: Chơi trò chơi “Phóng viên” 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Trò chơi, hỏi đáp 
- Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (Báo KQ hay NĐ) để phỏng vấn các học sinh trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
- Theo bạn, học sinh lớp Năm cần phải làm gì ?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm? 
- Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên”?
- Dự kiến các câu hỏi của học sinh
- Hãy nêu những điểm bạn thấy còn cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm. 
- Nhận xét và kết luận. 
- Giáo viên đọc ghi nhớ trong SGK 
5. Tổng kết - dặn dò
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. 
- Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu 
- Vẽ tranh về chủ đề “Trường em” 
Tuần : 02
Tiết : 02
Môn : Đạo đức
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. 
2. Kĩ năng: 	Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. 
3. Thái độ: 	Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu. 
- 	Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Đọc ghi nhớ 
- Học sinh nêu 
- Nêu kế hoạch phấn đấu trong năm học. 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Em là học sinh lớp Năm” (tiết 2) 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về kế hoạch phấn đấu của học sinh. 
- Hoạt động nhóm bốn 
Phương pháp: Thảo luận 
- Từng học sinh để kế hoạch của mình lên bàn và trao đổi trong nhóm. 
- Thảo luận ® đại diện trình bày trước lớp. 
- Giáo viên nhận xét chung và kết luận: Để xứng đáng là học sinh lớp Năm, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu và rèn luyện một cách có kế hoạch. 
- Học sinh cả lớp hỏi, chất vấn, nhận xét. 
* Hoạt động 2: Kể chuyện về các học sinh lớp Năm gương mẫu 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Kể chuyện, t.luận 
- Học sinh kể về các tấm gương học sinh gương mẫu. 
- Học sinh kể 
- Thảo luận lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó. 
- Thảo luận nhóm đôi, đại diện trả lời. 
- Giáo viên giới thiệu vài tấm gương khác. 
® Kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. 
* Hoạt động 3: Củng cố 
Phương pháp: Thuyết trình 
- Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em”. 
- Giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
- Múa, hát, đọc thơ về chủ đề “Trường em”. 
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào là học sinh lớp 5; rất yêu quý và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời chúng ta cần thấy rõ trách nhiệm của mình là phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là học sinh lớp 5 ; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt . 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Có trách nhiệm về việc làm của mình” 
- Nhận xét tiết học 
Tuần : 03
Tiết : 03
Môn : Đạo đức
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 
3. Thái độ: 	Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
Bài tập 1 được viết sẵn lên bảng nhỏ. 
- 	Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Em là học sinh L5
- Nêu ghi nhớ 
- 1 học sinh 
- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào?
- 2 học sinh
3. Giới thiệu bài mới: 
- Có trách nhiệm về việc làm của mình.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức “
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình
- Học sinh đọc thầm câu chuyện 
- 2 bạn đọc to câu chuyện
- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm
- Nhóm thảo luận, trao đổi ® trình bày phần thảo luận 
- Các nhóm khác bổ sung
- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi: 
1/ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý?
- Đá quả bóng trúng vào bà Doan đang gánh đồ làm bà bị ngã. Đó là việc vô tình.
2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
- Rất ân hận và xấu hổ 
3/ Theo em , Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ? Vì sao?
- Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình, đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho người khác.
® Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình, chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Luyện tập 
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm bài tập cá nhân
- Phân tích ý nghĩa từng câu và đưa đáp án đúng (a, b, d, g) 
_GV kết luận (Tr 21/ SGV)
- 1 bạn làm trên bảng nhỏ 
- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, g chưa? Vì sao?
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Nêu yêu cầu BT 2. SGK
_ HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu
- GV kết luận : Tán thành ý kiến (a), (đ) ; không tán thành ý kiến (b), (c), (d)
® Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó thì sẽ đễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- Không dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình là người hèn nhát, .....
* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì?
- Cả lớp trao đổi
- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình?
- Rút ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Nhận xét tiết học 
Tuần : 04
Tiết : 04
Môn : Đạo đức
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 
3. Thái độ: 	Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Ghi sẵn các bước ra quyết định trên giấy to.
- 	Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài  ... û công vệc, tăng niềm vui tình cảm gắng bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp của trường
- Có thái độ mongmuốn., sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp , của trường , của gia đình , của cộng đồng.
- Mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô, những người trong gia đình, những người ở cộng đồng dân cư.
- Tán thành, đồng tình những ai biết hợp tác và không tán thành, nhắc nhở những ai không biết hợp tác với người khác.
II. Chuẩn bị: 
GV + HS: - Sưu tầm các câu chuyện về hợp tác, tương trợ nhau trong 
 công việc. 	 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Tại sao cần phải hợp tác với mọi người?
Như thế nào là hợp tác với mọi người.
Kể về việc hợp tác của mình với người khác.
Trình bày kết quả sưu tầm?
3. Giới thiệu bài mới: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi làm bài tập 3 (SGK).
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận làm bài tập 3.
Kết luận: Tán thành với những ý kiến a, không tán thành các ý kiến b .
v Hoạt động 2: Làm bài tập 4/ SGK.
Phương pháp: Thực hành.
Yêu cầu học sinh làm bài tập 4.
® Kết luận: 
a) Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau .
b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi .
v	Hoạt động 3: Thảo luận nhóm theo bài tập 5/ SGK.
Phương pháp: Thảo luận.
Yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống theo bài tập 5/ SGK.
- GV nhận xét về những dự kiến của HS 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nội dung 1 ở phần thực hành.
Chuẩn bị: Việt Nam – Tổ quốc em.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 học sinh trả lời.
1 học sinh trả lời.
1 học sinh trả lời.
1 học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm đôi.
Từng cặp học sinh làm bài tập.
Đại diện trình bày kết quả.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh làm bài tập.
Học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Hoạt động nhóm 8.
Các nhóm thảo luận.
Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc .
Lớp nhận xét và góp ý .
Tuần : 17
Tiết : 17
Môn : Đạo đức
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng góp phần tham gia xây dựng quê hương .
- yêu mến tự hào về quê hương mình , mong muốn được góp phgần xây dựng quê hương.
-Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương .
II. Chuẩn bị: 
HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN , các bài hát nói về quê hương 
GV: Băng hình về Tổ quốc VN
 Băng cassette bài hát “Việt Nam quê hương tôi”
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Em đã thực hiện việc hợp tác với mọi người ở trường, ở nhà như thế nào? Kết quả ra sao?.
Nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu: “Em yêu quê hương “
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em “
Phương pháp: Đàm thoại,thuyết trình,thảo luận.
Học sinh đọc truyện “Cây đa làng em “trang 28 / SGK 
® Kết luận:
- Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà .
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Phương pháp: Luyện tập, thuyết trình.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
® Kết luận :
- Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương 
- GV yêu cầu đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
Nêu yêu cầu cho học sinh kể được những việc đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình 
GV gợi ý :
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình ?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
® Kết luận và khen một số HS đã thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể 
Hoạt động 4: Củng cố.
 Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
-Yêu cầu HS vẽ tranh và chuẩn bị bài hát
5. Tổng kết - dặn dò: 
Sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
Chuẩn bị:
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh trả lời
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 4.
1 em đọc.
- Học sinh thảo luận theo các câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trả lời .
Lớp nhận xét, bổ sung.
HS thảo luận để làm BT 1
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh làm bài cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Cả lớp nhận xét và bổ sung .
Hoạt động nhóm 4.
- HS vẽ tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình 
- Các nhóm chuẩn bị bài hát, bài thơ , nói về tình yêu quê hương .
Tuần 18
Tiết :
Ngày dạy :
Ngày soạn : ĐẠO ĐỨC: 	
 THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu: 
- HS được củng cố để nhớ lại kiến thức đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 8
 -Nhớ lại những kĩ năng thực hành thông qua các bài tập trắc nghiệm và xử lí tình huống cho sẵn 	
 xử lí các tình huống chính xác,sắm vai tự nhiên,thể hiện được các hành vi đạo đức trong bài tập cho sẵn để từ đó áp dụng vào cuộc sống.	
- Thể hiện đúng mực các hành vi đạo đức đã học trong cuộc sống	
II. Chuẩn bị: 
HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN
GV: Băng hình về Tổ quốc VN
 Băng cassette bài hát “Việt Nam quê hương tôi”
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Em đã thực hiện việc hợp tác với mọi người ở trường, ở nhà như thế nào? Kết quả ra sao?.
Nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu: Việt Nam-Tổ quốc em
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Phân tích thông tin trang 28/ SGK.
Học sinh đọc các thông tin trong SGK 
Treo 1 số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long.
Các em có nhận ra các hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không?
Ai có thể giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này?
Nhận xét, giới thiệu thêm.
Nêu yêu cầu cho học sinh® khuyến khích học sinh nêu những hiểu biết của các em về đất nước mình, kể cả những khó khăn của đất nước hiện nay.
• Gợi ý:
+ Nước ta còn có những khó khăn gì?
Em có suy nghĩ gì về những khó khăn của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó?
® Kết luận:
Tổ quốc chúng ta là VN, chúng ta rất yêu quí và tực hào về Tổ quôc mình, tự hào mình là người VN.
Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
® Tóm tắt:
Quốc kì VN là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, là danh nhân văn hóa thế giới.
Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
· Ở hoạt động này có thể tổ chức cho học sinh học nhóm để lựa chọn các tranh ảnh về đất nước VN và dán quanh hình Tổ quôc, sau đó nhóm sẽ lên giới thiệu về các tranh ảnh đó.
v	Hoạt động 3: Học sinh thảo luận nhóm bài tập 2.
Nêu yêu cầu cho học sinh.
® Kết luận:
Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn đọc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó, ngày 2/ 9 được lấy làm ngày Quốc Khánh của nước ta.
 7/5/1954 Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
30/4/1975 Ngày giải phóng Miền Nam.
Quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Ải Chi Lăng: thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh.
Sông Bạch Đằng: gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông_Nguyên
Là người VN, chúng ta cần biết các mốc thời gian và địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Hoạt động 4: Củng cố.
Nghe băng bài hát “Việt Nam-quê hương tôi”.
Nêu yêu cầu: Cả lớp nghe băng và cho biết:
+ Tên bài hát?
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?
® Qua các hoạt động trên, các em rút ra được điều gì?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Tìm hiểu một thành tựu mà VN đã đạt được trong những năm gần đây.
Sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
Chuẩn bị:
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh trả lời
 Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 4.
1 em đọc.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Học sinh trả lời.
Vài học sinh lên giới thiệu.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Đọc lại thông tin, thảo luận hai câu hỏi trang 29/ SGK.
-Đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm khác bổ sung.
 Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh làm bài cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày trước lớp nói và giới thiệu về Quốc kì VN, về Bác Hồ, Văn Miếu, áo dài VN.
 Hoạt động nhóm 4.
-Thảo luận nhóm.
Đại diện mỗi nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc sự kiện.
Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi
-Học sinh nghe, thảo luận nhóm.
Đại diện trả lời.
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu.
Lớp bổ sung.
Đọc ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docG A-MIT1 (31).doc