Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 1: Việt Nam – Đất nước chúng ta

Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 1: Việt Nam – Đất nước chúng ta

I. MỤC TIÊU : Sau bài học học sinh có thể:

 - Chỉ được vị trí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả Địa cầu.

 - Mô tả sơ lược vị trí địa li, hình dạng của nước ta.

 - Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.

 - Nêu được những thuận lợi do vị trí địa li đem lại cho nước ta.

 - Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Quả địa cầu ( hoặc Bản đồ các nước trên thế giới).

 Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á ( để trống phần tên của các đảo, các quần đảo của nước ta).

 Các hình minh hoạ của SGK.

 Các thẻ ghi tên các đảo, các quần đảo của nước ta, các nước có chung biên giới với Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia.

 Phiếu học tập cho học sinh (chuẩn bị 1 phiếu trên giấy to, các phiếu khác viết trên giấy học sinh).

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 1: Việt Nam – Đất nước chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 	 Địa lý 	 
	VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA 	 
I. MỤC TIÊU : Sau bài học học sinh có thể:
	- Chỉ được vị trí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả Địa cầu.
	- Mô tả sơ lược vị trí địa liù, hình dạng của nước ta.
	- Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.
	- Nêu được những thuận lợi do vị trí địa liù đem lại cho nước ta.
	- Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.	
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Quả địa cầu ( hoặc Bản đồ các nước trên thế giới).
	Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á ( để trống phần tên của các đảo, các quần đảo của nước ta).
	Các hình minh hoạ của SGK.
	Các thẻ ghi tên các đảo, các quần đảo của nước ta, các nước có chung biên giới với Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia.
	Phiếu học tập cho học sinh (chuẩn bị 1 phiếu trên giấy to, các phiếu khác viết trên giấy học sinh).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Vị trí địa liù và giới hạn của nước ta.
2. Một số thuận lợi do vị trí địa lí mang lại cho nước ta.
3. Hình dạng và diện tích
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu chung về nội dung phần Đại liù 5 trong chương trình Lịch sử và Địa liù 5, sau đó nêu tên bài học.
+ Phần Địa liù 5 gồm hai nội dung lớn: Trình bày về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế – xã hội của Việt Nam; một số hiện tượng địa liù của các chậu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục.
+ Trong bài học đầu tiên của phần Địa liù lớp 5, chúng ta cùng tìm hiểu vị trí địa liù, giới hạn lãnh thổ của Việt Nam.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV hỏi HS cả lớp: Các em có biết đất nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới không? Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu.
- GV treo lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và nêu: Chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam.
- GV yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau hãy cùng quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á trong SGk.
+ Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta.
+ Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
- GV gọi HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó hỏi cả lớp: Vậy, đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự trả lời câu hỏi:
+ Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không?
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 1 phiếu thảo luận và yêu cầu các em trao đổi trong nhóm để hoàn thành phiếu thảo luận.
- GV theo dõi HS thảo luận và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
- GV chốt: Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng dài khoảng 1650km, từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất ở Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50km.
- HS nghe.
- GV cho 2 – 3 HS lên bảng tìm và chỉ vị trí của nước Việt Nam trên quả Địa cầu.
- HS quan sát lược đồ, nghe GV giới thiệu.
- HS thực hiện.
- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ vừa trình bày. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ HS trả lời.
- Các nhóm cùng hoạt động để hoàn thành phiếu thảo luận nhóm của mình.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Theo dõi.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Địa hình khoáng sản.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 1 - viet nam dat nuoc chung ta.doc