Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 3: Khí hậu

Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 3: Khí hậu

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:

 - Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.

 - Nhận biết nối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu nước ta.

 - Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc.

 - So sánh và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền Nam, bắc.

 - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của học sinh.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 3: Khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 	 Địa lý	
	KHÍ HẬU 	 
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:
	- Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
	- Nhận biết nối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu nước ta.
	- Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc.
	- So sánh và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền Nam, bắc.
	- Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của học sinh.	
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
2. Khí hậu các miền có sự khác nhau
3. Aûnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
+ Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về khí hậu của Việt Nam và những ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 1 phiếu thảo luận và yêu cầu các em trao đổi trong nhóm để hoàn thành phiếu 
- GV theo dõi HS thảo luận và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
- GV chốt ý: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
- GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta?
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữ tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh?
+ Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? Aûnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc?
+ Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? Aûnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam?
+ Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm?
+ Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
- GV chốt ý: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- GV tổ chức cho học sinh cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?
+ Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?( gợi ý: mỗi loại cây có yêu cầu khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta thay đổi theo mùa, theo vùng sẽ ảnh hưởng thế nào đến các loại cây?)
+ Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng gì? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV theo dõi và sửa chữa các câu trả lời cho học sinh sau mỗi lần phát biểu.
- GV chốt: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hoá cây trồng. tuy nhiên hằng năm,khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Gọi 3 học sinh lên bảng. 
- Theo dõi.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 em, nhận nhiệm vụ triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- Nêu khó khăn và nhờ giáo viên giúp đỡ (nếu cần).
- Các nhóm đại diện lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS quan sát lược đồ.
+ HS thực hiện.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Sông ngòi.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3 - khi hau.doc