Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 4: Sông ngòi

Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 4: Sông ngòi

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:

 - Chỉ trên lược một số sông chính của Việt Nam.

 - Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.

 - Nêu được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của nhân dân.

 - Nhận biết được nối quan hệ địa lí khí hậu – sông ngòi.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

 Các hình minh hoạ trong SGK.

 Phiếu học tập của học sinh.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 4: Sông ngòi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 	 Địa lý	
	SÔNG NGÒI 
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:
	- Chỉ trên lược một số sông chính của Việt Nam.
	- Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
	- Nêu được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của nhân dân.
	- Nhận biết được nối quan hệ địa lí khí hậu – sông ngòi.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	Các hình minh hoạ trong SGK.
	Phiếu học tập của học sinh.	
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa
2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa
3. Vai trò của sông ngòi
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
+ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
+ Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở Việt Nam và tác động của nó đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV treo lược đồ sông ngòi Việt Nam lên bảng và hỏi: Đây là lược đồ gì? Lược đồ này dùng để làm gì?
- GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nước ta có nhiều hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? Từ đây em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi của Việt Nam?
+ Đọc tên các con sông lớn của nước và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó?
+ Ở địa phương ta có những dòng sông nào?
+ Về mùa mưa lũ, em thấy nước ở các sông ở địa phương mình có màu gì?
- Màu nâu đỏ của nước sông chính do phù sa tạo nên.
+ Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi Việt Nam?
- GV chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.
- GV cho cả lớp học nhóm.
(phần chữ in nghiêng là để học sinh trả lời)
Thời gian
Lượng nước
Aûnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Nước nhiều, dâng lên nhanh chóng.
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân.
Mùa khô
Nước ít, hạ thấp, trơ lòng sông.
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thuỷ điện, giao thông đường thuỷ gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho học báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV sửa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh.
+ Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?
- GV vẽ lên bảng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi và giảng lại cho học sinh mối quan hệ này.
- GV tổ chức cho học sinh thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi.
- Chọn 2 đội, mỗi đội 5 học sinh, các em trong cùng đội xếp thành hảng dọc hướng lên bảng.
- Phát phấn cho học sinh đứng đầu mỗi đội.
- Yêu cầu mỗi học sinh chỉ viết một vai trò của sông ngòi mà em biết, sau đó nhanh chóng quay về chỗ đưa phấn cho bạn thứ hai lên viết và cứ tiếp túc như thế cho đến hết thời gian. 
- GV chốt: sông ngòi bời đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường thuỷ quan trọng, là nguồng cung cấp thuỷ điện, cung cấp nước, cung cấp thuỷ sản cho đời sống và sản xuất cho nhân dân.
- Gọi 3 học sinh lên bảng, trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
- Lược đồ sông ngòi Việt Nam, được dùng để nhận xét về mạng lưới sông ngòi.
- Học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng thống kê sau.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Theo dõi.
+ HS trả lời.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ: 
1. Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.
2. Cung cấp nước cho sinh hoạt và cho sản xuất.
3. Là nguồng thuỷ điện.
4. Là đường giao thông.
5. Cung cấp thuỷ sản.
6. . . . . . .
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Vùng biển nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 4 - song ngoi.doc