I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:
- Chỉ được trên bàn đồ vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được vai trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người.
- Nhận biế được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Học sinh sưu tầm các thông tin về thực trạng rừng ở Việt Nam.
Lược đồ khu vực biển đông.
Bài 6 Địa lý ĐẤT VÀ RỪNG I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể: - Chỉ được trên bàn đồ vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được vai trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người. - Nhận biế được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK. Học sinh sưu tầm các thông tin về thực trạng rừng ở Việt Nam. Lược đồ khu vực biển đông. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1. Các loại đất chính ở nước ta 2. Sử dụng đất một cách hợp lí 3. Các loại rừng ở nước ta 4. Vai trò của rừng A. Kiểm tra bài cũ: + Nêu vị trí và đăïc điểm của vùng biển nước ta? + Biển có vai trò thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người? + Kể tên và chỉ trên bản đồ vị trí một số bãi tắm, khu du lịch biển nổi tiếng của nước ta? - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : Trong bài học địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đất và rừng ở nước ta. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân vào phiếu bài tập với yêu cầu sau: Đọc SGK và hoàn thành sơ đồ sau. (Sơ đồ không có phần chữ in nghiêng) Các loại đất chính ở Việt Nam Đất phe-ra-lít Đất phù sa Vùng phân bố: đồi núi Đặc điểm: - Màu đỏ hoặc vàng. - Thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi, xốp và phì nhiêu. Vùng phân bố: Đồng bằng Đặc điểm: - Do sông ngòi bồi đắp. - Màu mỡ. - GV gọi học sinh lên bảng làm bài - Yêu cầu học sinh cả lớp đọc và nhận xét sơ đồ bạn đã làm. - GV nhận xét kết quả trình bày của học sinh, sửa chữa để hoàn chỉnh sơ đồ trên. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất? + Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì? + Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết? - GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV sửa chữa, bổ sung câu trả lời. - GV tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân vào phiếu bài tập với yêu cầu sau: Đọc SGK và hoàn thành sơ đồ sau. (Sơ đồ không có phần chữ in nghiêng) Các loại rừng chính ở Việt Nam Rừng rậm nhiệt đới Rừng ngập mặn Vùng phân bố: đồi núi Đặc điểm: nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao, có tầng thấp. Vùng phân bố: vùng đất ven biển có thuỷ triều lên hàng ngày. Đặc điểm: - Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt. - cây mọc vượt lên mặt nước. - GV gọi học sinh lên bảng làm bài - Yêu cầu học sinh cả lớp đọc và nhận xét sơ đồ bạn đã làm. - GV nhận xét kết quả trình bày của học sinh, sửa chữa để hoàn chỉnh sơ đồ trên. + Hãy nêu các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người? + Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí? + Em biết gì về thực trạng của rừng nước ta hiện nay? + Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì? + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? - Gọi 3 học sinh lên bảng. - Theo dõi. - HS thực hiện. - 1 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi nhận xét. - Theo dõi, sửa chữa bài làm của mình. - Học sinh thực hiện. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến. - HS thực hiện. - 1 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi nhận xét. - Theo dõi, sửa chữa bài làm của mình. + HS nêu. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + Học sinh trình bày theo sự hiểu biết của mình. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Ôn tập.
Tài liệu đính kèm: