Giáo án môn Khoa học khối lớp 4

Giáo án môn Khoa học khối lớp 4

I.MỤC TIÊU:

-Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió

-Giải thích được nguyên nhân gây ra gió

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

-HS chuẩn bị chong chóng.

-Đồ dùng thí nghiệm: hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương ( nếu không có thì dùng hình minh họa để mô tả)

-Tranh minh họa trang 74,75 SGK ( phóng to nếu có điều kiện )

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 113 trang Người đăng hang30 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học khối lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..//2010
Ngày dạy:/./2010
TẠI SAO CÓ GIÓ
Tiết: 37
I.MỤC TIÊU:
-Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió
-Giải thích được nguyên nhân gây ra gió
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-HS chuẩn bị chong chóng.
-Đồ dùng thí nghiệm: hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương ( nếu không có thì dùng hình minh họa để mô tả)
-Tranh minh họa trang 74,75 SGK ( phóng to nếu có điều kiện )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU	
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút 
4 phút 
30 phút 
1/Oån định 
2/Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 36.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3/Dạy bài mới 
a/Giới thiệu bài 
-Hỏi:+ Vào mùa hè, nếu trời nắng mà không có gió em cảm thấy thế nào?
+ Theo em, nhờ đâu mà lá cây lay động hay diều bay lên?
-Gió thổi làm lá cây lay động, diều bay lên, nhưng tại sao có gió? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó.
-Hát 
-3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Không khí cần cho sự thở của người, động vật, thực vật như thế nào?
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ lấy những ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật?
+Vào mùa hè, trời nắng mà không có gió em cảm thấy không khí ngột ngạt, oi bức rất khó chịu.
+ Lá cây lay động, diều bay lên là nhờ có gió. Gió thổi làm cho lá cây lay động, diều bay lên cao.
-Lắng nghe.
Hoạt động 1
TRÒ CHƠI: CHƠI CHONG CHÓNG
-Gọi HS báo cáo việc chuẩn bị chong chóng.
-Yêu cầu HS dùng tay quay cánh xem chong chóng có quay không.
-Hướng dẫn HS ra sân chơi chong chóng: Mỗi tổ đứng thành 1 hàng, quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng ra trước mặt. Tổ trưởng tổ có nhiệm vụ đôn đốc các bạn thực hiện . Trong qúa trình chơi tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
+ Làm thế nào để chong chong quay?
-Tổ chức cho HS chơi ngoài sân. GV đi đến từng tổ hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi cho HS để chong chóng quay nhanh.
-Tổ chức cho HS báo cáo kết qủa theo các nội dung sau:
+ Theo em, tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng của bạn quay nhanh?
+ Nếu trời không có gió, làm thế nào để chong chóng quay nhanh?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
-Kết luận: Khi có gió thổi sẽ làm chong chóng quay. Không khí có ở xung quanh ta nên khi ta chạy, không khí xung quanh chuyển động tạo ra gió. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chong không quay.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe.
-Thực hiện theo yêu cầu. Tổ trưởng từng tổ đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời.
-Tổ trưởng tổ báo cáo xem nhóm mình chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất.
+ Chong chóng quay là do gió thổi.
+ Vì bạn A chạy rất nhanh.
+ Vì khi bạn chạy nhanh thì tạo ra gió. Gió làm quay chong chóng.
+ Muốn chong chóng quay nhanh khi trời không có gió thì ta phải chạy.
+ Chong chóng quay nhanh khi có gió thổi mạnh, quay chậm khi gió thổi yếu.
-lắng nghe.
Hoạt động 2
NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÓ
-GV giới thiệu: chúng ta cùng làm thí nghiệm để tìm nguyên nhân gâ ra gió.
-GV giới thiệu các dụng cụ làm thí nghiệm như SGK, sau đó yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng của nhóm mình.
-GV yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK ( nếu không có đủ dụng cụ cho HS thực hiện thì GV làm thí nghiệm trước lớp )
GV yêu cầu trả lời các câu hỏi sau: ( nên viết sẵn các câu hỏi lên bảng phụ để HS làm thí nghiệm vừa quan sát hiện tượng theo câu hỏi).
+ Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao?
+ Phần nào của hộp có không khí lạnh?
+ Khói bay qua ống nào?
-Gọi nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Khói bay từ mẫu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động?
-GV nêu: Không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, không khí lạnh nặng hơn và đi xuống. Khối từ mẫu hương cháy đi ra qua ống B là do không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gay ra sự chuyển động của không khí.
-GV hỏi lại HS:
+ Vì sao có sự chuyển động của không khí?
+ Không khí chuyển động theo chiều như thế nào?
+ sự chuyển động của không khí tạo ra gì?
-HS chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm (nếu có)
-HS làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra.
-Đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung ( nếu sai).
+Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do 1 ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A.
+ Phần hộp bên ống B có không khí lạnh.
+ Khói từ mẫu hương cháy bay vào ống A và bay lên.
+ Khói từ mẫu hương đi ra ống A mà mắt ta nhìn thấy là do không khí chuyển động từ B sang A.
-Lắng nghe.
-HS lần lượt trả lời.
+ sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuểyn động.
+ Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
+ Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.
Hoạt động 3
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN
4 Phút
1 phút.
-Treo tranh minh họa 6,7 trong SGK yêu cầu trả lời các câu hỏi
+ Hình vẽ, khoảng thời gian nào trong ngày. 
+ Mô tả hướng gió được minh họa trong hình.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS để trả lời câu hỏi: Tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra biển? Gv đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi nhóm xung phong trình bày. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận và chỉ vào hình trên bảng: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau.
Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền nên ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
-Gọi 2 HS lên bảng chỉ vào hình vẽ và giải thích chiều gió thổi.
-Nhận xét, khen hS hiểu bài.
4/Củng cố: 
-Hỏi: Tại sao có gió?
-Nhận xét câu trả lời của HS
-Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học thuộc tiết mục Bạn cần biết trang 75, SGK và sưu tầm các tranh, ảnh về tác hại do bão gây ra.
-2 HS lên bảng chỉ và trình bày.
+Hình 6: Vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ biển vào đất liền .
+ Hình 7:vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liền ra biển.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới quay mặt vào nhau cùng nhìn hình vẽ trong SGK, trao đổi và giải thích hiện tượng.
-HS trình bày ý kiến. Kết qủa mong muốn là:
+ Ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền.
+ Ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ đất liền ra biển hay gió từ đấtliền thổi ra biển.
-Lắng nghe và quan sát hình trên bảng.
-2 HS lên bảng trình bày.
-HS trả lời 
 Ngày soạn:..//2010
Ngày dạy:/./2010
Tiết: 38
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH-PHÒNG CHỐNG BÃO
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được , một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của
- Nêu cách phòng chống:
 + Theo dõi tin thời tiết.
 + Cắt điện. Tàu thuyền không dời bến.
 + Đến nơi cư trú an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Hình minh họa 1,2,3,4 trang 76 SGK phóng to ( nếu có điều kiện )
-Các băng băng giấy ghi: cấ 2: gió nhẹ, cấp 5: gió khá mạnh, cấp 7: gió to, cấp 9: gió dữ và các băng giấy ghi 4 thông tin về 4 cấp gió trên như SGK.
-HS sưu tầm tranh (ảnh) về thiệt hại do giông, bão gây ra.
-Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU	
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
30 phút
1 .Ổn định:
Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
-Nhận xét câu trả lời cho điểm HS.
3 Bài mới 
-Giới thiệu bài: bài học trước các em đã làm thí nghiệm chứng minh rằng tại sao có gió. Vậy gió có những cấp độ nào? Ơû cấp độ gió nào sẽ gây thiệt hai cho cuộc sống của chúng ta? Chúng ta sẽ phải làm gì để phòng chống khi có gió bão? Sau bài học hôm nay các em sẽ lời được câu trả lời đó.
Cả lớp hát
-2 HS lên bảng thực hiện từng yêu cầu sau.
+Mô tả thí nghiệm giải thích tại sao có gió.
+ Dùng tranh minh họa giải thích hiện tượng ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
-Lắng nghe.
Hoạt động 1
MỘT SỐ CẤP ĐỘ CỦA GIÓ
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc mục bạn cần biết trang 76 SGK.
-Hỏi: + Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào?
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK trang 76. GV phát phiếu học tập cho nhóm 4 HS.
-2 HS tiếp nối nhau đọc.
+Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió trong chương trình dự báo thời tiết.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới quan sát hình vẽ, mỗi HS đọc 1 thông tin, trao đổi và hoàn thành phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:
Viết tên cấp gío phù hợp với đoạn văn mô tả về tác động của cấp gió đó.
STT
CẤP GIÓ
TÁC ĐỘNG CỦA CẤP GIÓ
a
Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ da ... â – níc, khí ô-xi,nước và thải ra môi trường hơi nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi và các chất khoáng khác. Vậy sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường thông qua sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn như thế nào, các em cùng tìm hiểu.
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe.
-HS trình bày.
-Trao đổi và trả lời.
+ Trong qúa trình sống cây thường xuyên lấy từ môi trường : các chất khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi.
+ Trong qúa trình hô hấp cây thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác.
+ Quá trình trên được gọi là qúa trình trao đổi chất của thực vật.
+ Qúa trình trao đổi chất ở thực vật là qúa trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
-Lắng nghe.
Hoạt động 2
SỰ TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA THỰC VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
-Hỏi:
+ Sự trao khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?
+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào?
-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài.
+ Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc như người và động vật. Cây đã lấy khí ô-xi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây (thân, rể, la,ù hoa, hạt) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.
+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là qúa trình quang hợp, dưới ánh sáng mặt trời, thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ như chất đường, bột từ các chất vô cơ : nước, chất khoáng, khí các-bô-níc để nuôi cây.
-Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Qúa trình trao đổi chất trong hô hấp ở thực vật diễn ra như sau: thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau: dưới tác động của ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác.
-Quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 3
THỰC HÀNH: VẼ SƠ ĐỒ TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
4’
1’
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Phát giấy cho từng nhóm.
-Yêu cầu: vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật gồm sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn .
GV đi hướng dẫn giúp đỡ từng nhóm.
-Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc.
3. Củng cố:
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
-Hỏi: + Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bài sau.
-Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Trình bày sự trao đổi chất ở thực vật theo sơ đồ vừa vẽ trong nhóm.
-4 đại diện của 4 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Học sinh trình bày.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
Ngày soạn: / / 200
Ngày dạy: / / 200
Tiết 62
ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I.MỤC TIÊU:
- nêu được những yếu tố cần duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trang 124, 125 SGK.
- Phiếu thảo luận nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU	
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5 phút
30 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật
-Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và cho điểm HS.
-Hỏi:
+ Thực vật cần gì để sống?
2. Bài mới:
+ Chúng ta làm thí nghiệm thế nào để chứng minh được thực vật cần nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng để sống và phát triển bình thường?
Trong thí nghiệm mà các em vừa nêu, các cây chia làm 2 nhóm:
+ 4 cây được dùng để làm thực nghiệm, mỗi cây ta cho thiếu từng yếu tố.
+ 1 cây để làm đối chứng, đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống. 
Ở bài động vật cần gì để sống? Chúng ta tiến hành theo cách đó để tự nghiên cứu, tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của động vật.
-2 HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ.
-Tiếp nối nhau trả lời:
+Thực vật cần nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng để sống.
+ Chúng ta đã làm thí nghiệm trên 5 cây đậu: 1 cây được trồng và cung cấp đầy đủ các điều kiện cần : nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng thấy cây sống và phát triển bình thường ; 4 cây còn lại, mỗi cây cung cấp thiếu 1 điều kiện nên chỉ trong 1 thời gian cây đã chết hoặc phát triển không bình thường.
-Lắng nghe.
Hoạt động 1
MÔ TẢ THÍ NGHIỆM
-Tổ chức cho HS tiến hành mô tả, phân tích thí nghiệm trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
+ Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào?
+ Mỗi con chuột này chưa được cung cấp điều kiện nào?
GV đi giúp đỡ từng nhóm.
-Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẽ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng.
-Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết qủa đúng.
-Hỏi:
+ Các con chuột trên có điều kiện sống nào giống nhau?
+ Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường?
Vì sao em biết điều đó.
+ Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì?
+ Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần phải có những điều kiện nào?
+ Trong các con chuột trên, con chuột nào đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện đó?
-Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết được động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1, 2, 4, 5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu 1 yếu tố. Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả các điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết qủa đúng. Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu 1 trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? chúng ta cùng phân tích để biết.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.
-Quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm, sau đó điền vào phiếu thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa(nếu sai).
-Lắng nghe.
+ Các con chuột trên được cùng nuôi thời gian như nhau, trong 1 chiếc hộp giống nhau.
+ Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước.
+ Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong của nó chỉ có đĩa thức ăn.
+ Con chuột số 4 thiếu không khí để thở, vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được.
+ Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.
+Thí nghiệm về nuôi chuột trong hộp để biết xem động vật cần gì để sống.
+ Để sống động vật cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.
+ Trong các con chuột trên chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống.
-Lắng nghe.
Hoạt động 2
ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ ĐỘNG VẬT SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG
4 phút
1 phút
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? vì sao?
GV đi giúp đỡ các nhóm.
-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng.
+ Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào?
-GV giảng:Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống, và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm 80 – 95 % khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần 1 số khả năng có thể thích nghi với môi trường.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
-Hỏi: + Động vật cần gì để sống?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau.
-Hoạt động trong nhóm gồm 4 HS theo sự hướng dẫn của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
+ Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được 1 thời gian nhất định.
+ Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.
+ Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.
+ Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bị bịt kín, không khí không thể tràn vào được.
+ Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không tiếp xúc với ánh sáng.
+ Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.
Học sinh trình bày.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5(22).doc