Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Tiết 24 - Bài: Đồng và hợp kim của đồng

Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Tiết 24 - Bài: Đồng và hợp kim của đồng

I. MỤC TIÊU:

- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.

- Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.

- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.

- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.

- Giáo dục bảo vệ môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thông tin và hình trang 50,51 SGK.

- Một số đoạn dây đồng.

- Sưu tầm tranh, ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng.

- Phiếu học tập.

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2117Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Tiết 24 - Bài: Đồng và hợp kim của đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN: 12
 TIẾT: 24
Bài: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
Ngày soạn: 4/11/2010 Ngày dạy: 11/11/2010
I. MỤC TIÊU:
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng. 
- Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng. 
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. 
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình. 
- Giáo dục bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Thông tin và hình trang 50,51 SGK. 
- Một số đoạn dây đồng. 
- Sưu tầm tranh, ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. 
- Phiếu học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: (1/) Hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:(2-3/) 
- Hãy nêu tính cất của sắt, gang, thép?
- Hợp kim của sắt là gì? Chúng có những tính chất nào?
- Gang, thép được sử dụng để làm gì?
3. Bài mới: :(28-30/)
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động dạy-học 
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
9’
12’
10’
Hoạt động 1: Làm việc với vật thật. 
Mục tiêu: Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng và đoạn dây thép. - GV đi đến các nhóm giúp đỡ. 
- Gọi đại điện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. 
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
Mục tiêu: Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng. 
Tiến hành: 
- GV phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu HS làm theo chỉ dẫn trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập như mẫu trang 50. 
- Gọi vài HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý. 
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận: Đồng là kim loại. 
Đồng - thiết, đồng - kẽm đều là hợp kim của đồng. 
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. 
Mục tiêu: Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình. 
Tiến hành: 
- Gọi HS chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK. HS nêu cách bảo quản, GV và cả lớp bổ sung. 
KL: GV rút ra kết luận SGK/51. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- HS nhắc lại kết luận. 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS nêu kết quả làm việc. 
- HS nêu ý kiến. 
- 2 HS nhắc lại mục bạn cần biết. 
4. Củng cố : (2-3/) 
- Đồng và hợp kim của đồng có tính chất gì?
- Đồng và hợp kim của đồng có ứng dụng gì trong cuộc sống?
 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1/)
- Chuẩn bị bài: NHÔM
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan12tiet24.doc