Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trần Thế Khanh

Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trần Thế Khanh

2 .Bài mới

a. Giới thiệu bài ghi tựa

Bài học đầu tiên mà các em học hôm nay có tên là “sự sinh sản”. Bài học sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của của sự sinh sản đối với loài người.

 HĐ1: Trò chơi: “Bé là con ai”

Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

Bước 1: GV phổ biến cách chơi

-Mỗi hs sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé sẽ phải đi tìm bố mẹ của em bé đó. Ngược lại ai có hình của bố mẹ phải đi tìm con của mình.

- Ai tìm được đúng hình trước là thắng, ngược lại ai hết thời gian qui định chưa tìm được là thua.

Bước2: Tổ chức cho hs chơi.

- Chia lớp thành 4 nhóm.

- GV theo dõi giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.

- Gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày.

- Gọi 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho đây là hai bố con (mẹ con)?

 

doc 21 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 352Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
Tiết 1 Ngày dạy:
SỰ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nhận ra mọi người đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
-II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh SGK trang 4, 5.
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Oån định
 2 .Bài mới
a. Giới thiệu bài ghi tựa
Bài học đầu tiên mà các em học hôm nay có tên là “sự sinh sản”. Bài học sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của của sự sinh sản đối với loài người.
 HĐ1: Trò chơi: “Bé là con ai”
Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
Bước 1: GV phổ biến cách chơi
-Mỗi hs sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé sẽ phải đi tìm bố mẹ của em bé đó. Ngược lại ai có hình của bố mẹ phải đi tìm con của mình.
- Ai tìm được đúng hình trước là thắng, ngược lại ai hết thời gian qui định chưa tìm được là thua.
Bước2: Tổ chức cho hs chơi.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
- Gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày.
- Gọi 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho đây là hai bố con (mẹ con)?
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã tìm đúng bố mẹ cho em bé. Nhắc nhóm nào làm sai, ghép lại cho đúng.
Bước 3: Kết thúc trò chơi
+ Nhờ đâu các em tìm được bố mẹ cho từng em bé?
+ Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
-GV kết kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
HĐ2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
Bước 1: GV hướng dẫn
-Yêu cầu hs quan sát các hình 1, 2, 3 SGK và đọc lời thoại ở từng hình.
-Tiếp theo các em liên hệ đến gia đình mình.
Bước 2: HS làm việc theo cặp
- 2 hs ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh.
- HS 1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh cho HS 2 trả lời.
- Khi HS2 trả lời HS1 phải khẳng định được bạn nêu đúng hay sai.
GV quan sát các nhóm làm việc.
Bước 3: Trình bày kết quả
- GV yêu cầu một số hs trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp.
- GV nhận xét , khen ngợi HS giới thiệu đầy đủ, lời văn hay.
Gv hỏi cả lớp:
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
Kết luận: Nhờ có sự sinh sàn mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Nếu không có sự sinh sản thì loài người sẽ bị diệt vong, không có sự phát triển của xã hội.
b. Củng cố dặn dò 
 Gọi HS đọc mục Bạn cần biết SGK trang 5 và chép bài vào vở.
-Về học bài và đọc trước bài Nam hay nữ để giờ sau chúng ta học.
 * Nhận xét:
Lặp lại tựa bài.
Lắng nghe 
_ Nhận đồ dùng học tập và thảo luận tìm bố mẹ cho từng em bé.
- Đại diện 2 nhóm lên dán phiếu trên bảng.
+ Đây là hai mẹ con vì họ có tóc xoăn giống nhau.
+ Đây là hai bố con vì họ cùng nước da trắng giống nhau.
+ Đây là bố mẹ em bé vì em bé có mái tóc vàng và nước da trắng giống bố mẹ.
+ Nhờ em bé có đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
+ Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra. Trẻ em đều có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
HS làm việc theo cặp.
-Lúc đầu gia đình bạn Liên có hai người. Đó là bố và mẹ.
-Hiện nay gia đình bạn Liên có ba người: bố, mẹ và bạn Liên.
- Sắp tới gia đình bạn Liên có bốn người, mẹ Liên sắp sinh em bé.
Tiếp theo hs sẽ giới thiệu về gia đình mình (3 đến 5 em).
+ Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: bố mẹ bạn Liên và Liên.
+ Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình.
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 1 
Tiết 2 Ngày dạy : 
NAM HAY NỮ ?
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Nhận ra được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.
-Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới,khơng phân biệt nam hay nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 6, 7 SGK.
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DAY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
1.Oån Định
2. Bài cũ:
+ Sự sinh sản ở con người có ý nghĩa như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu – ghi tựa.
HĐ1: Thảo luận.
Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữû về mặt sinh học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
Nhóm 1: Lớp chúng ta có bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu bạn gái?
Nhóm 2, 3: Nêu một vài điểm giống và khác nhau giũa bạn trai và bạn gái.
Nhóm 4: Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
-Gọi đại diện các nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Đến dộ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển làm cho cơ thể nam và nữ có điểm khác biệt về mặt sinh học : Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng; nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
GV cho hs quan sát hình chụp trứng và tinh trùng trong SGK.
Hãy nêu thêm ví dụ về điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
HĐ 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”.
Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học vàxã hội giữa nam và nữ.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Mỗi nhóm nhận một phiếu học tập như trang 8 và giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
Bước 4: GV nhận xét tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng và kết luận:
Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội.
3. Củng cố – dặn dò
+ Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ?
- Về nhà đọc lại bài, đọc trước phần còn lạiđể giờ sau chúng ta học tiếp.
* Nhận xét:
Sự sinh sản.
+ Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
+ Nếu con người không có khả năng sinh sản thì loài người sẽ bị diệt vong, không có sự phát triển của xã hội.
Lặp lại tựa bài.
HS thảo luận theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận.
- Lớp chúng ta có 11 bạn nữ và 14 bạn nam.
- Giữa nam và nữ có nhiều điểm giống nhau như có các bộ phận trong cơ thể giống nhau, cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm,  nhưng cũng có những điểm khác nhau như nam thường để tóc ngắn, nữ lại để tóc dài, nam mạnh mẽ, nữ lại dịu dàng
- Khi một em bé mới sinh ra người ta dựa vào bộ phận sinh dục để biết đó là bé trai hay bé gái.
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
- Hs cùng quan sát.
- Nam : Cơ thể thường rắn chắc, khỏe mạnh, cao to hơn nữ.
- Nữ: Cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam.
- Đại diện các nhóm nhận phiếu và thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
+ Nam: có râu, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
+ Cả nam và nư õ: dịu dàng, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, trụ cột gia đình,
+ Nư õ:Cơ quan sinh dục tạo ra trứng. Mang thai, cho con bú.
Giải thích: Do hoóc môn sinh dục nam nên đến độ tuổi nhất định nam sẽ mọc râu.
Các bạn nam cũng thể hiện tính dịu dàng khi động viên, giúp đỡ các bạn nữ vì thế đây đâu phải là đặc điểm mà bạn nữ mới co ù.
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 2 
Tiết 3 Ngày dạy :
NAM HAY NỮ ? (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 9 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
3ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
-Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
- Nêu những điểm chung của nam và nữ về mặt xã hội.
GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới 
a). Giới thiệu – ghi tựa 
HĐ 3 : Vai trò của nữ.
Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của nữ trong xã hội.
- GV cho HS quan sát hình 4 trang 9 và hỏi: Aûnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?(GV nêu thêm đội tuyển nữ quốc gia đã giành huy chương vàng tại Seagames lần thứ 22 tại Việt Nam).
- GV nêu: Như vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng. Vậy nữ còn làm được những gì khác? 
- Em có nhận xét gì về vai trò của nữ? 
GV: Có rất nhiều phụ nữ tài giỏi, thành công trong công việc xã hội như phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, Trương Mỹ Hoa, ngoại trưởng Mỹ Rice, tổng thống Philíppin, nhà bác học Ma-ri-quy-ri.Vậy trong gia đình, ngoài xã hội phụ nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới.Vai trò của nam và nữ không cố định mà có thể thay đổi. Trong gia đình, phụ nữ làm công việc nội trợ, kiếm tiền, cùng nuôi dạy con cái. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội, giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp.
HĐ 4: Thảo luận: Một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
Mục tiêu: HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ. Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ
Bước 1: làm việc theo nhóm.
Em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao?
Nhóm 1: Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
Nhóm 2: Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
Nhóm 3: Con gái nên học nữ công gia chánh, con t ...  chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Giới thiệu :
+ Đây là anh sinh viên. Anh đang ở vào giai đoạn trưởng thành, có thể vừa đi học vừa đi làm và tự chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Đây là các bạn thiếu nhi đang hát múa . các bạn ấy ở lứa tuổi vị thành niên. Lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
+ Đây là bà tôi. Bà đang ở vào giai đoạn tuổi già. Bà tham gia vào hội người cao tuổi và tập thể dục hàng ngày.
+ Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên. (tuổi dậy thì).
+ Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xả hội sẽ diễn ra như thế nào.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 4 
Tiết 8 Ngày dạy :
VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu những việc nên làm và không nên làm để giử vệ sinh bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì.
Giúp Hs thấy được mối quan hệ giữa con người với môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 18, 19 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
 : 
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Goị HS nêu lại các giai đoạn phát triển của cơ thể từ tuổi vị thành niên đến đến lúc tuổi già.
GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới 
a). Giới thiệu – ghi tựa 
* HĐ 1 : Động não
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
- GV nêu câu hỏi :
+ Ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá?
+ Hãy nêu tác dụng của những việc làm trên?
- GV kết luận (lồng ghép giáo dục MT)
 : Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh nói chung. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới phát triển, vì vậy chúng ta phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.
Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm nam và nữ riêng.
+ Nam nhận phiếu “vệ sinh cơ quan sinh dục nam”
+ Nữ nhận phiếu “vệ sinh cơ quan sinh dục nữ” 
- Gv chữa bài cho các nhóm .
Nam : 1b, 2 a,b,.d, 3 b,d.
Nữ : 1 b,c ; 2 a,b ; 3a .
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 19.
Hoạt động 3 : Thảo luận.
Mục tiêu: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dây thì.
- Cho HS hoạt động theo nhóm 
+ Quan sát các hình và trả lời câu hỏi:
- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏetuổi dậy thì?
- Gọi đại diện nhóm trính bày.
- GV kết luận : Ở tuổi dậy thì chúng ta cần ăn đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi, giải trí lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng các chất độc hại cho cơ thểnhư rượu, bia, ma túy,, không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.
 4. Củng cố – dặn dò .
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
* Nhận xét 
- 3 HS trả lới.
+ HS hoạt động cá nhân, mỗi em nêu một ý kiến như : rửa mặt, gội đầu,tắm rửa, thay quần áo,
+ Rửa mặt bằng nước sạch thường xuyên sẽ giúp chất nhờn trôi đi, tránh được mụn trứng cá.
+ tắm rửa, gội đầu, thay quần áo thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, thơm tho. 
 Phiếu học tập.
 Khoanh vào chữ cái trước câu đúng :
Nam :
Cần rửa cơ quan sinh dục :
Hai ngày một lần.
Hằng ngày
2 . khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý :
 a) Dùng nước sạch.
 b) Dùng xà phòng tắm.
c) Dùng xà phòng giặt.
3. dùng quần lót cần chú ý :
a) Hai ngày thay một lần.
b) mỗi ngày thay một lần
c) Giặt và phơi trong bóng râm.
d) Giặt và phơi ngoài nắng.
Nữ : 
Cần rửa cơ quan sinh dục :
Hai ngày một lần.
Hằng ngày.
C) Khi thay băng vệ sinh.
2 . khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý :
 a) Dùng nước sạch.
 b) Dùng xà phòng tắm.
c) Dùng xà phòng giặt.
3. Sau khi đi vệ sinh cần chú ý :
a) Lau từ phía trước ra phía sau.
b) Lau từ phía sau ra phía trước.
Nên : Aên đủ chất, ăn nhiều rau quả, tập thể dục , vui chơi, giải trí phù hợp,đọc sách báo phù hợp lứa tuổi.
Không nên : hút thuốc lá, uống rượu, bia, tiêm chích ma túy,không xem phim ảnh, sách báo không lành mạnh 
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 5 
Tiết 9 Ngày dạy: 
THỰC HÀNH : NÓI “KHÔNG !”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy .
Từ chối, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 20 - 23 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì em nên làm gì?
GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới 
a). Giới thiệu – ghi tựa 
HĐ 1 : Thực hành xử lí thông tin.
Mục tiêu: HS nêu được tác hại của rượu,bia, thuốc lá, ma túy.
+ Cho HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
- GV kết luận: Các chất gây nghiện đều có hại cho sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh; làm hao tiền của bản thân, gia đình; làm mất trật tự an toàn xã hội.
Hoạt động 2 : Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”
Mục tiêu : củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu,bia, ma túy.
- GV hướng dẫn: có 3 phiếu đựng các câu hỏi có liên quan đến tác hại của thuốc lá, rượu,bia, ma túy.Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
+ Khói thuốc lá có thể gây ra bệnh nào?
+ Khói thuốc lá gây hại cho ngưòi hút và những người xung quanh như thế nào?
+ Rượu bia có thể gây ra bệnh gì ?
+ Người nghiện rượu có gây ảnh hưởng đến những người xung quanh?
+ Ma túy có tác hại gì?
+ Nsếu có người rủ em dùng thử ma túy, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời tốt
4. Củng cố – dặn dò .
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
* Nhận xét 
- 2 HS trả lới.
- HS làm việc cá nhân.Đọc thông tin trong SGK và nêu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến bạn vừa trình bày.
+ Bệnh ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.
+ Người hút : da sớm bị nhăn,hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm.
+ Người xung quanh: dễ mắc các chứng bệnh như người hút, trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa.
+ Gây bệnh về đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, tâm thần, ung thư lưỡi,
+ Gây sự dđánh nhau với người ngoài, đánh vợ con, gây tai nạn giao thông,
+ Hủy hoại sức khỏe, dễ lay nhiễm HIV, hao tốn tiền của, có thể gây tội ác như cướp của, giết người
+ Em sẽ từ chối một cách khéo léo, cương quyết và tìm cách khuyên người ấy không nên dùng ma túy.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 5 
 Tiết 10 ND:
THỰC HÀNH : NÓI “KHÔNG !”
 ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy .
Từ chối, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 20 - 23 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Nếu có người thuê em vận chuyển ma túy thì em sẽ làm gì?
- Rượu, bia có thể gây ảnh hưởng đến nhân cách người nghiện như thế nào ?
GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới 
a). Giới thiệu – ghi tựa 
HĐ 1 : Trò chơi “chiếc ghế nguy hiểm”
Mục tiêu: HS có ý thức tránh xa sự nguy hiểm.
+GV phổ biến luật chơi : Đây là chiếc ghế có điện, nếu ai đụng vào sẽ bị điện giật chết, nếu chạm vào bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật.
+ Cho cảø lớp ra hành lang từ từ đi vào GV nhắc các em không được dụng vào ghế
- Sau khi HS về chỗ ngồi và hỏi :
+ Tại sao khi đi ngang qua ghế có một số bạn sợ hãi?
 + Tại sao có bạn lại lén xô bạn vào ghế?
GV nêu : Trò chơi giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm.
Hoạt động 4 : Đóng vai
Mục tiêu : HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
GV đưa ra 3 tình huống cho 3 nhóm :
+ Tình huống 1: Lân với Hùng là đôi bạn thân, một hôm Lân nói với Hùng là em đã tập hút thuốc lá. Lân rủ Hùng cùng hút. Nếu là Hùng,em sẽ ứng xử như thế nào?
 + Tình huống 2 : Minh đi dự sinh nhật, bị một anh ép uống rượu. Nếu là Minh em sẽ ứng xử như thế nào ?
+ Tình huống 3: Do có việc Hảo phải đi ra ngoài vào buổi tối, Hảo gặp một nhóm thanh niên ép dùng thử hê-rô-in. Nếu là Hảo em sẽ ứng xử như thế nào?
- Việc từ chối dùng các chất gây nghiện có khó không ?
- Trong trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc , chúng ta nên làm gì?
- Gv gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 23.
Kết luận : Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói không đối với những chất gây nghiện.
4. Củng cố – dặn dò .
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
* Nhận xét 
- Từ chối và sau đó đi báo công an.
- Quần áo xộc xệch, bê tha.Di đứng loạng choạng, nói nhảm, mặt đỏ,
- HS thực hiện.
- Vì sợ chạm vào ghế bị điện giật
+ vì bạn đó tò mò muốn xem chiếc ghế có thật sự nguy hiểm.
- Các nhóm đọc tình huống, cửra các vai thực hiện .
- Từng nhóm lên đóng vai, lớp theo dõi, nhận xét.
-Hoạt động cá nhân.
- chúng ta phải kiên quyết từ chối vì đó là những chât độc hại.
- Chúng ta nên báo với người lớn, với các chú công an.
- 2 HS đọc.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_tuan_1_den_tuan_5_tran_the_khanh.doc