2. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
HĐ1: Trò chơi tiếp sức “Phân biệt 3 thể của chất”
Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất
- Chuẩn bị bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi một tên : cát trắng, cồn, o-xi, nước đá,đường, xăng, . Và bảng lớn kẻ sẵn bảng 3 thể của chất.
- Tiến hành : GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có 5 HS.
HS 2 đội xếp thành hàng dọc trước bảng, khi GV hô “bắt đầu” thì người thứ nhất của mỗi dội rút một phiếu bất kì, đọc nội dung rồi gắn lên bảng với cột tương ứng, rồi đến người thứ 2, thứ 3, Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
- GV cùng HS kiểm tra.Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
Mục tiêu : HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Chuẩn bị : chuẩn bị theo nhóm
- Một bảng con, phấn.
Tiến hành : GV đọc câu hỏi. các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào trả lời nhanh, đúng là thắng cuộc.
HĐ3: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 73 và nói về sự chuyển thể của nước.
- Dựa vào gợi ý các hình trên hãy tìm thêm các ví dụ khác (mỡ, bơ ở thể rắn có thể bị nóng chảy thành thể lỏng hoặc khi gặp nhiệt độ thấp, từ thể lỏng chúng có thể đông đặc thành thể rắn) .
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
Kết luận : Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển đổi này là một dạng biến đổi lí học.
Tuần 18 Tiết 35 Ngày dạy : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 73 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 32ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Trò chơi tiếp sức “Phân biệt 3 thể của chất” Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất - Chuẩn bị bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi một tên : cát trắng, cồn, o-xi, nước đá,đường, xăng,. Và bảng lớn kẻ sẵn bảng 3 thể của chất. - Tiến hành : GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có 5 HS. HS 2 đội xếp thành hàng dọc trước bảng, khi GV hô “bắt đầu” thì người thứ nhất của mỗi dội rút một phiếu bất kì, đọc nội dung rồi gắn lên bảng với cột tương ứng, rồi đến người thứ 2, thứ 3, Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc. - GV cùng HS kiểm tra.Tuyên dương nhóm thắng cuộc. HĐ2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” Mục tiêu : HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí. Chuẩn bị : chuẩn bị theo nhóm - Một bảng con, phấn. Tiến hành : GV đọc câu hỏi. các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào trả lời nhanh, đúng là thắng cuộc. HĐ3: Quan sát và thảo luận Mục tiêu : HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày. - GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 73 và nói về sự chuyển thể của nước. - Dựa vào gợi ý các hình trên hãy tìm thêm các ví dụ khác (mỡ, bơ ở thể rắn có thể bị nóng chảy thành thể lỏng hoặc khi gặp nhiệt độ thấp, từ thể lỏng chúng có thể đông đặc thành thể rắn) . - Gọi HS đọc mục bạn cần biết. Kết luận : Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển đổi này là một dạng biến đổi lí học. 3. Củng cố dặn dò Hãy kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. - Về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài Hỗn hợp. - Nhận xét:. - 2 HS trả lời. - HS nghe GV phổ biến luật chơi v à thực hiện. * Thể rắn : cát trắng, đường, nhôm, nước đá, muối. * Thể lỏng : cồn, dầu ăn, nước, xăng. * Thể khí : hơi nước, o-xi, ni-tơ. - HS nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện. Đáp án : 1-b; 2-c; 3-a. - HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. + Hình 1: Nước ở thể lỏng. + Hình 2 : Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt đô bình thường. + Hình 3 : Nước bóc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao. - HS đọc. Rút kinh nghiệm : Tuần 18 Tiết 36 Ngày dạy : HỖN HỢP I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Nêu được một số ví dụ về á hỗn hợp. Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.(tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp cát trắng và nước) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chuẩn bị vật liệu làm thí nghiệm : muối, bột ngọt, tiêu xay, . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 27ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 73. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị”. Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp. - Cho HS làm việc theo nhóm.Thực hành làm thí nghiệm và thảo luận các câu hỏi: - Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? - Hỗn hợp là gì? - Gọi các nhóm trình bày. - Gọi nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. HĐ2: Thảo luận Mục tiêu : HS kể được tên một số hỗn hợp. - HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi + Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp? + Kể tên một số hỗn hợp mà em biết. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét. HĐ3: Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Mục tiêu : HS biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. - GV yêu cầu HS đọc mục trò chơi học tập SGK trang 75 trao đổi và trả lời câu hỏi. - Mỗi hình ứng với việc sử dụng phương pháp nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp? - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét. HĐ4: Thực hành tách một số chất ra khỏi hỗn hợp. Mục tiêu: HS biết tách các chất ra khỏi hỗn hợp. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như SGK hướng dẫn. - Gọi các nhóm trình bày. - GV nhận xét 4. Củng cố dặn dò - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 74 SGK. - Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài Dung dịch. - Nhận xét: - 2 HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm làm thí nghiệm: tạo ra hỗn hợp muối, bột ngọt như SGK hướng dẫn. - Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau. - Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. - HS làm việc theo nhóm. +Không khí là một hỗn hợp. Trong không khí có thể chứa nước, bụi bẩn, khói vá các chất rắn không tan. + Hỗn hợp cám với gạo, cám với trấu, gạo với sạn, đường và muối,. - HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. + Hình 1: lọc. + Hình 2 Sàng, sảy. + Hình 3 : làm lắng. - HS đọc. - Các nhóm thực hiện. + Nhóm 1: Đỗ hỗn hợp nước và cát trắng ở trong cốc qua phễu lọc. Kết quả: cát trắng không hòa tan trong nước nên được giữ lại ở giấy lọc, nước chảy qua phễu xuống chai. + Nhóm 2: Đỗ hỗn hợp dầu ăn vào trong chén nước để một lúc lâu nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên trên mặt nước. Ta dùng thìa hớt hết lớp dầu ăn nổi trên mặt nước sẽ được dầu ăn. + Nhóm 3: Đỗ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá. Sau đó dùng tay đãi gạo trong chậu nước để hạt sạn lắng xuống đáy rá, dùng tay bốc gạo ở phía trên ra , sạn còn lại dưới đáy rá. Rút kinh nghiệm : Tuần 19 Tiết 37 Ngày dạy : DUNG DỊCH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Nêu được một số ví dụ về dung dịch. Biết cách tách các chất ra khỏi dung dịch bằng cách chưng cất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 76,77 SGK. Một ít đường, muối, nước sôi để nguội. Ly , muỗng nhỏ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 27ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Làm thế nào để tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng? - Hỗn hợp là gì? - GV nhận xét, ghi điểm. 3 Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch”. Mục tiêu: HS biết tạo ra một dung dịch và kể được tên một số dung dịch. - Cho HS làm việc theo nhóm.Thực hành tạo ra một dung đường (hoặc muối), nhóm quan sát và ghi vào phiếu. - Muốn tạo ra dung dịch cần có điều kiện gì? - Vậy dung dịch là gì? - Hãy kể tên một số dung dịch mà em biết. - Gọi các nhóm trình bày. - Gọi nhận xét, bổ sung. - Gọi đọc mục bạn cần biết trang 76. - GV kết luận: Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được. Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan với nhau gọi là dung dịch. HĐ2: Thực hành Mục tiêu : HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch. - HS làm việc theo nhóm. - Gọi HS trình bày. - GV kết luận : Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác khi cần nước thật tinh khiết. - Cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” + Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào? + Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào? 4. Củng cố dặn dò - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 76, 77 SGK. - Về đọc kĩ lại bài chuẩn bị bài Sự chuyển đổi hóa học. - Nhận xét. - HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm. Tên và đặc điểm từng chất tạo ra dung dịch. Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch. 1.Nước sôi để nguội trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 2.Đường : màu trắng, có vị ngọt. Muối màu trắng có vị mặn. Nước đường dung dịch có vị ngọt. Nước muối, dung dịch có vị mặn. - Phải có ít nhất hai chất trở lên. - Là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan trong chất lỏng đó. - Dung dịch nước và xà phòng, giấm và đường, giấm và muối, - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc : Đọc thông tin trang 77, thảo luận và làm thí nghiệm : Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra. - Các thành viên trong nhóm đều nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa, rút ra kết quả : Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc. Vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước. Muối vẫn còn lại trong cốc. - Lớp chia hai dãy đố nhau. + Người ta sử dụng phương pháp chưng cất. + Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối. Rút kinh nghiệm : Tuần 19 Tiết 38 Ngày dạy : SỰ CHUYỂN ĐỔI HÓA HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra di tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng,. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 78, 79 SGK. Một ít đường , lon sữa bò, nến, đèn cồn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 27ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Dung dịch là gì? Cho ví dụ. - Hãy nêu sự khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp? - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Thí nghiệm Mục tiêu:Giúp HS làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.Phát biểu định ... ùp 5. - Nhận xét: - 2HS trả lời. - HS thảo luận theo nhóm. + Bóng đèn, bàn là, ti vi, nồi cơm điện, máy tính bỏ túi, loa, + Được lấy từ dòng điện của nhà máy điện, ác-quy, đi-na-mô, pin. - HS quan sát, thảo luận theo nhóm. + Tủ lạnh, máy cát sét, đèn ngủ, quạt máy, đèn pin, mô tưa, + Nhà máy điện, ac-quy, pin. + Thắp sáng, đốt nóng, chạy máy. +tiết kiệm năng lượng điện - Lớp chia 2 đội tìm nhanh các dụng cụ, máy móc có sử dụng điện trong lĩnh vực đó và giơ tay xin trả lời. - 2 HS lên bảng ghi tên các dụng cụ, máy móc mà 2 đội vừa nêu. - 1 HS đọc. Rút kinh nghiệm : Tuần 23 Tiết 46 Ngày dạy : LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn điện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Thông tin và hình trang 94, 95 SGK. Chuẩn bị theo nhóm : một cục pin, dây đồng, bóng đèn pin. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 27ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Hãy nêu vai trò của điện. - Điện mà chúng ta đang sử dụng được lấy từ đâu? - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Thực hành lắp mạch điện. Mục tiêu: HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện. - Yêu cầu HS thực hành lắp mạch điện trong nhóm và vẽ lại cách mắc điện vào giấy. - Gọi 2 nhóm HS lên trình bày. - GV nhận xét. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK / 94 - Yêu cầu HS cầm cục pin, bóng đèn lên bảng chỉ rõ đâu là cực dương, cực âm, đâu là núm thiếc, đâu là dây tóc. - Hỏi : Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? + Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ đâu? - Kết luận : Pin là nguồn cung cấp nămg lượng làm cho đèn sáng. Mỗi pin có 2 cực : một cực dương và một cực âm. Bên trong bóng đèn là dây tóc. Hai đầu dây tóc được nối ra bên ngoài. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bị nóng tới mức phát sáng. HĐ2 : Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện. Mục tiêu : HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. - Cho lớp làm thí nghiệm theo nhóm. + Lắp mạch điện đúng để sáng đèn. + Tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn. + Chèn một số vật bằng kim loại, cao su, sứ vào chỗ hở của mạch điện. + Quan sát hiện tượng và ghi vào phiếu báo cáo. - Gọi các nhóm trình bày. - Gọi nhận xét. - Kết luận : Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng. Các vật bằng cao su, sứ, nhựa không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng. - Hỏi : Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua. +Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua. - Kết luận : Chúng ta phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện, không được chạm tay vào lõi dây điện và các bộ phận dẫn điện. 4. Củng cố dặn dò - Gọi HS đọc Mục bạn cần biết trang 94 và ghi vào vở. - Về học bài và chuẩn bị bài lắp mạch điện đơn giản (tiếp theo). - Nhận xét. - 2HS trả lời. - HS thực hành theo nhóm. Mỗi một HS lắp một lần. Cả nhóm thống nhất cách lắp và vẽ sơ đồ mạch điện của nhóm vào giấy. - 2 nhóm trình bày trước lớp. - 2 HS đọc. - 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. - Phải lắp thành một mạch kín để dòng diện từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin. + được tạo ra từ pin. - lắng nghe. - HS thí nghiệm theo nhóm . + Đèn sáng. + Đèn không sáng. + Dùng kim loại chèn vào chỗ hở của mạch điện : đèn sáng. + Dùng cao su, sứ chèn vào chỗ hở của mạch điện : Đèn không sáng. - 1 HS đọc. - Gọi là vật dẫn điện. - đồng, nhôm, sắt. - Gọi là vật cách điện. - Nhựa, cao su, sứ, thuỷ tinh, Rút kinh nghiệm : Tuần 24 Tiết 47 Ngày dạy : LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn điện. Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Thông tin và hình trang 97 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 27ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Kể tên một số vật liệu dẫn điện, vật không dẫn điện. - Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện? - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ3: Vai trò của cái ngắt điện, thực hành làm cái ngắt điện đơn giản. Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, cách điện. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 97. + Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì? + Nó ở vị trí nào trong mạch điện. + Nó có thể chuyển động như thế nào? + Dự đoán tác động của nó đến mạch điện (khi nó chuyển động). - Yêu cầu HS thực hiện làm cái ngắt điện như SGK / 97 - Gọi các nhóm trình bày. - Gọi nhận xét. - GV nhận xét. - Hỏi : Em biết những cái ngắt điện nào trong cuộc sống? 4. Củng cố dặn dò - Gọi HS đọc Mục bạn cần biết trang 97 và ghi vào vở. - Về học bài và chuẩn bị bài An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện. - Nhận xét. - 2HS trả lời. + Cái ngắt điện được làm bằng vật dẫn điện. + Nằm trên đường dây điện. + Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở. + Khi mở cái ngắt điện, mạch hở và không cho dòng điện chạy qua, khi đóng cái ngắt điện mạch kín và dòng điện chạy qua được. - HS thực hiện theo nhóm - Công tắc đèn, công tắc điện, cầu dao, cầu chì, Rút kinh nghiệm : Tuần 24 Tiết 48 Ngày dạy : AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Nêu được một số qui tắc cơ bản sử dụng an toàn ,tiết kiệm điện. Có ý thức tiết kiệm điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Thông tin và hình trang 98, 99 SGK. Bộ tranh khoa học lớp 5. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 27ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Kể tên một số vật liệu dẫn điện, vật không dẫn điện.Cho ví dụ. - Đọc thuộc lòng mục bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật. Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. - Yêu cầu HS quan sát tranh, hình minh hoạ theo nhóm: + Nội dung tranh vẽ gì ? + Việc làm đó có tác hại gì? + Hình 2 : Một bạn nhỏ đang sờ tay không vào ổ điện và người lớn kịp thời ngăn lại. Việc làm đó rất nguy hiểm đến tính mạng vì điện có thể truyền qua lỗ cắm trên phích điện, truyền sang người gây chết người. + Hãy nêu các biện pháp phòng tránh bị điện giật. - Gọi các nhóm trình bày. - Gọi nhận xét. - GV nhận xét. - Hỏi : Em biết những cái ngắt điện nào trong cuộc sống? - Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK / 98. Kết luận : Ngoài những biện pháp mà các em vừa nêu ta cần lưu ý là khi tay bị ướt không nên cầm phích điện cắm vào ổ điện, không nên dùng bất cứ vật gì cắm vào ổ điện rất nguy hiểm. HĐ2 : Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện, vai trò của cầu chì và công tơ. Mục tiêu : HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện. - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi SGK / 99. + Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho các vật dùng điện là 6V(hoặc nguồn điện 110V cho các vật dùng có 220 V)? + Cầu chì có tác dụng gì? + Hãy nêu vai trò của công tơ điện? - Kết luận : Khi cầu chì bị cháy phải thay cầu chì khác, tuyệt đối không được thay bằng dây sắt hay dây đồng. HĐ3 : Các biện pháp tiết kiệm điện. Mục tiêu: HS hiểu được vì sao phải tiết kiệm điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. + Tại sao phải tiết kiệm điện? + Nêu những biện pháp tiết kiệm điện? - Kết luận : Chúng ta cần sử dụng điện, tránh lãng phí để tiết kiệm tiền cho gia đình, xã hội và người khác cũng có điện dùng. 4. Củng cố dặn dò - Gọi HS đọc Mục bạn cần biết trang 99. - Về học bài và chuẩn bị bài ôn tập : Vật chất và năng lượng. - Nhận xét - 2HS trả lời. - HS quan sát, thảo luận theo nhóm đôi. + Hình 1 : hai bạn nhỏ thả diều nơi có đường dây điện đi qua, một bạn đang cố kéo khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện. Việc làm đó rất nguy hiểm vì có thể làm dây điện bị đứt, vướng vào người gây chết người. + Không sờ vào ổ điện; không thả diều gần đường dây điện; không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện; để ổ điện xa tầm tay trẻ em; báo cho người lớn khi có sự cố về điện; không dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi nguồn điện, - HS thảo luận theo nhóm. + Sẽ làm hỏng vật dụng đó (hoặc vật dụng đó không hoạt động). + Nếu dòng điện quá mạnh, đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt, tránh được những sự cố nguy hiểm về điện. + công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả. - Hoạt động cá nhân. + Vì năng lượng điện không phải là vô tận, nếu ta tiết kiệm điện thì những nơi vùng sâu, vùng xa, hải đảo sẽ có điện dùng. + Không bật loa quá to; ra khỏi nhà tắt quạt, tắt đèn, dùng bóng đèn đủ sáng, không đun nấu bằng bếp điện quá lâu, Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: