Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 29 đến tuần 35 - Trần Thế Khanh

Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 29 đến tuần 35 - Trần Thế Khanh

3. Bài mới

a) Giới thiệu ghi tựa.

b) Nội dung.

 HĐ1: Làm việc với SGK.

Mục tiêu : HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch.

- Cho HS làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi :

+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?

+ Ếch đẻ trứng ở đâu ?

+ Trứng ếch nở thành gì ?

+ Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.

+Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu ?

Kết luận : Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống dưới nước).

HĐ2 : Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.

Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.

- HS làm việc cá nhân.

- GV đi tới từng HS hướng dẫn, góp ý.

- Cho HS chỉ vào sơ đồ mới vẽ trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.

- Gọi HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.

- GV nhận xét.

 

doc 26 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 382Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 29 đến tuần 35 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 57 Ngày dạy : 
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết : Vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 116, 117 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Mô tả quá trình phát triển của bướm cải và những biện pháp có thể giảm thiệt hại do côn trùng gây ra cho hoa màu.
+ Nói về sự sinh sản của gián và cách diệt gián.
+ Nói về sự sinh sản của ruồi và cách diệt ruồi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Làm việc với SGK.
Mục tiêu : HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi :
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
+ Ếch đẻ trứng ở đâu ?
+ Trứng ếch nở thành gì ?
+ Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.
+Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu ?
Kết luận : Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống dưới nước).
HĐ2 : Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
- HS làm việc cá nhân.
- GV đi tới từng HS hướng dẫn, góp ý.
- Cho HS chỉ vào sơ đồ mới vẽ trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.
- Gọi HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 116
- Về học bài và chuẩn bị bài Sự sinh sản và nuôi con của chim.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi.
+ Vào mùa hè.
+ Ếch đẻ trứng xuống nước, tạo thành những chùm lềnh bềnh trên mặt nước.
+ Trứng ếch nở thành nòng nọc.
+ H1 : Ếch đực đang gọi ếch cái với hai túi kêu phía dưới miệng phồng to, ếch cái ở bên cạnh không có túi kêu.
H2 : Trứng ếch.
H3 : Trứng ếch mới nở.
H4 : Nòng nọc con.
H5 :Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra hai chân phía sau.
H6 : Nòng nọc mọc tiếp hai chân phía trước.
H7 : Ếch con đã hình thành đủ 4 chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ.
H8 : Ếch trưởng thành.
+ Nòng nọc sống dưới nước. Ếch vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nứơc.
- Từng HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở..
- Chỉ vào sơ đồ trình bày với bạn bên cạnh.
- 3 đến 5 HS giới thiệu trước lớp.
- 2 HS đọc.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 29 Tiết 58 Ngày dạy : 
SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết : 
Biết chim là động vật đẻ trứng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 118, 119 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch.
+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Quan sát
Mục tiêu : Hình thành cho HS biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi :
+ So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.
+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, và 2d ?
- GV nhận xét và nêu : 
+ Hình 2a : quả trứng chưa ấp.
+ Hình 2b : quả trứng đã ấp được khoiảng 10 ngày.
+ Hình 2c : quả trứng đã được ấp khoảng 15 ngày.
+ Hình 2d : Quả trứng được ấp khoảng 20 ngày.
Kết luận : Trứng gà (hoặc trứng chim,...)
 Đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con (hoặc chim non,...). Trứng gà cần ấp khoảng 21 ngày thì nở thành gà con.
HĐ2 : Thảo luận.
Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim.
- HS làm việc theo nhóm : Quan sát các hình trang 119 và thảo luận câu hỏi :
+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở ? Chúng đã tự kiếm mồi được chưa ? Tại Sao ?
- Gọi từng nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
Kết luận : Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự đi kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn.
4. Củng cố dặn dò
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 119
- Về học bài và chuẩn bị bài Sự sinh sản của thú.
- Nhận xét :
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi.
+ Quả a : có lòng trắng, lòng đỏ.
+ Quả b : có lòng đỏ, mắt gà.
+ Quả c : không thấy lòng trắng, chỉ thấy ít lòng đỏ, đầu mỏ. chân, lông gà.
+ Quả d : không thấy lòng trắng, lòng đỏ, chỉ thấy một con gà con.
+ Hình 2b : thấy mắt gà.
+ Hình 2c : thấy đầu, mo,û chân, lông gà.
- HS thảo luận theo nhóm.
 + Hình 3 : một chú gà con đang chui ra khỏi trứng.
+ Hình 4 : chú gà con vửa chui ra khỏi vỏ trứng được vài giờ. Lông của chú đạ khô, đã đi lại được.
+ Hình 5 : chim mẹ đang móm mồi cho lũ chim non.
+ Chim non, gà con mới nở còn rất yếu, chưa thể tự đi kiếm mồi được.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 30 Tiết 59 Ngày dạy : 
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết : 
Biết thú là động vật đẻ con.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 120, 121 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Nêu sự phát triển phôi thai của gà trong quả trứng theo hình minh hoạ 2 trang 118
+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
+ Em có nhận xét gì về chim non, gà con mới nở ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Quan sát
Mục tiêu : Giúp HS: biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ, phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim ,ếch.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi :
+ Nêu nội dung hình 1a bà 1b.
+ Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu ?
+ Thú con mới sinh ra có hình dạng giống thú mẹ chưa ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì ?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, em có nhận xét gì ?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
Kết luận : Thú là loại động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa. Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con. Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ. Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
HĐ2 : Làm việc với phiếu học tập.
Mục tiêu : HS biết kể về một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con; mỗi lưa nhiều con.
- HS làm việc theo nhóm : Quan sát các hình trong bài và dựa vào hiểu biết của mình hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi từng nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- Gv nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 121
- Về học bài và chuẩn bị bài Sự nuôi dạy con của một số loài thú.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi.
+ Hình 1 a : chụp bào thai của thú còn trong bụng mẹ.
+ Hình 1b : chụp thú con mới được sinh ra.
+ Được nuôi dưỡng trong bụng mẹ.
+ Thú con có hình dạng giống như thú mẹ.
+ Được nuôi bằng sữa.
+ Khác nhau : Chim đẻ trứng, ấp trứng và trứng nở thành con.
Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
- HS làm việc theo nhóm.
Phiếu học tập
Hoàn thành bảng sau :
Số con trong một lứa
Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ một con (không kể trường hợp đặc biệt)
Trâu, bò ngựa, hươu, nai, hoẵng, voi, khỉ,...
2 con trở lên
Hôû, sư tử, chó, mèo, lợn, chuột,...
Rút kinh nghiệm :
Tuần 30 Tiết 60 Ngày dạy : 
SỰ NUÔI VÀ DẠY CON 
CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết : 
Nêu được ví dụ về sự nuôi con của một số loài thú(hổ ,hươu).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 122, 123 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Thú sinh sản và nuôi con như thế nào ?
+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
+ Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim ở điểm nào ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu
- Cho HS làm việc theo nhóm : 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
+ Đối với nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ
* Hổ thường sinh sản vào mùa nào ?
* Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con ?
* Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh ?
* Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi ?
* Khi nào hổ con có thể sống độc lập ?
+ Đối với nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu
* Hươu ăn gì để sống ?
* Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp ?
* Hươu đẻ mỗi lưa mấy con ?
* Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì ?
* Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con chạy ?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
Kết luận : Thời gian đầu, hổ con chỉ đi theo và từ nơi ẩn nấp theo dõi cách săn mồi của mẹ. Sau đó mới cùng hổ mẹ săn mồi và cuối cùng, nó tự săn mồi dưới sự theo dõi của hổ mẹ.
 Chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù, không để kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt.
HĐ2 : Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi” 
Mục tiêu : khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú.
Gây h ... u nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái : Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, con người phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, những việc đó làm cho môi trưồng đất, nước bị ô nhiễm.
Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc sử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
4. Củng cố dặn dò 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 137 SGK.
-Về học bài và chuẩn bị bài Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Hình 1 và 2 cho thấy : Trên cùng 1 địa điểm, trước kia con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đông ruộng hai bên bờ sông hoặc kênh đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây cầu được bắc qua sông (hoặc kênh)
2. Nguyên nhân chình dẫn đến sự thay đổi đó do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu làm cho môi trường đất trồng bị suy thoái. Đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp, màu mỡ như sử dụng phân chuồng, phân xanh.
+ Rác làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái.
+ Chất thải công ngiệp của nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt,.. làm suy thoái đất.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 34 Tiết 67 Ngày dạy : 
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 
ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết : 
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 138, 139 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 66.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Cho HS làm việc theo nhóm : quan sát các hình trang 138, 139 SGK để trả lời các câu hỏi :
1. Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước.
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
3. Tại sao một số cây trong hình 5 bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với môi trường đất và nước.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
Kết luận :Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệpkhai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
HĐ2 : Thảo luận
Mục tiêu : Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Cho HS lên hệ những việc làm của người dân địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trướng nước và không khí.
 + Nêu tác hại của việc sử ô nhiễm môi trường không khí và nước.
- Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 139 SGK.
-Về học bài và chuẩn bị bài Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí : khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của các nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước : nước thải từ các thành phố, nhà máy, ruộng đồng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học bị chảy ra sông, ra biển.
2. Môi trường biển bị ô nhiễm, động, thực vật sống ở biển sẽ bị chế, những loài chim kiếm ăn ở biễn cũng có nguy cơ bị chết.
3.Cây bị trụi lá do khí thải của nhà máy công nghiệp gần đó
 Khi không khí bị ô nhiễm, các chất độc hại chứa nhiều trong không khí. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và không khí.
- HS làm việc cá nhân.
- Nối tiếp nhau trả lời :
+ Đun than tổ ong
+ Đốt gạch.
+ Vứt rác bừa bãi.
+ Khói của nhà máy.
+ Chất thải của nhà máy, bệnh viện,
+ Làm suy thoái đất.
+ Làm chất động, thực vật.
+ Aûnh hưởng đấn sức khoẻ con người.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 34 Tiết 68 Ngày dạy 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết : 
Nêu một số biện pháp nhẳm bảo vệ môi trường .
Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 140, 141 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 67.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Quan sát 
Mục tiêu :Giúp HS : Xác định một số biện pháp nhẳm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
- Cho HS làm việc cá nhân : quan sát các hình, đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
- Tìm xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường đó ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào : Quốc gia, cộng đồng hay gia đình ?
- Gọi HS trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
Kết luận :Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
HĐ2 : Vẽ tranh.
Mục tiêu : Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường
- Cho HS vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường theo nhóm.
- Từng nhóm trình bày nội dung tranh vẽ của nhóm mình.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ đúng chủ đề và đẹp.
4. Củng cố dặn dò 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 141 SGK.
-Về học bài và chuẩn bị bài Oân tập.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
Đáp án : Hình 1 –b ; hình 2 – a; hình 3 – e ; hình 4 – c ; hình 5 - d
+ Biện pháp a : Quốc gia, cộng đồng và gia đình.
+ Biện pháp b : Cộng đồng và gia đình.
+ Biện pháp c : Cộng đồng và gia đình
+ Biện pháp d : Cộng đồng và gia đình
+ Biện pháp e : Quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- HS vẽ tranh theo nhóm.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 35 Tiết 69 Ngày dạy 
ÔN TẬP :MÔI TRƯỜNG 
VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS được củng cố : 
Nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2p
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 68.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Trò chơi đoán chữ.
Mục tiêu : Giúp HS hiểu khái niệm về môi trường.
- GV vẽ lên bảng ô chữ như SGK.
- Mời 2 HS lên điều khiển trò chơi.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
HĐ2 : Ôn tập kiến thức cơ bản.
Mục tiêu : Củng cố kiến thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho HS.
- Cho HS làm bài vào vở các câu hỏi trắc nghiệm SGK trang 143.
- Gọi HS nêu kết quả
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò 
-Về ôn lại bài và chuẩn bị bài Kiểm tra cuối năm.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- 2 HS lên điều khiển trò chơi. Khi 1 HS dưới lớp xung phong đoán ô chữ, 1 HS đọc nội dung ô chữ. Nếu HS đó đoán đúng thì 1 HS điều khiển viết ô chữ vào dòng.
ôâ 1 : Bạc màu.
ô 2 : Đồi trọc.
ôâ 3 : Rừng.
ôâ 4 :Tài nguyên.
ôâ 5 : Bị tàn phá.
- HS làm bài cá nhân.
Đáp án : 1- b ; 2- c ; 3 – d ; 4 – c 
Tuần 35 Tiết 70 Ngày dạy : 
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS được củng cố : 
Một số kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật,về bảo vệ môi trường đất ,môi trường rừng.
Sử dụng tiếtư kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Vận dụng một số kiến thứcvề sự sínhản của động vật đẻ trứngtrong viêc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con ngừơi.
Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
32ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 - Cho HS làm bài tập trong SGK.
- GV chọn ra 10 bài HS làm nhanh và đúng để tuyên dương.
4. Củng cố dặn dò 
-Về ôn lại các kiến thức đã học ở chương trình Khoa học lớp 5 và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra HKII.
- Nhận xét :
- HS làm bài vào vở.
Đáp án : Câu 1
1.1.Gián đẻ trứng vào tủ; bướm đẻ trứng vào cây bắp cải, ếch đẻ trứng dưới nước; muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây.
1.2. Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ; chum,vại đựng nước cần cóp nắp đậy,
câu 2 : a) nhộng ; b) trứng ; c) sâu.
Câu 3 : g) lợn.
Câu 4 : 1 –c ; 2 – a ; 3 – b 
Câu 5 : Ý kiến b
Câu 6 : Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu.
Câu 7 : Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh gây lũ lụt.
Câu 8 : Ý kiến d.
Câu 9 : Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta : năng lượng mặt trời, gió, nước chảy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_tuan_29_den_tuan_35_tran_the_khan.doc