Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh

Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh

3. Bài mới

a) Giới thiệu ghi tựa.

b) Nội dung.

HĐ1 : Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc.

Mục tiêu : Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.

- Cho HS làm việc theo cặp với yêu cầu : Hãy giới thiệu về loại thuốc mà em mang đến lớp : Tên thuốc là gì ? Thuốc có tác dụng gì ? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào ?

- Gọi một số nhóm trình bày.

GV : Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người. Vậy thế nào là sử dụng thuốc an toàn ?

HĐ2 : Sử dụng thuốc an toàn

Mục tiêu : Giúp HS xác định được khi nào nên dùng thuốc, khi dùng thuốc cần chú ý điều gì và tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách, không đúng liều lượng.

- Cho HS làm bài tập trang 24 SGK.

1. Chỉ nên dùng thuốc khi nào ?

2. sử dụng sai thuốc nguy hiểm như thế nào ?

3. Khi phải dùng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh cần chú ý điều gì ?

4. Khi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì ?

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 302Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 11 Ngày dạy :
 DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:
Xác định khi nào nên dùng thuốc.
Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
Hình trang 24, 25 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Nêu tác hại của thuốc lá, rượu, bia .
+ Nêu tác hại của ma túy.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
HĐ1 : Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc.
Mục tiêu : Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
- Cho HS làm việc theo cặp với yêu cầu : Hãy giới thiệu về loại thuốc mà em mang đến lớp : Tên thuốc là gì ? Thuốc có tác dụng gì ? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào ?
- Gọi một số nhóm trình bày.
GV : Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người. Vậy thế nào là sử dụng thuốc an toàn ? 
HĐ2 : Sử dụng thuốc an toàn
Mục tiêu : Giúp HS xác định được khi nào nên dùng thuốc, khi dùng thuốc cần chú ý điều gì và tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách, không đúng liều lượng.
- Cho HS làm bài tập trang 24 SGK.
1. Chỉ nên dùng thuốc khi nào ?
2. sử dụng sai thuốc nguy hiểm như thế nào ?
3. Khi phải dùng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh cần chú ý điều gì ?
4. Khi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- Gọi HS trình bày.
- GV : Chúng ta chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc.
HĐ 3 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
- Cho HS hoạt động theo nhóm với yêu cầu :
+ Đọc kĩ từng câu hỏi, sau đó sắp xếp các ý đúng theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.
+ Cử đại diện lên bảng ghi kết quả, nhóm nào ghi đúng, nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.
Kết luận : Để cung cấp vitamin cho cơ thể cách tốt nhất là ăn thức ăn chứa nhiều vitamin như : thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, ngũ cốc. Uống vitamin tốt hơn tiêm vitamin, thuốc tiêm nguy hiểm hơn, đắt tiền hơn và thường không có hiệu quả. Đối với những người ăn được cách tốt hơn cả là chúng ta ăn những thức ăn giàu vitamin và các chất bổ dưỡng khác. Aên đầy đủ các nhóm thức ăn là cách sử dụng vitamin hiệu quả nhất.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài phòng bệnh sốt rét cho tiết học sau.
Nhận xét :
- 3 HS trả lời.
- HS làm việc theo cặp.
+ Đây là thuốc Panadol. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc được sử dụng khi đau đầu, sốt, đau chân tay.
+ Đây là thuốc cảm Xuyên Hương. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc được sử dụng khi bị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi.
+ Đây là thuốc kháng sinh ampixilin. Thuốc có tác dụng chống nhiễm trùng, chống viêm. Thuốc được sử dụng khi bị mọc mụn, sưng, viêm, nhiễm trùng, 
- HS làm việc cá nhân.
1. Chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết, khi biết chắc cách dùng, biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ (nếu có).
2. Sử dụng sai thuốc không chữa được bệnh, làm bệnh nặng thêm có khi dẫn đến chết người.
3. Cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Phải ngưng dùng thuốc nếu thấy bệnh không giảm hoặc bị dị ứng.
4. Đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc.
1.Để cung cấp vitamin cho cơ thể cần :
1c. Aên thức ăn chứa nhiều vitamin.
1a. Uống vitamin.
1b. Tiêm vitamin.
2. Để phòng bệnh còi xương cho trẻ cần:
2c. Aên phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa canxi và vitamin D.
2b. Uống canxi và vitamin D.
2a. Tiêm canxi.
- HS đọc mục bạn cần biết và ghi vào vở.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 6 Tiết 12 Ngày dạy :
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt rét.
Giúp Hs thấy được mối quan hệ giữa con người với môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to, bút lông.
Hình trang 26, 27 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Thế nào là sử dụng thuốc an toàn? 
+ Khi đi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
HĐ1 : Làm việc với SGK.
Mục tiêu : HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét và nêu được một số tác nhân, đường lây bệnh sốt rét.
- Cho HS làm việc theo nhóm với yêu cầu : Quan sát, đọc lời thoại ở các hình 1,2 trang 26 và trả lời câu hỏi :
1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
2. Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
3. Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì ?
4.Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
- Gọi nhóm trình bày.
- GV nhận xét .
 HĐ2 : Cách đề phòng bệnh sốt rét.
Mục tiêu : Giúp HS biết cách đề phòng bệnh sốt rét cho bản thân và những người chung quanh. (lồng ghép giáo dục MT)
- Cho HS hoạt động nhóm với yêu cầu quan sát tranh trang 27 và trả lời câu hỏi :
1. Mọi người trong tranh đang làm gì, làm như vậy có tác dụng gì ?
2. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình , cho người thân và những người chung quanh ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận : Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường chung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
Hỏi: Hãy nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen ?
+ Muỗi a-nô-phen sống ở đâu ?
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi ?
GV : Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do một loại kí sinh trùng gây ra. Hiện nay cũng đã có thuốc chữa và thuốc phòng . nhưng cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống xung quanh.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 27
 4. Củng cố dặn dò
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Phòng bệnh sốt xuát huyết cho tiết học sau.
Nhận xét :
- 2 HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm.
1.Cách 1 ngày bị một cơn sốt, lúc đầu là rét run, sau đó là sốt cao kéo dài hàng mấy giờ, cuối cùng là ra mồ hôi và hạ sốt.
2. Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể làm chết người.
3. Đó là một loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh.
4. Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành.
- HS hoạt động theo nhóm.
1.Hình 3 : Một người đang phun thuốc diệt muỗi để phòng bệnh sốt rét.
- Hình 4 : Mọi người đang quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Làm như thế muỗi sẽ không có chỗ ẩn nấp, muỗi sẽ chết.
- hình 5 : mọi người đang tẩm màn bằng chất phòng muỗi. Làm như vậy muỗi sẽ không chuôi được vào trong màn để đốt người, tránh muỗi mang kí sinh trùng từ người bệnh sang người lành.
2. Để phòng bệnh sốt rét, chúng ta cần phải : Mắc màn khi đi ngủ, phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, dọn sạch nơi có nước đọng, thả cá lia thia vào lu nước, mặc quần áo dài tay vào buổi tối, 
+ Muỗi a-nô-phen to, vòi dài, chân dài, khi đốt đầu chúc xuống còn bụng chổng ngược lên.
+ Muỗi a-nô-phen sống nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm và thường đẻ trứng nơi cống rãnh, nơi nước đọng,ao tù hay ngay trong mảnh bát, chén chứa nước,
+ Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nó hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh truyền sang cho người lành. Muỗi sinh sản rất nhanh.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 7 Tiết 13 Ngày dạy :
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
Giúp Hs thấy được mối quan hệ giữa con người với môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 28, 29 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét .
+ chúng ta nên làm gì để phòng bệnh sốt rét?.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
HĐ1 : Thục hành làm bài tập trong SGK.
Mục tiêu : HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết và nhận ra sự nguy hiểm của bệnh.
- Gọi HS đọc thông tin trong SGK và làm bài tập trang 28.
- Gọi HS trình bày.
Hỏi : Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào?
- Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
GV : sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
HĐ2 : Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu : Giúp HS biết thực hiện các cách diệt muỗi,tránh không bị muỗi đốt và có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. (lồng ghép giáo dục MT)
- Cho HS quan sát hình trang 29 và nói về nội dung từng hình .
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Gọi từng nhóm trình bày.
Vậy những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết là gì ?
- Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy.
- GV nhận xét.
 Kết luận : Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy là tránh bị muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày.
- ...  2,3,4,5 trang 33 và nêu nội dung, tác dụng của từng hình.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Gọi từng nhóm trình bày.
 Kết luận : Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín uống sôi; rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện.
- Người mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min. Khong ăn mỡ, khong uống rượu
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài phòng tránh HIV / AIDS cho tiết học sau.
Nhận xét :
- 2 HS trả lời.
- Đọc các thông tin và trả lời câu hỏi
+ Hơi sốt, đau ở vùng bụng bên phải, gần gan, chán ăn
+ Bệnh lây qua đường tiêu hóa.Vi rút viêm gan A được thảy qua phân người bệnh. Phân có thể dính vào tay chân, quần áo, nhiễm vào nước – lây sang người lành.
- HS thảo luận theo nhóm.
Hình 2: uống nước đun sôi để nguội.
Hình 3: Aên thức ăn đã nấu chín.
Hình 4,5: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- HS đọc bài.
Rút kinh nghiệm 
Tuần 8 Tiết 16 Ngày dạy :
PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết nguyên nhân vàphòng tránh HIV / AIDS.
Giúp Hs thấy được mối quan hệ giữa con người với môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thông tin và hình trang 35 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
+ Chúng ta nên làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Mục tiêu : Giúp HS giải thích được một cách đơn giản HIV / AIDS là gì và nêu được các đường lây truyền HIV.
- GV phát cho mỗi nhóm có nội dung như SGK .yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ 2 : Sưu tầm thông tin .
Mục tiêu : Giúp HS nêu được cách phòng tránh HIV / AIDS và có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cuìng tránh HIV /AIDS
- Cho HS quan sát tranh minh họa trang 35 và đọc các thông tin.
- Hỏi : Em biết những biện pháp nào để tránh HIV / AIDS?
- GV nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức về phòng tránh HIV / AIDS.
- Gọi HS đọc lại các thông tin trang 35.
- Kết luận: HIVlà một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch của cơ thể. Tức là nó làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nguy hiểm, các bệnh khác. Khi bị nhiễm HIV, lượng bạch cầu trong máu bị tiêu diệt dần, làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu và dẫn đến tử vongĐể không bị nhiễm HIV / AIDS chúng ta phải tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh .
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài Thái độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS
Nhận xét :
- 2 HS trả lời.
- Các nhóm thi đua tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi. 
1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - e ; 5 – a.
+ Thực hiện nếp sống văn minh, chung thủy.
+ Không nghiện hút, tiêm chích ma túy.
+ Dùng bơm kim tiêm tiệt trùng, dùng 1 lần rồi bỏ.
+ Khi truyền máu cần xét nghiệm máu trước khi truyền.
* Rút kinh nghiệm :
Tuần 9 Tiết 17 Ngày dạy :
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI
 NGƯỜI NHIỄM HIV / AIDS
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 36, 37 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ HIV/ AIDS là gì ?
+ HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
+ Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/ AIDS?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1 : Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua”
Mục tiêu : Giúp HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- GV chia lớp thành 2 đội . cạnh mỗi đội có một hộp phiếu có cùng nội dung khi GV hô bắt đầu thì người thứ nhất rút một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu và gắn phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng của nhóm mình. Người thứ nhất xong đi xuống, người thứ hai lại tiếp tục ,cứ như thế cho đến hết.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ 2 : Đóng vai “tôi bị nhiễm HIV”
Mục tiêu : Giúp HS biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng. Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.
- GV mời 5 HS tham gia đóng vai : 1 HS đóng vai bị nhiễm HIV, 4 HS khác thể hiện hành vi ứng xử với HS bị nhiễm HIV như đã ghi trong phiếu gợi ý.
- Lớp theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận xem cách ứng xử nào nên, cách nào không nên.
- GV nhận xét.
HĐ 3 : Quan sát và thảo luận
- Cho HS làm việc theo nhóm : Quan sát các hình trang 36, 37 và nói về nội dung của từng hình. Theo bạn, các bạn trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV và gia đình họ.nếu các bạn ở hình 2 là người quen của bạn, bạn sẽ đối xử như thế nào ?
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV kết luận : HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ emcó quyền được sống và cần được mọi người quan tâm thông cảm; không nên xa lánh họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 37 SGK.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Phòng tránh bị xâm hại.
Nhận xét :
- 3 HS trả lời.
- Các đội thi đua tìm nội dung và gắnlên cột tương ứng .
+ Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV : Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng. Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng. Truyền máu mà không biết rõ nguồn gốc máu
+ Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV : Bơi ở bể bơi công cộng. Bị muỗi đốt. Cầm tay. Ngồi học cùng bàn. Mặc chung quần áo.
- 5 HS đóng vai.
- HS thảo luận theo nhóm và trình bày.
* Rút kinh nghiệm :
Tuần 9 Tiết 18 Ngày dạy :
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 38,39 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/ AIDS và gia đình họ?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1 : Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại
- GV cho HS hoạt động theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận : 
+ Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại : đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ, đi nhờ xe người lạ,ở nhà một mình lại mở cửa cho người lạ vào,  cho nên không được đi một mình nơi vắng vẻ, không ở trong phòng kín một mình với người lạ, không đi nhờ xe người lạ, không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà một mình 
HĐ 2 : Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại và nêu được các qui tắc an toàn cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm :
Nhóm 1 : Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phài làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân,?
- GV nhận xét và nêu câu hỏi cho cả lớp : Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì ?
Kết luận :Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta phải tìm cách lánh xa kẻ đónhư đứng dậy lùi ra xa không cho kẻ đó đụng vào mình, nhìn thẳng vào mặy người đó la to hoặc hét to : không hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết hoặc bỏ đi ngay, kể với người tin cậy để nhận được sự giúp đỡ.
HĐ 3 : Vẽ bàn tay tin cậy
- Mục tiêu : HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ sự giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
- GV cho HS hoạt động cá nhân.
- Gọi HS nói về bàn tay tin cậy của mình.
- GV : Xung quanh ta có rất nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 39 SGK.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
Nhận xét :
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm : quan sát hình 1,2,3 trang 38 để trao đổi về nội dung từng hình và thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận và trình bày các tình huống ứng xử của nhóm mình.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét, góp ý kiến.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS làm việc cá nhân.
- Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xòe ra trên giấy , trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín và họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn.
- 3 HS đọc mục người cần biết.
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_tuan_6_den_tuan_9_tran_the_khanh.doc