Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 24 đến tuần 28 - Trần Thế Khanh

Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 24 đến tuần 28 - Trần Thế Khanh

3. Bài mới

a) Giới thiệu ghi tựa.

b) Nội dung.

 HĐ1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”

Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.

- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi trang 100, 101.

- Lớp chia làm hai đội, khi quản trò đọc xong câu hỏi, nếu nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.

- GV tổng kết cuộc chơi, tuên dương nhóm thắng cuộc.

HĐ2 : Quan sát và trả lời câu hỏi.

Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.

- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.

+ Nói tên các phương tiện, máy móc có trong hình.

+ Các phương tiện, máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?

- Gọi các nhóm trình bày.

- Gọi nhận xét.

- GV nhận xét.

 

doc 16 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 312Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 24 đến tuần 28 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Tiết 49 Ngày dạy :
ÔN TẬP : 
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS được củng cố về :
Các kiến thức về vật chất và năng lượng;kĩ năng quan sát ,thí nghiệm.
Những kĩ năng về bảo vệ môi trường,giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới phần vật chất và năng lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình minh hoạ trang 101, 102 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?
- Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi trang 100, 101.
- Lớp chia làm hai đội, khi quản trò đọc xong câu hỏi, nếu nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc chơi, tuên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ2 : Quan sát và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
+ Nói tên các phương tiện, máy móc có trong hình.
+ Các phương tiện, máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị phần ôn tập : Vật chất và năng lượng tiếp theo.
- Nhận xét.
- 2 HS trả lời.
- HS tiến hành chơi theo hướng dẫn của GV.
Đáp án : 
1 –d ; 2 – b ; 3 – c ; 4 – b ; 5 – b ; 6 - c
Câu 7 : Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học :
Nhiệt độ bình thường.
Nhiệt độ cao.
Nhiệt độ bình thường.
Nhiệt độ bình thường.
- HS quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi theo cặp.
+ Hình a : xe đạp : Muốn cho xe đạp chạy cần năng lượng cơ bắp của người : tay, chân.
+ Hình b : Máy bay. Máy bay lấy năng lượng chất đốt từ xăng để hoạt động.
+ Hình c : Tàu thuỷ : Tàu thuỷ chạy cần năng lượng gió, nước.
+ Hình d : Ô tô. Để ô tô hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình e : Bánh xe nước hoạt động cần có năng lượng từ nước chảy.
+ Hình g : Tàu hoả. Để tàu hoả hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ than đá (xăng dầu).
+ Hình h : hệ thống pin mặt trời. Để hệ thống này hoạt động cần có năng lượng mặt trời.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 25 Tiết 50 Ngày dạy :
ÔN TẬP : 
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS được củng cố về :
Các kiến thức về vật chất và năng lượng;kĩ năng quan sát ,thí nghiệm.
Những kĩ năng về bảo vệ môi trường,giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới phần vật chất và năng lượng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS mô tả lại các thí nghiệm ở hình 1 trang 101 và nêu sự biến đổi hoá học của các chất ấy xảy ra trong điều kiện nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về điện.
+ Cách tiến hành :
- Lớp chia làm hai đội.
- Luật chơi : Khi GV hô bắt đầu thì thành viên đầu tiên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện. Mỗi HS chỉ viết tên 1 dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyền phấn cho bạn kế tiếp.
- Cuộc thi kết thúc sau 7 phút.
- GV cùng HS tổng kết, kiểm tra số dụng cụ và máy móc sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
- GV tổng kết cuộc chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ2 : Nhà tuyên truyền giỏi.
Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng tiết kiệm và an toàn điện.
- Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
+ Cách tiến hành :
- GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền.
1. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
2. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Nhận xét.
- 4 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS tiến hành chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS vẽ tranh theo nhóm.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 26 Tiết 51 Ngày dạy :
CƠ QUAN SINH SẢN 
CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết :
Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
Chỉ và nói tên cá bộ phận như nhị, nhuỵ trên tranh vẽ hoặc vật thực.
Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 104, 105 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+Thế nào là sự biến đổi hoá học? cho vd.
+ Hãy nêu tính chất của đồng và nhôm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Quan sát.
Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực và hoa cái.
-Quan sát hình 1, 2 trang 104 và cho biết 
+ Tên cây
+ Cơ quan sinh sản của của cây đó.
+ Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?
- Kết luận : Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.
- Hãy chỉ vào hình 3, 4 đâu là nhị, đâu là nhuỵ?
+ Trong 2 hoa mướp, hoa nào là hoa đực, hoa nào là hoa cái.
HĐ2 : Phân biệt hoa có cả nhuỵ và nhị với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
Mục tiêu : HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ
- Tổ chức HS làm việc theo nhóm.
+ Cách tiến hành :
- Cả nhóm cùng quan sát các bông hoa và chỉ rõ đâu là nhị, đâu là nhuỵ, hoa nào có cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV kết luận (vừa nói vừa chỉ vào hình 6 / 105) Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Bông hoa gồm có các bộ phận : cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhuỵ hoa. Cơ quan sinh đực gọilà nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng như mướp, bầu, bí ... nhưng đa số cây có hoa, trên cùng một bông hoa có cả nhị và nhuỵ.
HĐ3 : Tìm hiểu về hoa lưỡng tính.
Mục tiêu : HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Cho HS làm việc cá nhân.
+ Chỉ vào sơ đồnhị và nhuỵ trang 105 đọc ghi chú và tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
- Gọi HS lên chỉ vào sơ đồ.
4. Củng cố dặn dò
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 105 SGK.
- Về học bài và chuẩn bị bài Sự sinh sản của thực vật có hoa.
- Nhận xét.
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS nêu :
+ Hình 1 : cây dong riềng. Cơ quan sinh sản là hoa.
+ Hình 2 : Cây phượng, cơ quan sinh sản là hoa.
+ Cùng là thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa.
+ Ở hoa râm bụt, phần đỏ đậm, to chính là nhuỵ (nhị cái) , phần màu vàng nhỏ chính là nhị (nhị đực).
+ Hoa sen phần chấm đỏ có lồi lên một chút là nhuỵ, còn nhị hoa (nhị đực) là những cái tơ nhỏ màu vàng ở phía dưới.
+ Hình a : hoa mướp đực.
+ Hình b : hoa mướp cái. Vì từ nách lá đến đài hoa cóp hình dạng giống quả mướp nhỏ.
- HS quan sát theo nhóm.
+ Hoa có cả nhị và nhuỵ : phượng, dong riềng, râm bụt, sen, đào, mận ...
_ Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ : bầu, bí, mướp, dưa chuột,...
- Lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS lên bảng.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 26 Tiết52 Ngày dạy :
SỰ SINH SẢN 
CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết :
Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thông tin và hình trang 106, 107 SGK.
Sơ đồ thụ phấn – hình 2 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Hãy kể tên những loài hoa có cả nhị và nhuỵ mà em biết.
+ Hãy kể tên những loài hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ mà em biết.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK.
Mục tiêu: HS nói được về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
+ Đọc thông tin trang 106 và làm bài tập.
- Gọi HS phát biểu.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
HĐ2 : Trò chơi “ghép chữ vào hình”
Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa.
- Tổ chức HS làm việc theo nhóm.
+ Cách tiến hành :
- GV phát cho cả nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (hình 3) và các thẻ có ghi sẵn chú thích.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
HĐ3 : Thảo luận
Mục tiêu : HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
+ Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió.
+ Có nhận xét gì về màu sắc, hương thơm của các loài hoa đó?
- Gọi các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
- Kết luận : Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu.
4. Củng cố dặn dò
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 107.
- Về học bài và ươm một số hạt như đậu xanh, đậu đỏ vào cốc, chén nhỏ cho mọc tha ... ình phát triển thành hạt của cây.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi một số HS trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét
- Hỏi : Hãy nêu điều kiện nẩy mầm của hạt.
Kết luận : Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá lạnh hoặc quá nóng). Ngoài ra muốn cây phát triển tốt, ta cũng cần lưu ý chọn những hạt giống tốt để gieo hạt.
4. Củng cố dặn dò
- Về học bài và chuẩn bị bài Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS làm việc theo nhóm.Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tách hạt đậu xanh đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
- Quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6, đọc thông tin và làm bài tập.
Đáp án : 2 –b ; 3 – a ; 4 – e ; 5 – c; 6 – d.
- HS làm việc theo nhóm.Nhóm trưởng điều khiển từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình, nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
- HS giới thiệu tên hạt được gieo, số hạt được gieo, cách gieo hạt, số ngày, kết quả.
- HS quan sát hình 7 trang 109, chỉ vào từng hình, mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt, ra hoa, đến khi kết quả và cho hạt mới.
- Hạt nảy mầm được khi có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 27 Tiết 54 Ngày dạy 
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN 
TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết :
Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận (thân,cành ,lá,rễ) của cây mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 110, 111 SGK.
Chuẩn bị theo nhóm: ngọn mía, củ gừng, lá sống đời, củ khoai tây; chậu cây có đựng sẳn đất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Nêu cấu tạo của hạt.
+ Mô tả quá trình hạt mọc thành cây.
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Quan sát
Mục tiêu: Giúp HS quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau và kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi HS phát biểu.
- Gọi nhận xét.
- Hãy kể tên một số cây có thể trồng bằng ø một bộ phận của thân mẹ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Kết luận : Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc từ rễ hoặc từ lá.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 111
HĐ2 : Thực hành
Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- Tổ chức HS trồng cây theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS cách trồng.
- Yêu cầu HS đi rửa sạch tay.
- Cho HS quan sát sản phẩm của các nhóm.
- Dặn HS theo dõi xem cây của nhóm nào mọc chồi trước.
- Nhận xét tác phong học tập, làm việc của HS.
4. Củng cố dặn dò
- Về học bài và chuẩn bị bài Sự sinh sản của động vật.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS làm việc theo nhóm.Nhóm trưởng yêu cầu làm việc theo hướng dẫn ở trang 110 SGK : Chồi mọc ra từ từ vị trí nào trên thân cây ?
+ Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía. 
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Lá sống đời, chồi được mọc ra từ mép lá.
+ Củ tỏi, củ hành trên đầu có chồi mọc nhô lên.
- Mía, khoai lang, lá sống đời, dâm bụt, gừng, hành,...
- 2 HS đọc.
- HS trồng cây theo nhóm.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 28 Tiết 55 Ngày dạy : 
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết :
Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 112, 113 SGK.
Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Đọc thuộc mục bạn cần biết trang 111.
+ Nêu cách trồng một bộ phận của cây mẹ để có cây con mới.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Thảo luận 
Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật : Vai trò cuả cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 112
- Hỏi : Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?
- Tinh trùng hoặc trứng của động vật được tạo ra từ cơ quan nào ?
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
- GV nhận xét.
HĐ2 : Quan sát.
Mục tiêu: HS biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.
- Tổ chức HS làm việc theo nhóm đôi : quan sát hình 112 nêu con nào được nở ra từ trứng, con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- Hỏi : - Động vật có những cách sinh sản nào?
- Kết luận : Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau : có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
HĐ3 : Trò chơi “thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
Mục tiêu : HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
- Chia lớp làm hai đội. Mỗi đội cử 5 em tiếp nối nhau ghi tên các con vật có trong hình 2 trang 113 SGK theo từng cột . Đội nào ghi được nhiều và đúng là thắng cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em thích.
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm.
- Nhận xét chung.
4. Củng cố dặn dò
- Về học bài và chuẩn bị bài Sự sinh sản của côn trùng.
- Nhận xét :
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời.
- 2 HS đọc.
Chia thành 2 giống : Giống đực và giống cái.
- Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
+ Các con vật được nở ra từ trứng : sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc.
+ Các con vật vừa được đẻ ra đã thành con : voi, chó.
- Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.
- Lớp chia hai đội tiến hành chơi theo hướng dẫn của GV.
+ Tên các động vật đẻ trứng : Cá vàng, bướm, cá sấu, rắn, chim, rùa.
+ Tên các động vật đẻ con : chuột, cá heo, thỏ, khỉ, dơi.
- HS vẽ tranh theo nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét tranh của nhóm bạn.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 28 Tiết 56 Ngày dạy : 
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết :
Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 114, 115 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Đọc thuộc mục bạn cần biết trang 112.
+ Hãy kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết.
+ Hãy kể tên các con vật đẻ con mà em biết.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
 HĐ1: Làm việc với SGK.
Mục tiêu : HS nhận biết được quá trình phát triển và giai đoạn gây hại của bướm cải. 
- Cho HS làm việc theo nhóm : quan sát hình SGK trang 114, mô tả quá trình làm việc của bướm cải.
- Hỏi :+ bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của rau cải?
+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây hại nhiều nhất?
+ Trong trồng trọt, người ta đã làm gì để giảm thiệt hại do sâu gây ra?
- Kết luận : Bướm là một loại côn trùng có hại. Để giảm bớt thiệt hại do côn trùng gây ra ta thường dùng các biện pháp : bắt sâu, phun thuốc, diệt bướm.
HĐ2 : Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: HS biết so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián.Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Tổ chức HS làm việc theo nhóm : quan sát hình 115 trả lời câu hỏi :
+ Gián sinh sản như thế nào?
+ Ruồi sinh sản như thế nào?
+ Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?
+ Ruồi, gián thường đẻ trứng ở đâu?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
- Hỏi : - Nêu những cách diệt ruồi, diệt gián mà em biết.
- Em có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?
- Kết luận : Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. có những loài côn trùng trứng nở ngay thành con, nhưng cũng có loài côn trùng trứng phải qua giai đoạn trung gian mới nở thành con. Biết được chu trình sinh sản của chúng để chúng ta có biện pháp tiêu diệt chúng.
4. Củng cố dặn dò
- Về học bài và chuẩn bị bài Sự sinh sản của ếch.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi.
+ Hình 1 : trứng. + Hình 2 : sâu.
+ Hình 3 : nhộng. + Hình 4 : bướm.
- Vào mặt dưới của lá rau cải.
+ Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau rất nhiều.
+ có thể bắt sâu, phun thuốc, bắt bướm... 
- Lớp thảo luận theo nhóm.
+ Gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con.
+ Ruồi đẻ trứng. Trứng - dòi (ấu trùng) – hoá thành nhộng – thành ruồi con.
+ Giống nhau : cùng đẻ trứng.
+ Khác nhau : trứng gián nở ra gián con. trứng ruồi nở ra dòi – hoá nhộng – thành ruồi con.
+ Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân rác thải, xác chết động vật.
+ Gián đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo.
- Diệt ruồi : giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, dọn sạch rác thải ... hoặc phun thuốc diệt ruồi.
- Diệt gián : giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo... hoặc phun thuốc diệt gián.
- Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_tuan_24_den_tuan_28_tran_the_khan.doc