Giáo án môn Khoa, Sử, Đia lớp 5

Giáo án môn Khoa, Sử, Đia lớp 5

 Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

 Bài: NHÀ Ở

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình

- HSKG: nhận biết nhà ở và đồ dùng gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi,

 * Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người. Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng, sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập,

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa, Sử, Đia lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Bài: NHÀ Ở
I. Mục đích, yêu cầu:
Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình
HSKG: nhận biết nhà ở và đồ dùng gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi,
 * Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người. Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng, sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập,  
II. Đồ dùng dạy - học: 
SGK, vở BT 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
-?: Hãy kể về gia đình em?
-?: Em đã giúp đỡ những gì cho bố, mẹ?
- GV nhận xét, đánh giá
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài: Nhà ở
- GV ghi tên bài lên bảng
2. Bài giảng:
a. Hoạt động 1: HS quan sát hình .
Mục tiêu: Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau.
- Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV hướng dẫn HS q.sát từng tranh và nêu nhận xét 
+Hình 1: Ngôi nhà này có ở vùng nào?
+Hình 2: Ngôi nhà này có ở vùng nào?
+Bạn biết gì về ngôi nhà ở hình 3?
+Hình 4: Cho bạn biết điều gì?
+Bạn thích ngôi nhà nào nhất?
Bước 2:
- GV hướng dẫn HS q.sát các loại nhà khác nhau.
Kết luận : Nhà ở là nơi sinh sống và làm việc của mọi người trong gia đình .
b. Hoạt động 2: Q. sát, theo nhóm nhỏ.
Mục tiêu: Gia đình đều có những đồ dùng cần thiết
- Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm q.sát từng tranh.
- HS hãy quan sát và nêu những đồ dùng trong
tranh?
- GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày. 
- GV nhận xét, bổ sung
Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết và việc mua sắm đó tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình 
c. Hoạt động 3: Vẽ tranh
Mục tiêu: Biết vẽ ngôi nhà của mình và giới thiệu cho bạn trong lớp.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Từng HS vẽ về ngôi nhà của mình 
Bước 2: Hai bạn HS cùng nói với nhau về ngôi nhà của mình .
Bước 3: GV gọi 1 số HS giới thiều về: nhà ở, địa chỉ, 1 vài đồ dùng trong nhà.
Kết luận: Nhà có nhiều loại nhà khác nhau 
- Cần nhớ địa chỉ nhà ở của mình. Phải biết yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình vì đó là nơi em sống hằng ngày với những người ruột thịt thân yêu.
- GV nhận xét tranh vẽ của HS, tuyên dương
** Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người. Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng, sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập,  
3. Củng cố, dặn dò: 
-?: Chúng ta vừa học bài gì?
- GV nhận xét tiết học
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài mới 
- HS tự nêu 
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu nhận xét tranh:
+ Ở vùng nông thôn 
+ Ở thành thị 
+ Vùng núi, nhà sàn 
+ Đó là dạng biệt thự hay dãy phố 
+ HS tự nêu ý thích về nhà 
- HS tự quan sát theo sự chỉ dẫn của GV 
- Nhóm 1: Tranh 1 
- Nhóm 2: Tranh 2
- Nhóm 3: Tranh 3
- Nhóm 4: Tranh 4
- HS hội ý trong nhóm của mình.
- HS đại diện nhóm lên trình bày 
- HS tự vẽ ngôi nhà của mình 
- HS tự giới thiệu .
- HS tự giới thiệu
- HS lắng nghe
 - Bài: Nhà ở
Khoa học 4 
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN
CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Mây
Mây
Nước
 Mưa	Hơi nước
- Mô tả vòng tuân hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ trong tự nhiên.
GDBVMT: Moät soá ñaëc ñieåm chính cuûa moâi tröông vaø taøi nguyeân thieân nhieân
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to).
 -Các tấm thẻ ghi:
 Bay hơi Mưa Ngưng tụ 
 -HS chuẩn bị giấy A4, bút màu. 
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 + Mây được hình thành như thế nào ?
 + Hãy nêu sự tạo thành tuyết ?
 + Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Bài học hôm nay sẽ củng cố về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
 * Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 Ø Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ và nói sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
Ø Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
 1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ ?
 2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ?
 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó ?
 -Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, 
 -Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
 -Hỏi: Ai có thể viết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước ?
 -GV nhận xét, tuyên dương HS viết đúng.
 * Kết luận: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao gặp lạnh tạo thành những hạt nước nhỏ li ti. Chúng kết hợp với nhau thành những đám mây trắng. Chúng càng bay lên cao và càng lạnh nên các hạt nước tạo thành những hạt lớn hơn mà chúng ta nhìn thấy là những đám mây đen. Chúng rơi xuống đất và tạo thành mưa. Nước mưa đọng ở ao, hồ, sông, biển và lại không ngừng bay hơi tiếp tục vòng tuần hoàn.
 * Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
 Ø Mục tiêu: HS viết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 Ø Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
 -Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh hoạ trang 49 và thực hiện yêu cầu vào giấy A4.
 -GV giúp đỡ các em gặp khó khăn.
 -Gọi các đôi lên trình bày.
 -Yêu cầu tranh vẽ tối thiểu phải có đủ 2 mũi tên và các hiện tượng: bay hơi, mưa, ngưng tụ.
 -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.
 -Gọi HS lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng.
 -GV gọi HS nhận xét.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Đóng vai.
 Ø Mục tiêu: Biết cách giải quyết phù hợp với từng tình huống.
Ø Cách tiến hành:
 -GV có thể chọn các tình huống sau đây để tiến hành trò chơi. Với mỗi tình huống có thể cho 2 đến 3 nhóm đóng vai để có được các cách giải quyết khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
 * Tình huống 1: Bắc và Nam cùng học bỗng Bắc nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị vỡ đang chảy ra đường. Theo em câu chuyện giữa Nam và Bắc sẽ diễn ra như thế nào ? Hãy đóng vai Nam và Bắc để thể hiện điều đó.
 * Tình huống 2: Em nhìn thấy một phụ nữ đang rất vội vứt túi rác xuống con mương cạnh nhà để đi làm. Em sẽ nói gì với bác ?
 * Tình huống 3: Lâm và Hải trên đường đi học về, Lâm thấy một bạn đang cho trâu vừa uống nước vừa phóng uế xuống sông. Hải nói: “Sông này nhỏ, nước không chảy ra biển được nên không sợ gây ô nhiễm”. Theo em Lâm sẽ nói thế nào cho Hải và bạn nhỏ kia hiểu.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
 -Dặn HS mang cây trồng từ tiết trước để chuẩn bị bài 24.
-3 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động nhóm.
-HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ.
 * Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển.
 +Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng.
 +Các đám mây đen và mây trắng.
 +Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển.
 +Các mũi tên. 
* Bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước.
* Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.
-Mỗi HS đều phải tham gia thảo luận.
-HS bổ sung, nhận xét.
-HS lên bảng viết tên.
 Mây đen Mây trắng 
 Mưa Hơi nước
 Nước 
-HS lắng nghe.
-Thảo luận đôi.
-Thảo luận, vẽ sơ đồ, tô màu.
-Vẽ sáng tạo.
-1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.
-HS lên bảng ghép.
-HS nhận xét.
-HS nhận tình huống và phân vai.
-Các nhóm trình diễn
-Các nhóm khác bổ sung.
Khoa học 4
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I/ Mục tiêu:	
Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
 + Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lây từ thức ăn và tạo thành các chất cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
 + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22.	
 -Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51 phóng to .
 -Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài.
 +1 HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
 +2 HS trình bày vòng tuần hoàn của nước.
 -GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Yêu cầu 2 nhóm mang 2 cây đã được trồng theo yêu cầu từ tiết trước.
 -Yêu cầu HS cả lớp quan sát và nhận xét.
-Yêu cầu đại diện các nhóm chăm sóc cây giải thích lý do.
-Hỏi: Qua việc chăm sóc 2 cây với chế độ khác nhau các em có nhận xét gì ?
 -GV giới thiệu: Nước không những rất cần đối với cây trồng mà nước còn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vai trò của nước.
 * Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
 Ø Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
Ø Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm.
 -Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm 1 nội dung.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ theo nội dung của nhóm mình thảo luận và trả lời câu hỏi:
 +Nội dung 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước ?
 +Nội dung 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước ?
 +Nội dung 3: Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao ?
 -Gọi các nhóm có cùng nội dung bổ sung, nhận xét.
 * Kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Mất một lượng nước từ mười đến hai mươi phần trăm nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết.
 -Gọi 3 HS đọc mục Bạn cần biết.
 -GV chuyển ý: Nước rất cần cho sự sống. Vậy con người còn cần nước vào những việc gì khác. Lớp mình cùng học để biết.
 * Hoạt động 2 ...  điểm.
 3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : “ Đồng và hợp kim của đồng 
b. Hoạt động : 
 Hoạt động 1 : - Làm việc với vật thật 
 *Mục tiêu: HS quan sát & phát hiện một vài tính chất của đồng .
 *Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 GV đi đến các nhóm để giúp đỡ.
 _Bước 2: Làm việc cả lớp .
Đại diện từng nhóm trình bày
 GV theo dõi và nhận xét.
 * Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu , có ánh kim , không cứng bằng sắt , dẻo , dễ uốn ,dễ dát mỏng hơn sắt 
 Họat động 2 :.Làm việc với SGK .
 *Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng & hợp kim của đồng .
 *Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc cá nhân .
 GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trang 50 SGK
 _ Bước 2: Chữa bài tập.
 GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình.
 *Kết luận: Đồng là kim loại . Đồng- thiếc , đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng .
 Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu: _ HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc bằng hợp kim đồng .
 _HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng .
 *Cách tiến hành: GV yêu cầu HS:
 - Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đông hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
 - Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 - Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đông trong gia đình.
 * Kết luận: _ Đồng được sử dụng làm đồ điện , dây điện , một số bộ phận của ô tô , tàu biển 
 -Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đìng như nồi , mâm ,; các nhạc cụ như kèn , cồng , chiêng , hoặc để chế tạo vũ khí , 
 -Các đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu , vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi , làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại .
4. Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 SGK .
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau:” Nhôm”.
-HS : SGK.
- HS trả lời.
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS làm việc theo chỉ dẫn trang 50 SGK.
HS trình bày bài làm của mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đông hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
- Đồng được sử dụng làm: Đồ điện, dây điện,  Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,
_ Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị sỉn màu, vì vậy người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi . làm cho các đồ dùng đó được sáng bóng trở lại.
- HS nghe.
-2HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước.
Lịch sử
Tiết 12 : VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
 I. Mục tiêu 
 - Biết sau Cách mạng tháng Tám nueoecs ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, giạc ngoại xâm.
 - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”, quyên góp gạo cho người nghièo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ,...
 II. Chuẩn bị 
 GV : - Hình trong SGK phóng to ( nếu có thể ).
 - Thư của Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói , chống nạn thất học .
 - Các tư liệu khác về phong trào “ Diệt giặc đói , diệt giặc dốt “.
 HS : SGK .
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ :
 -Nêu ý nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời & Cách mạng tháng Tám .( HSTB)
 - Nhận xét kiểm tra bài cũ .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo”
 2 – Hoạt động : 
 a) Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp .
 Hoàn cảnh Việt Nam Sau Cách mạng tháng 8
Yêu cầu HS thảo luận nhóm ,cùng đọc SGK đoạn “ Từ cuối năm 1945 treo sợi tóc “và trả lời câu hỏi :
-Vì sao nói ngay sau CM tháng 8 ,nước ta ở trong tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” (HSG)
-Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc ?
+ Sau Cách mạng tháng Tám 1945 , nhân dân ta gặp những khó khăn gì ? (HSTB) 
Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước chúng ta ? 
( HSTB) 
-Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là”giặc”.Nếu không chống được 2 thứ này thì điều gì sẽ xảy ra? (HSKG)
b) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm .
 Đẩy lùi giặc đói ,giặc dốt 
Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2,3 SGK
Thảo luận nhóm. GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
+Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo , Đảng & Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì ? 
GV : Đảng & Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta đẩy lùi giặc đói ,giặc dốt : như lập hũ gạo cứu đói ,chia ruộng cho nông dân ,lập quĩ độc lập
Chống giặc dốt : Mở lớp bình dân học vụ ,xây thêm trường học 
-Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc ?
c) Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
Ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói ,giặc dốt và giặc ngoại xâm 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ý nghĩa của việc nhân dân ta dưới sự dưới sự lãnh đạo của đảng và Bác Hồ đã chống lại giặc đói giặc dốt .
-Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân ta đã làm những công việc để đẩy lùi những khó khăn ,việc đó chứng tỏ điều gì ? 
-Các nhóm trình bày 
GV kết luận 
4. – Nhận xét – dặn dò : 
Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo ?(HSKG)
- Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau “ Thà hi sinh tất cả , chứ nhất định không chịu mất nước “
- HS trả lời ,cả lớp nhận xét.
HS nghe .
HS thảo luận nhóm ,cùng đọc SGK
- ..ở trong tình thế vô cùng bấp bênh nguy hiểm .
- Đất nước gặp nhiều khó khăn tưởng như không vượt qua nổi .
- Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết ,nông nghiệp đình đốn ,90 % người mù chữ ,ngoại xâm và nội phản đang đe doạ nền độc lập .
- Có nhiều người bị chết đói và người dân không đủ hiểu biết để tham gia cách mạng ,XD đất nước và không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm
- Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm ,chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu ,mất nước .
HS quan sát hình minh hoạ 2,3 SGK
- Các nhóm thảo luận , trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
- Đảng & Bác Hồ kêu gọi cả nước: Tăng gia lao động sản xuất , tham gia sôi nổi phong trào bình dân học vụ , quyên góp ủng hộ Chính phủ , bài trừ các tệ nạn xã hội .
-HS lắng nghe 
-Đảng & Bác Hồ có đường lối lãnh đạo sáng suốt . Nhân dân tin yêu & kiên quyết bảo vệ chế độ mới .
HS thảo luận nhóm
- HS trả lời .
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Địa lí 5
	 Bài 12: CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp .
 - Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,...
 + Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,...
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp. 
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
 HSKG: Nêu đặt điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sản có.
 + Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương.
 + Xác định trên bản đồ những địa phương có mặt hàng thủ công nỗi tiếng.
 II. Chuẩn bị
GV : - Tranh ảnh về một số nghành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng .
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam .
HS : SGK.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 I- Ổn định lớp : KT dụng cụ HS
II Kiểm tra bài cũ :“Lâm nghiệp và thuỷ sản “
 + Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì ? Phân bố chủ yếu ở đâu ? (Y-TB)
 + Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?(K-G)
 - Nhận xét,
III- Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài : “ Công nghiệp “
 2. Hoạt động : 
 a) Các ngành công nghiệp .
 Hoạt động 1 (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
 -Bước 1: GV yêu cầu HS làm các bài tập ở mục 1 trong SGK:
 +Kể tên các ngành công nghiệp ở nước ta ?
 (Y,TB) 
 +Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp ?(K) 
-Bước 2: GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 Kết luận : 
 - Nước ta có nhiều ngành công nghiệp .
 - Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng .
 + Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí .
 + Hình b thuộc công nghiệp điện (nhiệt điện) .
 + Hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
 + Hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh,
 b). Nghề thủ công .
 *Hoạt động2: (làm việc cả lớp)
 - Dựa vào hình 2 và vốn hiểu biết, hãy kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết .
 Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công .
 *Hoạt động 3: (làm việc theo cặp)
 -Bước1: HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời câu hỏi : Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì ?(KG)
-Bước 2: GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 Kết luận : 
- Vai trò : Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu 
- Đặc điểm :
+ Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn .
+ Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Biên Hoà, hàng cói Nga Sơn .
IV - Củng cố,dặn dò :
 + Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó ?(TB)
 + Nêu đặc điểm nghề thủ công của nước ta ?(K)
 - Nhận xét tiết học . 
SGK.
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
- HS làm theo yêu cầu của GV .
+Khai thác khoáng sản,điện,luyện kim,cơ khí,hoá chất,dệt,may mặc,chế biến lương thực,thực phẩm,sản xuất hàng tiêu dùng.
+Than dầu mỏ,quặng sắt,điện,gang, sắt , thép ,đồngcác loại máy móc,phương tiện giao thông,phân bón,thuốc trừ sâu,các loại vải quần áo,gạo, đường,y tế.
-HS lắng nghe.
- Gốm chăm, Hàng cói, chạm khắc đá, chạm khắc gỗ .
HS thảo luận cặp đôi
+ Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động 
+ Tân dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiêm trong dân gian .
+ Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu .
- Đặc điểm : Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn .
- HS trình bày kết quả . 
-HS lắng nghe 
-HS trả lời.
-HS nghe .
TUẦN KÍ DUYỆT 12
 - Hình thức..................................................................................
 - Phương pháp ...........................................................................
 - Nội dung ................................................................................
 DUYỆT CỦA BGH TỔ CHUYÊN MÔN	
 Ngày.....tháng 11 năm 2012 Ngày.....tháng11 năm 2012
 Phó hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an.doc