Giáo án môn Kĩ thuật 5 - Bài 5: Thêu dấu nhân

Giáo án môn Kĩ thuật 5 - Bài 5: Thêu dấu nhân

Kỹ thuật: Bài 5 THÊU DẤU NHÂN ( tiết 1)

I/ Mục tiêu: HS cần phải

- Biết cách thêu dấu nhân.

- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng quy trình, đúng kỹ thuật.

- Rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo.Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len hoặc sợi trên vải hoặc tờ bìa màu. Kích thước mũi thêu kích thước mũi thêu khoảng 3 – 4 cách mạng).

- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân .

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

+ Một mảnh vải có kích thước 35cm x 35cm.

+ Kim khâu len . Len hoặc sợi khác màu vải.

+ Phấn vạch, thước ( có chia từng cách mạng), kéo, khung thêu có đường kính 20cm – 25 cm.

III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Kĩ thuật 5 - Bài 5: Thêu dấu nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật: Bài 5 THÊU DẤU NHÂN ( tiết 1)
I/ Mục tiêu: HS cần phải
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo.Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len hoặc sợi trên vải hoặc tờ bìa màu. Kích thước mũi thêu kích thước mũi thêu khoảng 3 – 4 cách mạng).
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân .
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải có kích thước 35cm x 35cm.
+ Kim khâu len . Len hoặc sợi khác màu vải.
+ Phấn vạch, thước ( có chia từng cách mạng), kéo, khung thêu có đường kính 20cm – 25 cm.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1 QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân, hình 1 SGK, đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm mẫu thêu ở mặt phải và mặt trái đường thêu.
-GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi về ứng dụng của mẫu thêu dấu X.
-GV tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 như SGK
- HS quan sát rút ra nhận xét và đưa ra nhận xét đặc điểm đặc điểm mẫu thêu ở mặt phải và mặt trái đường thêu 
- HS quan sát so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu X và mẫu thêu dấu nhân
- HS trả lời về ứng dụng: để thêu trang trí hoặc thêu trên các sản phẩm may mặc, khăn trải bàn, khăn ăn, áo gối
Hoạt động 2 : HƯỚNG DẪN THAO TÁC KỸ THUẬT
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục II SGK, đặt câu hỏi yêu cầu nêu tên các bước trong quy trình thêu dấu nhân.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK , kết hợp quan sát hình 2 SGK, yêu cầu nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.
 -GV nêu điểm giống nhau, khác nhau giữa cách thêu dấu nhân và thêu dấu nhân như SGK.
-GV hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 để nêu các thao tác bắt đầu thêu. GV căng vải đã vạch dấu lên khung thêu để hướng dẫn HS, giúp HS dễ dàng quan sát.
-GV gọi HS đọc mục 2b,2c và quan sát hình 4a,4b,4c,4d SGK để nêu cách thêu mũi thêu thứ1, 2 và chú ý HS các bước sau:
+ Thêu theo chiều từ phải sang trái;
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ song song;
+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ 2 dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ 1.
+ Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
 - GV quan sát, uốn nắn.
- GV hướng dẫn thao tác kết thúc đường thêu
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 5 SGK và nêu cách kết thúc đường thêu
- GV hướng dẫn nhanh lần thứ 2 toàn bộ các thao tác .
- GV gọi HS nhắc lại và thực hiện thao tác.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân.
- HS đọc và kết hợp quan sát hình 2 SGK để trả lời các câu hỏi trong SGK nêu tên các bước.
- Gọi 2 HS lên bảng nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Gọi HS nhắc lại cách vạch dấu đường thêu dấu nhân. Lưu ý HS lên kim bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ 2 phía bên phải đường dấu
- HS quan sát hình 4a,4b,4c,4d SGK để nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi hình dấu X.
- 2 HS lên bảng thao tác cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi hình dấu X.
- 2 HS thực hiện cách kết thúc đường thêu.
- 2 HS lên bảng thêu các mũi tiếp theo.
- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét.
Kỹ thuật : Bài 5 THÊU DẤU NHÂN ( tiết 2 và 3) 
I/ Mục tiêu: HS cần phải
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo.Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II/ Đồ dùng dạy học: như tiết 1
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động 3 : THỰC HÀNH
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu X.
-GV nhận xét,nhắc lại một số điểm cần lưu ý và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-GV nêu yêu cầu của sản phẩm và thời gian thực hành khoảng 50 phút.
-GV quan sát và uốn nắn cho từng HS.
-2 HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và thực hiện thao tác thêu 2 đến 3 mũi thêu dấu nhân
- HS nêu lại những điểm cần lưu ý 
- 3 HS nêu các các yêu cầu của sản phẩm ở mục III SGK
- HS thực hành, thời gian tối đa 50 phút.Các em có thể trao đổi giúp đỡ lẫn nhau.
Hoạt động 4 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
-GV yêu cầu HS nêu lại cách thêu dấu nhân.
Có thể cho HS thực hành lại lần nữa
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đánh giá sản phẩm
- Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm
-GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành theo 2 mức hoàn thành A và chưa hoàn thành B.
Mức A +: những HS hoàn thành sớm,đúng kỹ thuật, chắc chắn.
-HS nêu ghi nhớ trang 23 SGK.
-Mỗi nhóm cử HS có sản phẩm đẹp trưng bày trên bảng.
-Cử 3 HS lên bảng đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu đánh giá. Tiêu chí đánh giá theo SGK.
III/ Nhận xét, dặn dò: 
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
 - Chuẩn bị vải, kéo,kim, chỉ khâuđể học bài “Cách khâu, thêu tíu xách tay đơn giản”.

Tài liệu đính kèm:

  • docB5theudaunhan.doc