Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Học kì 2

Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Học kì 2

HĐ1:Cứ điểm ĐBP &âm mưu của giặc Pháp

* GV nêu tình thế của quân Pháp sau thất bại ở CDịch BG 1950 đến 1953. Việc Pháp xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm kiên cố.

Hỏi:Vì sao Pháp lại XD ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?

HĐ2:Chiến dịch Điện Biên Phủ

-GV phân nhóm,yêu cầu thảo luận.

*N1:Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP?Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?

*N2 :Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công?Thuật lại từng đợt tấn công đó?

*N3:Vì sao ta giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP. Thắng lợi của chiến dịch ĐBP có ý nghĩa như thế nào vói LS dân tộc ta?.

*N4: Nêu những nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ

 GV tổ chức cho HS trình bày.

* Cho HS quan sát ảnh tư liệu .Đọc câu thơ hoặc tên một bài hát về chiến thắng ĐBP.

*GV nhận xét,KL

*Cho HS nêu ghi nhớ.

 

doc 16 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ (Tiết 19) 	CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điên Biên Phủ.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
II/ ĐDDH:- Sưu tầm tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ.
 - Lược đồ phóng to để thuật lại chiến dịch Điện Biên Phủ. 
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ : 
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1:Cứ điểm ĐBP &âm mưu của giặc Pháp
* GV nêu tình thế của quân Pháp sau thất bại ở CDịch BG 1950 đến 1953. Việc Pháp xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm kiên cố...........
Hỏi:Vì sao Pháp lại XD ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
HĐ2:Chiến dịch Điện Biên Phủ
-GV phân nhóm,yêu cầu thảo luận.
*N1:Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP?Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
*N2 :Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công?Thuật lại từng đợt tấn công đó?
*N3:Vì sao ta giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP. Thắng lợi của chiến dịch ĐBP có ý nghĩa như thế nào vói LS dân tộc ta?.
*N4: Nêu những nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ
 GV tổ chức cho HS trình bày. 
* Cho HS quan sát ảnh tư liệu .Đọc câu thơ hoặc tên một bài hát về chiến thắng ĐBP. 
*GV nhận xét,KL
*Cho HS nêu ghi nhớ.
- HS đọc sách.
- Lắng nghe.
-âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
 *N1:Mùa đông 1953 tại chiến khu Việt Bắc,TW và Bác đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc k/c.
*N2:+Đợt1:ngày13/3/1954
 +Đợt2:ngày30/3/1954
 +Đợt3:ngày1/5/1954
*N3:.có đường lối lãnh đạo của Đảng đúng đắn.Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu, được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế,
*N4:-Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai,Tô Vĩnh Diệm lấy thân mình chèn pháo
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS tham gia trả lời.
HS nêu ghi nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: 
*GV nhận xét tiết học
LỊCH SỬ (Tiết 20) 	ÔN TẬP:CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN 
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC(1945-1954)
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học).
- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
II/ ĐDDH:- Phiếu học tập của HS.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :1. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt. Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng?
 2. Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
 B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1:Ôn tập
* GV phân nhóm yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
Nhóm 1,2:Câu 1 trang 40 sgk.
Nhóm3,4: Câu 2 trang 40 sgk.
Nhóm 5,6: Câu 3 trang 40 sgk.
Nhóm 7,8: Câu 4 trang 40 sgk.
*GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày.
-Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Yêu cầu HS khác nhắc lại ý của các câu hỏi. - GV chốt ý đúng.
HĐ2:Hái hoa dân chủ
- Tổ chức cho HS chơi.
1,Vì sao nói:Sau cách mạng tháng Tám,nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” ?
2,Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói,nạn dốt là “giặc đói,giặc dốt”?
3,Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947.
4,.
* GV tổng kết chung trò chơi.
*HS thảo luận nhóm,trình bày
+Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng 8được diễn tả bằng cụm từ “nghìn cân treo sợi tóc”.
+Chín năm làm một Điện Biên là từ 1945-1954
+Để đưa cuộc k/c đến thắng lợi ,phải phát triển tinh thần yêu nước,đẩy mạnh thi đua ,chia ruông đất cho nông dân.
+.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Học sinh thực hiện.
-Hai đội thi đua
C. Củng cố, dặn dò: 
*GV nhận xét tiết học
LỊCH SỬ(Tiết 21): NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
-Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
-Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ-Diệm.
II/ĐDDH: -Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
 -Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ giới tuyến tạm thời).
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ : Nêu 2 sự kiện em cho là đáng nhớ nhất của giai đoạn lịch sử 1945 -1954 và nêu ý nghĩa. 
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
Hđ1: Nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ.
-GV yêu cầu HS đọc SGK và TLCH
+Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ?
+Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
+Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta?
- GV kết luận: SGV
HĐ2 : Nước ta bị chia cắt hai miền .
-GV cho HS thảo luận nhóm
+Mĩ có âm mưu gì?
+Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ –ne-vơ.
+Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta?
HĐ3 : Nhân ta cầm súng đánh giặc 
+Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt,dân tộc ta phải làm gì?
*HS đọc SGKvà làm việc cá nhân
-là Hiệp định Pháp phải kí với ta sau khi chúng bị thất bại nặng nề ở ĐBP
-Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở VN.Theo Hiệp định,sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Bắc –Nam
-Hiệp định mong muốn độc lập,tự do và thống nhất đất nước của dân tộc ta.
*Nguyện vọng của ND ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp
**HS thảo luận nhóm 
-Mĩ có âm mưu thay chân Pháp xâm lược nước ta 
*Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
-Ra sức chống phá lực lượng CM.
Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương,tổng tuyển cử,thống nhất đất nước.
-Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả: đồng bào bị tàn sát, đất nước bị chia cắt lâu dài 
-Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải cầm súng đứng lên đánh giặc 
C. Củng cố, dặn dò: 	*HS nêu bài học
- Nhận xét tiết học
-Bài sau- Bến Tre đồng khởi.
LỊCH SỬ (Tiết 22) : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI 
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “Đồng khởi”.
Đi đầu phong trào “ Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
IIĐDDH: +Sưu tầm ảnh tư liệu về phong trào đồng khởi.
 + Bản đồ Hành chính Việt Nam. Phiếu học tập của HS.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. Bài cũ :- Nêu nội dung hiệp định Giơ-ne –vơ.
 - Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ Diệm thể hiện qua những hành động nào?
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
 HĐ 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào "Đồng khởi " Bến Tre
- Phong trào "Đồng khởi " Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- Phong trào "Đồng khởi " Bến Tre nổ ra thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?
*GV nhận xét
 HĐ2 :Phong trào "Đồng khởi"của nhân dân tỉnh Bến Tre
+ Thuật lại sự kiện ngày 17/1/1960
+ Sự kiện này đã ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre ntn?
+ Phong trào này có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Nam ntn?
*GV nhận xét.KL
HĐ3 :Ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi” Bến Tre.
-Cho HS nghe bài hát : “Dáng đứng Bến Tre”
*HSđọc SGK từ “Trước sự tàn sát mạnh mẽ nhất” và trả lời câu hỏi:
-Mĩ Diệm thi hành chính sách “tố cộng” , “diệt cộng”đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam.Trước tình hình đó không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, dân ta buộc phải đứng lên phá tan ách kìm kẹp.
-Phong trào bùng nổ vào cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre 
*HS thảo luận nhóm
-ngày 17/1/1960,nhân dân huyện Mỏ Cày dứng lên k/n,mở đầu cho phong trào “Đồng khởi”tỉnh Bến Tre
-Cuộc K/n ở Mỏ Cày,phong trào nhanh chóng lan các huyện khác.Trong 1tuần lễ ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phónghoàn toàn,29 xã khác tiêu diệt ác ôn,vây đồn,giải phóng nhiều ấp.
-Trở thành ngọn cờ tiên phong,đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam.
*Đại diện nhóm trình bày,nhận xét
-Mở ra phong trào mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù , đẩy quân Mỹ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động , lúng túng .
*HS lắng nghe bài hát
C. Củng cố, dặn dò: 	*HS nêu bài học
- Nhận xét tiết 
LỊCH SỬ(Tiết 23) NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I//MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
+Sự ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
+Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II/ĐDDH: *HS: Sưu tầm một số ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ : -Phong trào Bến Tre đồng khởi bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
 HĐ 1 : Hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội 
GV sử dụng ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội để giới thiệu.
+Tại sao Đảng và chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội?
+T/gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian kh/thành nhà máy cơ khí Hà Nôị có ý nghĩa ntn?
HĐ 2 : Quá trình xây dựng nhà máy và sự đóng góp của nhà máy .
-Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
Em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
-Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
-GV cho HS xem ảnh bác Hồ về thăm Nhà máy Cơ khi Hà Nội
*HS đọc SGK,xem tư liệu và trả lời câu hỏi
Để:-Trang bị máy móc hiện đại cho miền Băc,thay thế các công cụ thô sơ ,tăng năng suất và chất lượng lao động
Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp ở nước ta.
-Thời gian xây dựng:từ tháng 12.1955 đến tháng 4/1958
Địa điểm:phía tây Nam của thủ đô Hà Nội
-Sản phẩm của nhá máy đã phục vụ công cuộc lao động XD CNXH ở miền Bắc,cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền Nam
-Nhà máy luôn đạt được thành tích to lớn góp phần quan trọng vào cuộc XD và bảo vệ Tổ quốc.
+1HS kể trước lớp
+HS quan sát,nhận xét
C. Củng cố, dặn dò: 	*HS nêu bài học
- Nhận xét tiết học
Bài sau: Đường Trường Sơn.
LỊCH SỬ(Tiết 24): ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN.
I//MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
 +Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,.........cho chiến trường góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta 
II/ĐDDH: *HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 A. Bài cũ : 
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
1,Mục đích mở đường Trường Sơn 
-Trình bày những nét chính về đường Trường Sơn
GV gt bản đồ chỉ vị trí của đường Trường Sơn
+Mục đích mở đường Trường Sơn?
2,Những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường sơn.
-Chia nhóm đôi
-Yêu cầu HS đọc SGK và kể 
+GV nhận xét
3,Ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn.
-Yêu cầu HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với:
+Đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. 
+So sá ... n thành thống nhất đất nước.
LỊCH SỬ(T29): HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
 +Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI, năm 1976.
 +Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước.
II/ĐDDH: *GV: Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :KT bài Tiến vào Dinh Độc lập.
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
*HĐ1:Cuộc bầu cử Quốc Hội thống nhất 
+Ngày 25/4/1976,trên đất nước ta diễn ra sự kiện Lsử gì?
+Quang cảnh khắp nơi trên đất nước trong ngày này như thế nào?
+Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?
+Kết quả của cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trên cả nước ngày 25/4/1976.
- GV giới thiệu tranh và kết luận về sự kiện ngày 25/4/1976
Hỏi:Vì sao nói ngày 25/4/1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
*HĐ2: Nội dung quyết định trong kì họp thứ nhất Quốc Hội khóa VI
-Tìm hiểu những điều quan trọng nhất của kì họp đầu tiên,Quốc hội khoá VI .
*HĐ3: Ý nghĩa lịch sử:
-Yêu cầu HS cá nhân trả lời
-Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
-Việc bầu cử QH thống nhất và kì họp đầu tiên của QH thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại như thế nào?
-GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử Quốc hội khoá VI.
 -Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
*Thảo luận nhóm :
-Ngày 25/4/1976,cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội 
-Không khí từng bừng,tràn ngập cờ hoa,biểu ngữ. 
-phấn khởi,vui sướng lần đầu tiên cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất.
-Chiều 25/4/1976,cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp,cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.
-HS quan sát
+vì ngày này dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến trânh hi sinh gian khổ.
*HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
 +Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI năm 1976:
 Tên nước quy định Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định, bầu chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, chính phủ.
*HS trả lời.
- Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về lãnh thổ và Nhà nước 
-Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất ,tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội 
*HS cá nhân nêu. 
C. Củng cố, dặn dò:	 *HS nêu bài học
-Bài sau: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
LỊCH SỬ(T30) XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH.
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
 +Việc xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của CM lúc đó.
+Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Viết - Xô.
 +Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II/ĐDDH: HS : Sưu tầm ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :-Kiểm tra bài: Hoàn thành thống nhất đất nước.
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
HĐ1: Nêu đặc điểm của đất nướcsau 1975.
HĐ2: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình 
-GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
-Chia nhóm 4
 1.+Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng năm nào? Ở đâu? Trong bao lâu?
 2.+Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công nhân VN và chuyên gia Liên xô làm việc với tinh thần ntn?
GV nhận xét 
HĐ3:Vai trò của Nhà máy thủy điện Hòa Bình 
+Những đóng góp của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta.
-Nêu cảm nghĩ sau khi học bài này, nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của nước ta.
GV nhận xét 
-HS biết : Sau năm 1975 , nhân dân ta tiến hành xây dựng đất nước .
-Thảo luận nhiệm vụ1:
+Nhà máy chính thức xây dựng ngày 6/11/79.
+Nhà máy được xây dựng trên sông Đà tại Hoà Bình.
+Sau 15 năm thì hoàn thành (1979-1994).
-Thảo luận nhiệm vụ2:
+Suốt ngày đêm có tới 35000người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc trong điều kiện khó khăn thiếu thốn
+Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những công nhân xây dựng.
+Hạn chế lũ lụt đồng bằng Bắc Bộ. 
+Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành phố, phục vụ cho đời sống của nhân dân.
+Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên thể hiện thành quả của công nhân xây dựng XHCN
C. Củng cố, dặn dò:	 *HS nêu bài học
-Bài sau: Ôn lịch sử nước ta từ giữa TK XIX đến nay.
LỊCH SỬ(T31) : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
 +Nội dung chính của thời kỳ lịch sử huyện Nam Giang
 +Nắm được một số sự kiện,nhân vật lịch sử tiêu biểu địa phương.
 +Tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của địa phương. 
II/ĐDDH: *HS: Sưu tầm tư liệu.
 *GV: Lược đồ huyện Nam Giang
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :-Kiểm tra bài: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
B. Bài mới :
*Giới thiệu bài
**Thời kỳ lịch sử huyện Nam Giang
-Huyện ta được đổi tên mấy lần?
-Trước đây huyện ta có tên là Châu Bến Giằng và sau đổi thành là huyện Bến giằng .Vậy đổi tên vào năm nào?
-Kể tên những dụng cụ mà người dân Bến Giằng dùng để đối phó với kẻ địch?
-Bí thư chi bộ đảng đầu tiên của huyện ta là ai?
-Anh hùng Lực lượng vũ trang ở huyện ta là ai? Ở đâu?
-Bí thư huyện uỷ đầu tiên của huyện ta là ai?Hiện nay ai là bí thư?
-Người dân tộc Cơ tu ở bến Giằng được bầu vào hội đồng nhân dân tỉnh khoá đầu là ai?
-Huyện ta được đổi tên 3 lần:
+Bến Giằng
+Giằng
+Nam Giang
-Cuối tháng 12/1948
-Những dụng cụ thô sơ :dao,giáo ,mác,ná tên.
-Nguyễn Lâm
-Alăng Bin ở thôn Pà Râng xã Cà Dy đã bắn rơi máy bay địch
-Huyện uỷ Đại Lộc đã tăng cường về vùng Bến Giằng đồng chí Võ Lỵ.đó chính là bi thư huyện uỷ đầu tiên của huyện ta
-Bí thư huyện hiện nay là ông Phong Luân
-Ông Cánh Ngươn
C. Củng cố, dặn dò:	 *HS nêu bài học
-GV nhận xét 
LỊCH SỬ(T32) : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
 +Nắm được lịch sử của huyện Nam Giang Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
 +_Biết được một số sự kiện,nhân vật lịch sử tiêu biểu địa phương.
 +Tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của địa phương. 
II/ĐDDH: *HS: Sưu tầm tư liệu.
 *GV: Lược đồ huyện Nam Giang
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ :
B,Bài mới:
*Giới thiệu bài
**Thời kỳ lịch sử huyện Nam Giang
-Nêu vai trò của huyện ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ?
-Đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện Nam Giang ngày nay có gì thay đổi so với trước đây?
-Kể tên các xã của huyện ta?Trong đó những xã nào được Đảng,Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý?
-Hãy cho biết ngày thành lập Đảng bộ huyện Giằng nay là huyện Nam Giang ?
-Khi nghe tin Bác Hồ mất huyện ta tổ chức lễ truy điệu Bác ở đâu và ngày tháng năm nào?
*HS cá nhân trả lòi
-Nam Giang là căn cứ diểm vững chắc của chiến trường Quảng Nam,đồng thời nằm trên hành lang Bắc –Nam,có đường Hồ Chí Minh đi qua để chi viện cho cuộc chiến đấu đầy hi sinh gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của nhân dân miền Nam
-Đường Hồ Chí Minh được nâng cấp :mặt đường rộng,rải nhựa,hai bên nhà cửa san sát.
-Thị trấn Thạnh Mỹ
-Xã:Cà Dy,Tà Bhing,Chà Val,La dêê,La ê, Zuôih,Đắc prin ,Đắc pre.
*Trong đó những xã được Đảng,Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý là:Thạnh Mỹ,Chà Val,La Dêê, Zuôih.
-Hội nghị thành lập Đảng bịi Huyện Giằng được tiến hành tại trại tăng gia sản xuất Thạnh Mỹ ngày 28/6/1949.
-Căn cứ khu uỷ và quân khu uỷ khu V tổ chức lễ truy điệu Bác tại sông Thanh xã Tà Bhing vào ngày 9/9/1969
C. Củng cố, dặn dò:	 *HS nêu bài học
-GV nhận xét 
LỊCH SỬ(T33): ÔN TẬP:
 LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY.
I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
 +Nội dung chính của thời kỳ lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
 +Ý nghĩa lịch sử của CM tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975. 
II/ĐDDH: *HS: Sưu tầm tư liệu.
 *GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ 
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
1/Ôn tập 4 thời kì lịch sử đã học:
HĐ1:Làm cá nhân
Hỏi:-Từ năm 1945 đến nay nước ta chia làm mấy giai đoạn?
 -Thời gian của mỗi giai đoạn? 
*GV sử dụng bảng phụ:
+Từ năm 1858 đến năm 1945.
+Từ năm 1945 đến năm 1954.
+Từ năm 1954 đến năm 1975.
+Từ năm 1975 đến nay.
-GV chốt lại và yêu cầu HS nắm lại những mốc thời gian quan trọng.
2/HS nghiên cứu,ôn tậptừng thời kì với nội dụng sau:
HĐ2:Làm nhóm
+Nội dung chính của từng thời kì.
+Các niên đại quan trọng.
+Các sụ kiện lịch sử chính.
+Các nhân vật tiêu biểu.
(GVHDHS dựa vào các bài ôn 11, 18 và 29)
GV tổ chức học sinh ôn chung lớp sau khi đã hoạt động nhóm.
-GV tổ chức trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
-GV nêu: Từ năm 1975 cả nước bước vào công cuộc xây dựng XHCN. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
*HS trả lời.
-HS lắng nghe
*HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày.
*HS Tham gia .
-HS lắng nghe.
C. Củng cố, dặn dò:
GVnhận xét tiết học
Bài sau: Ôn tập kiểm tra học kì II.
LỊCH SỬ : (Tiết 34 ) ÔN TẬP HỌC KÌ II.
I/MỤC TIÊU: Giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức của giai đoạn lịch sử :
*Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước(1945 – 1975)
*Xây dựng CNXH trong cả nước (từ 1975 đến nay)
II/ĐDDH: *HS: Sách giáo khoa.
 *GV: Phiếu bài tập
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ -Kiểm tra việc ôn tập của HS
B. Bài mới :*Giới thiệu bài
* H Đ1 : Ôn tập 
Gọi 8 em nối tiếp đọc ghi nhớ của 8 bài lịch sử giai đoạn 1945-1975.
-Cho 2 em nối tiếp đọc ghi nhớ của 2 bài lịch sử giai đoạn 1975 đến nay.
-Cho HS làm bài tập 
* H Đ2 : Trò chơi 
Gợi ý: Đội A: Hỏi về thời gian LS sau khi nêu nhân vật LS hoặc sự kiện LS v.v; đội B trả lời
*GV chốt ý , sau 4 câu hỏi cho HS tìm câu hỏi hay, câu trả lời hay để tuyên dương.
-Nêu vài nhận xét về lịch sử nước ta trước và sau khi Đảng Cộng sản VN ra đời
-Nêu vài thành tựu XD đất nước trên quê hương em hiện nay.
-8 em đọc.
-2 em đọc.
*Làm bài cá nhân.
-Trình bày.
-Nhận xét.
*Cho HS hoàn thành bài tập:
Thời gian
Sự kiện
Ý nghĩa l. sử
3/2/1930
19/8/1945
2/9/1945
7/5/1954
30/4/1975
25/4/1976
*HS tham gia trò chơi
 HS hỏi đáp về lịch sử: 2 đội oản tù tì tham gia trò chơi: 1 đội hỏi 1 đội trả lời những kiến thức LS của 2 giai đoạn vừa ôn.
C. Củng cố, dặn dò:
GVnhận xét tiết học
*Về nhà:Viết 1 bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em sau khi học về LS dân tộc từ cội nguồn đến nay ( lớp 4- lớp 5)
-Bài sau: Kiểm tra .

Tài liệu đính kèm:

  • doclịch sử5 tuần19.doc