I.Mục tiêu:
Hiểu được đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ( cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp.
Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế( BT1, BT2); Bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho dnh từ bị lặp lại nhiều lần.
II.Đồ dùng và phương pháp dạy học:
- Máy chiếu PowerPoint
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, giảng giải .
III.Các hoạt động dạy- hoc:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc đoạn văn tả cảnh ở quê hoặc nơi em sin sống.
GIÁO ÁN THAO GIẢNG Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài : ĐẠI TỪ Ngày dạy: 28/10/2010 Người thực hiện: Đào Thị Thiển I.Mục tiêu: Hiểu được đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ( cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp. Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế( BT1, BT2); Bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho dnh từ bị lặp lại nhiều lần. II.Đồ dùng và phương pháp dạy học: Máy chiếu PowerPoint Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, giảng giải. III.Các hoạt động dạy- hoc: Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc đoạn văn tả cảnh ở quê hoặc nơi em sin sống. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Trong giao tiếp thường ngày với những người bạn của mình có khi các em không dùng tên gọi mà dùng một từ khác thay thế. Vậy đó là gì? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Đại từ. Tìm hiểu bài: 2.1: Nhận xét: *Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi SGK. 1 HS đọc các từ in đậm được GV viết sẵn trên bảng: - tớ - cậu + Các từ in đậm đó được dùng để làm gì? Các từ in đậm (tớ, cậu) được dùng để xưng hô. GV chốt lại: Những từ nói trên được gọi là đại từ. *Bài tập 2: 1HS đọc yêu cầu của bài tập. HS làm việc trao đổi theo cặp đôi. HS trình bày ý kiến./ Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Từ in đậm ở đoạn a (nó) được dùng để xưng hô đồng thời thay thế cho danh từ (chích bông) trong câu cho khỏi lặp lại từ ấy. (Từ “vậy” ở đoạn b thay thế cho từ động từ “thích”; b- Từ “thế” ở đoạn c thay thế tính từ “quý”. Như vậy cách dùng từ ở BT2 cũng giống như BT1 thay thế bằng từ khác cho khỏ lặp. Từ nó, vậy, thế cũng là Đại từ. - GV: Đại có nghĩa là thay thế( như trong từ đại diện); Đại từ có nghĩa là từ thay thế. 2.2.Phần ghi nhớ: 2-3 HS đọc & nhắc lại ND cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. HS đặt 1câu có sử dụng đại từ. 2.3.Phần luyện tập: *Bài tập 1: 1HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS khá đọc đoạn thơ của Tố Hữu / Lớp đọc thầm, chú ý đến các từ in đậm có trong đoạn văn. Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. / GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ. / - Những từ đó được viết hoa nhằm biểu thị thái độ tôn kính Bác.) *Bài tập 2: 1HS đọc bài ca dao.1HS đọc yêu cầu bài tập. + Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai? (nhân vật tự xưng là ông với cò.) 1HS đọc yêu cầu bài tập. HS trao đổi cùng bàn bên cạnh làm bài giấy nháp. HS đọc kết quả làm bài. Lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (Các đại từ trong bài ca dao là: mày (chỉ cái cò, cái vạc, cái nông);ông ( chỉ người đang nói); tôi( chỉ cái cò) nó (chỉ cái diệc) *Bài tập 3: 1HS đọc yêu cầu bài tập./ Lớp đọc thầm. GV nhắc HS: Trước hết đọc thầm, phát hiện từ nào được lặp lại nhiều lần. (chuột)? Chuột thuộc từ loại nào. Sau đó tìm đại từ thích hợp để thay thế. (nó) HS làm bài cá nhân vào vở. HS tiếp nối nhau đọc bài làm. / Lớp và GV nhận xét. HS viết vào vở bài làm đúng. 3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Dặn về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong bài.
Tài liệu đính kèm: