Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

I. YÊU CẦU.

- Mở rộng , hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ gắn với chủ điểm: Nhớ nguồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam; ca dao, dân ca Việt Nam.

 - Bảng nhóm để làm bài tập theo nhóm.

 - Bảng con để chơi trò chơi: Rung chuông vàng ( BT2)

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn:Luyện từ và câu
Bài : Mở rộng vốn từ : Truyền thống
I. YÊU CẦU.
- Mở rộng , hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ gắn với chủ điểm: Nhớ nguồn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam; ca dao, dân ca Việt Nam.
	- Bảng nhóm để làm bài tập theo nhóm.
	- Bảng con để chơi trò chơi: Rung chuông vàng ( BT2)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài củ
(?) Tiết LT&C trước các em học bài gì?
- Cô kiểm tra bài cũ:
- Hs1: làm BT2/ 87( trong khi hs 1 làm bt, gọi hs 2)
- Hs2: làm BT3/8 ( đọc đoạn vănkể về một tấm gương hiếu học có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu)
- Gv kiểm tra VBT dưới lớp.
- NX, ghi điểm hs 2.
(?) Hs1: Vì sao ta phải thay thế các từ trên?
- Nx bài làm hs1 chiếu đáp án ghi điểm.
Nx bài cũ: Qua kiểm tra bài cũ, cô nhận tháy về nhà có học bài và làm bài tập, cô tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp. 
Bài mới.
Giới thiệu bài :
Hôm trước các em đã được mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về truyền thống. Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em biết thêm những câu tục ngữ, ca dao nói vềnhững truyền thống quý báu của dân tộc. Qua bài MRVT: Truyền thống.
- Các em mở sách / 90
C: Dân tộc Việt Nam vốn đã có truyền thốngyêu nước, hăng say lao động, chịu thương, chịu khó, biết yêu thương đùm bọclẫn nhau. Có rất nhiều câu tục ngữ ca dao nói về truyền thống quý báu này, các em sẽ được biết qua bt1.
GV:Chiếu bài tập 1.
- Gọi 1 hs đọc đề bt1.
(?) Bài tập 1 yêu cầu các em làm gì?
G: Minh họa ở đây là em đưa ra những câu tục ngữ, ca dao để làm rõcho từng truyền thống.
Vd: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánhlà nói về truyền thống yêu nước.
- Để làm bt này cô sẽ cho lớp mình thảo luận theo nhóm tổ, thời gian thảo luận là 4 phút. Mỗi truyền thống các em chỉ tìm 1 câu tục ngữ hoặc ca dao, thành ngữ cũng được, nhóm nào tìm được nhiều câu tục ngữ, ca dao thì càng tốt. các em về vị trí của nhóm mình.
- GV phát phiếu cho 4 nhóm thảo luận thảo luận xong đính bảng.
(?) Em hiểu câu tục ngữ( ca dao) này ý nói gì?
- Nx , tuyên dương nhóm viết được nhiều câu, nhanh.
1 số đáp án:
a. Yêu nước:
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
- Con ơi con ngủ cho lành,
 Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
 Muốn coi lên núi mà coi
 Coi bà Triệu Âủ cưỡi voi đánh cồng...
b. Lao động cần cù:
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Có làm thì mới có ăn
 Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
 Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Cày đồng đang bữa ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
c. Đoàn kết:
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
-Nhiễu điều phủ lấy gí gương
 Người chung một nước thì thương nhau cùng.
d. Nhân ái:
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Máu chảy ruột mềm
- Môi hở răng lạnh
- Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc , hai thân vui vầy.
- Chị ngã em nâng
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Đây là một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về truyền thống quý báu của dân tộc ta. Cô mời 1 em đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao này.
Lòng yêu nước tinh thần cần cù, tinh thần đoàn kết, nhân ái... là những truyền thống quý báu, phẩm chất tốt đẹp đã có ở con người Việt Nam từ xưa đến nay. Cho nên bản thân mỗi chúng ta ngồi đây, phải biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Lá hs các em phải siêng năng học tập, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ. Đó là điều đáng quý nhất. Các em có dồng ý không?
* Các em có thích chơi ô chữ kì diệu không? Chúng ta sẽ tham gia chơi ở bt2.
GV chiếu yêu cầu bt2 gọi hs nêu yêu cầu.
G: Trên màn hình gồm có 16 ô chữ hàng ngang tương ứng với 16 câu hỏi trên mỗi hàng ngang có 1 ô được tô đậm. Nhiệm vụ của các em là tìm phương án trả lời cho ô chữ hàng ngang để rồi cuối cùng chúng ta đi tìm từ khóa: là ô chữ hình chữ hình chữ S.
Vd: 
* Ta chọn hàng số 1: Muốn sang... lấy thầy
 Từ hàng ngang ở đây là cầu kiều.
 * Hàng số2 : Bầu ơi .... một giàn
 Từ hàng ngang ở đây là khác giống 
Các em có thể chọn hàng ngang thứ mấy tùy ý.
- Nếu em nào phát hiện ra ô chữ hình chữ S thì giơ tay phát biểu.
-Mỗi em lấy bảng con và phấn ra. Cô sẽ chia lớp mình làm 2 đội A & B. Bạn nào viết sai ở đội nào thì cô trừ điểm ở đội đó, mỗi bạn trừ 1 diểm, phát hiện ô chữ S + 5 điểm. Cuối cùng, đội nào trừ điểm ít hơn thì đội đó thắng cuộc. Đội A chọn trước rồi đến đội B làm tương tự cho đến hết.
G: Em hiểu “ uống nước nhớ nguồn ”có nghĩa là gì?
3. Củng cố, dặn dò:
* Cô mời các em đọc nối tiếp 16 câu tục ngữ, ca daovừa học gọi hs đọc nối tiếp.
(?) Em nào có thể đọc thuộc lòng 1 trong các câu tục ngữ ca dao mà các em đã học ở bài này.
-Về nhà học thuộc ít nhất là 10 câu tục ngữ ca dao.
- Chuẩn bị bài sau: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- hs làm bài tập
- hs đọc
- 3 hs lần lượt lên đọc
- Tránh được việc lặp từ nhiềulần làm cho câu văn, đoạn văn nhàm chán.
- Minh họa mỗi truyền thống bằng 1 câu tục ngữ hoặc ca dao.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
- 2 hs đọc
hs nêu
- Khuyên chúng ta phải biết nhiứ ơn những người đã có công đối với đất nước.
- hs đọc
- hs đọc càng nhiều càng tốt.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn:Luyện từ và câu
Bài : Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
I. YÊU CẦU.
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối.
- Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn; Biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài củ
(?) Tiết LT&C hôm trước các em học bài gì?
- Hs1: Tìm 2 câu tục ngữ, ca dao minh họa truyền thống yêu nước và lao động cần cù của dân tộc ta.
- Hs2: Tìm 2 câu tục ngữ ca dao minh họa truyền thống đoàn kết, nhân ái của nhân dân ta.
(?) Em hiểu câu: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ có nghĩa như thế nào?
- Hs3: Đọc thuộc lòng khoảng 8-10 câu tục ngữ ca dao nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
- NX, ghi điểm.
Nx bài cũ: Qua kiểm tra bài cũ, cô nhận thấy các em về nhà có học bài , cô tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp. 
Bài mới.
Giới thiệu bài :
Có nhiều cách để liên kết câu trong đoạn văn, bài văn như: liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ, bằng cách thay thề từ ngữ mà các em đã được học ở các tuần trước. Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được làm quen với một kiểu liên kết câu nữa. Đó là: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
GV:Chiếu đề bài.
b. Chúng ta cùng tìm hiẻu phần nhận xét.
GV:Chiếu I. Nhận xét
- Gọi 1 hs đọc bt1.(GV:Chiếu bài tập 1/97)
Gv tô đậm từ: hoặc , vì vậy
(?) Bài tập 1 yêu cầu các em làm gì?
(?) Vậy những từ ngữ được in đậm ở đây là những từ nào?
(?) Đoạn văn trên gồm có mấy câu?
- Cô đánh số thứ tự của 2 câu để dể thực hiện Gv đánh số thứ tự
G: Để làm được bt này cô sẽ cho lớp mình thảo luận nhóm tổ 4 phút theo các câu hỏi sau:
1. Nội dung câu 1, 2 có quan hệ với nhau không? Quan hệ như thế nào?
2. Lược bỏ từ “hoặc” và cụm từ “vì vậy” 
được không? Vì sao?
3. Từ “hoặc” và cụm từ “vì vậy” có tác dụng gì?
 4 nhóm đính bảng trình bày.
- Nhận xét, sửa sai chốt ý đúng.
Đáp án:
1.Nội dung câu 1: miêu tả một đối tượng mà ai củng tả giống nhau thì không ai thích đọc.
 Câu 2: Để mọi người thích đọc thì ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mớ, cái riêng.
2. Không được vì: Nếu lược bỏ từ “hoặc “ và cụm từ” vì vậy” thì 2 câu văn bị rời rạc không gắn kết với nhau.
3. Từ “ hoặc” có tác dụng nối cụm từ “1 em bé “ với “ 1 chú mèo” trong câu 1.
Cụm từ “ vì vậy “ có tác dụng nối câu 2 với câu 1.
GV nói và chỉ trên vd: Ta thấy câu 1 và câu 2 có liên quan với nhau về nội dung. Để thể hiện sự liên quan đóta dùng từ ngữ nối . Từ “ hoặc “ và cụm từ “ vì vậy” có tác dụng kết nối các cụm từ( gv chỉ 1 em bé- 1 chú mèo) các câu lại với nhau( gv chỉ 2 câu).
Cụm từ vì vậy ở vd trên giúp chúng ta biết được cách dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
- Các em suy nghĩ và tìm xem những từ ngữ nào mà em biết có tác dụng kết nối giống như cụm từ vì vậy ở đoạn trên?
* Tóm lại qua 2 bt em nào cho biết:
- Thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối?
- Kể tên các từ ngữ có tác dụng kết nối?
G: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ của bài học hôm nay Gv chiếu ghi nhớ, gọi hs đọc.
- Em nào xung phong nhắc lại ghi nhớ mà không cần nhìn sách hoặc màn hình.
* Các em sẽ được vận dụng tìm từ ngữ có tác dụng nối qua bt1/98.
- Gọi hs đọc bt1,cả lớp đọc thầm, chú ý để cô gọi đọc nối tiếp( 3 đoạn đầu, 4 đoạn sau).
- Gọi hs nêu yêu cầu bt.
* Để làm bt này trước hết , chúng ta đánh số thứ tự các câu: gv chiếu lên màn hình : câu 1” Trên con đường.....Hồ Gươm”
Câu 2” .........”
* Tiếp theo các em sẽ thảo luận theo nhóm bàn trong thời gian 5 phút để tìm những từ ngữ có tác dụng nối. Bàn có số chẵn làm câu 1,2,3( từ câu 1-7): Bàn có số lẻlàm đoạn 4,5,6,7 ( từ câu 8-16)
-Gv đếm số thứ tự của từng bàn:1,2,3,......8.
- Gv phát phiếu cho từng bàn – đại diện 2 bàn làm phiếu lớn( Đoạn 1,2,3 – Đoạn 4,5,6,7)
-Đính bảng, đạidiện các nhóm trình bày
- Gọi các nhóm nhận xét
- Gv chiếu đáp án chốt lời giải đúng.
* Làm tương tự với đoạn 4,5,6,7.
- Em có nhận xét gì về từ ngữ nối đứng đầu mỗi đoạn văn?( gv làm nổi bậc các từ, ngữ nối đứng đầu mỗi đoạn.)
* Các em vừa luyện tập tìm những từ ngữ nối các câu, các đoạn văn với nhau. Bài tập sau đây các émẽ được sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu. Chúng ta cùng làm bt 2 .
Gv chiếu bt2.
- Gọi hs đọc đề - Nêu yêu cầu đề.
GV: Các em hãy đọc thầm lại mẫu chuyện vui này, suy nghĩ, phát hiện chỗ dùng từ nối sai, dùng bút gạch từ nối sai đó và thay bằng từ nối đúng.
- Cả lớp làm vào phiếu, 1 hs làm phiếu lớn.
 Đính bảng, hs trình bày.
- Vì sao từ dùng sai là từ “ nhưng” mà không là từ khác?
- Ngoài “ thế thì ” ra, còn có từ nối nào có thể thay thế cho từ “nhưng” được nữa?
- Cho hs thế từ vào và đọc các phương án.
 Gv chiếu đáp án.
- Em có nhận xét gì về cậu bé trong mẩu chuyện vui?
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa học kiểu liên kết câu nào?
- Thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối?
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
* Yêu nước:
- Con ơi con ngủ cho lành,
 Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
 Muốn coi lên núi mà coi
 Coi bà Triệu Âủ cưỡi voi đánh cồng...
*. Lao động cần cù:
- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
 Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
* Đoàn kết:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
* Nhân ái:
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- hs lên đọc
-hs đọc
- Nêu tác dụng của những từ in đậm
- Hoặc, vì vậy
- 2 câu. Câu 1 : Miêu tả....thích đọc
 Câu 2: Vì vậy ....cái riêng
- đại diện các nhóm trình bày.
- Vì thế, cho nên, chính vì vậy, chính vì thế, tuy nhiên, mặc dù, nhưng...
- Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài ta có thể liên kết các câu bằng quan hệ từ hoặc bằng từ ngữ nối.
- Nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặc khác, trái lại, đồng thời...
- 3 hs đọc
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm.
- Hs làm bài
- Hs đính bài làm lên bảng, đạidiện các nhóm trình bày.
- Hs nhận xét bài làm của bạn.
- Ngoài liên kết câu nó còn có tác dụng liên kết với đoạn văn trước nó.
- hs trả lời.
- hs làm bài.
- Từ “nhưng ” dùng sai, thay từ “ nhưng” bằng từ “ thế thì”
- Từ nhưng nối 2 câu có nội dung tương phản nhau.
- Vậy, vậy thì, nếu vậy thì, nếu thế thì...
- Hs đọc.
- Rất láu lỉnh: Sổ liên lạc của cậu bé ghi lời nhận xét của thầy cô – chắc là nhận xét không hay về cậu – cậu bé không muốn bố , mẹ đọc nhưng lại cần chữ kí xác nhận của bố. Khi bố trả lời có thể viết được trong bóng tối, cậu đề nghị bố tắt đèn, kí vào sổ liên lạc để bố không đọc được lời nhận xét của thầy cô.
- Hs trả lời.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn:Tiếng Việt
Bài : Ôn tập tiết 6
I. YÊU CẦU.
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ – HTL ( như tiết 1).
2. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu viết tên các bài TĐ- HTL ( như tiết 1).
	- 3 tờ giấy khổ to ghi 3 đoạn văn ở bài tập 2( có ghi số thứ tự).
	- Chiếu 3 kiểu liên kết câu( bằng cách lặp từ ngữ, cách thay thế từ ngữ, cách dùng từ ngữ nối)( trang 71, 76, 97)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giới thiệu bài :
Tiết học này là tiết ôn cuối cùng của ôn TĐ- HTL. Qua tiết học này các em sẽ được ôn lại về các biện pháp để liên kết câu.
- Chiếu : Ôn tập tiết 6
* Chúng ta cùng ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng qua bài tập 1.
- 1 em lên bốc thăm và đọc bài gv đặt câu hỏi NX ghi điểm.( kiểm trs số hs còn lại)
* Qua các tiết kiểm tra TĐ- HTL cô nhận thấy các em có rất nhiều cố gắng trong luyện đọc & TLCH cô có lời khen ngợi các em.
* Có nhiều cách để liên kết câu trong 1 bài văn như : liên cách câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, bằng cách thay thế từ ngữ và bằng cách dùng từ ngữ nối.Các em sẽ được củng cố lại qua bài tập 2.
- Chiếu bài tập 2.
- gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc bài tập 2
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- Với bài tập này, các em sẽ điền những từ ngữthích hợp vào ô trống. Sau đó xác định xem đó là liên kết câu theo cách nào.
- Em nào cho biết có mấy cách để liên kết câu? 
- Thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ?
 NX gv chiếu ghi nhớ/ 71( Để liên kết ....đứng trước)
- Thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ?
 NX gv chiếu ghi nhớ/ 76
- Thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối?
 NX gv chiếu ghi nhớ/ 97
- Các em đọc thầm lại đoạn văn và làm vào VBT.
- NX, sửa đúng từng câu xong câu nào chiếu đáp án câu đó tuyên dương hỏi hs dưới lớp đúng sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Có mấy cách liên kết câu trong bài văn.
- Thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ? chiếu ghi nhớ.
- Thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ? chiếu ghi nhớ.
- Thế nào là liên kết câu bằng từngữ nối? 
 chiếu ghi nhớ.
-Về nhà chuẩn bị giấy bút để tiết sau kiểm tra viết.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- 1 hs lên đọc + trả lời.
- hs đọc
- 3 cách : liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ,liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ,liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối.
- hs trả lời.
- hs nhắc lại
- hs nhắc lại
- 3 hs làm câu a,b,c sau khi đã làm xong 2 câu còn lại trong VBT đính bảng
Mỗi hs trình bày bài của mình.
- hs trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 5 Bai 54 Mo rong von tu Truyen thong Hoigiang.doc