Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 - Tiết 25: Nhân hóa – ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: vì sao?

Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 - Tiết 25: Nhân hóa – ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: vì sao?

I/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Luyện tập về nhân hóa : nhận ra các hiện tượng nhân hóa, bước đầu cảm nhận được nét đẹp của các biện pháp nhân hóa. Ôn luyện câu hỏi Vì sao ? Đặt câu hỏi và trả lời được các câu hỏi Vì sao ?

2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết các hiện tượng nhân hóa và biện pháp nhân hóa. Kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Vì sao ?

3/ Thái độ : Thực hiện tốt các bài tập trong vở .

II/ ĐDDH :

 _ Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 và3 .

 _ Vở nháp.

III/ LÊN LỚP :

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 585Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 - Tiết 25: Nhân hóa – ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: vì sao?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHƯƠNG DƯƠNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC	 Tuần : 25
MÔN : 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Tiết : 25
BÀI : NHÂN HÓA – ÔN TẬP CÁCH ĐẶT 
 VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO?
Ngày thực hiện :	
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Luyện tập về nhân hóa : nhận ra các hiện tượng nhân hóa, bước đầu cảm nhận được nét đẹp của các biện pháp nhân hóa. Ôn luyện câu hỏi Vì sao ? Đặt câu hỏi và trả lời được các câu hỏi Vì sao ?
2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết các hiện tượng nhân hóa và biện pháp nhân hóa. Kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Vì sao ?
3/ Thái độ : Thực hiện tốt các bài tập trong vở .
II/ ĐDDH :
	_ Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 và3 .
	_ Vở nháp.
III/ LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
** Khởi động : Hát ( 2’)
** Kiểm tra bài cũ : ( 3’)
_ Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài :
+ Tìm 5 từ chỉ hoạt động nghệ thuật.
+ Tìm 5 từ chỉ các môn nghệ thuật.
_ Nhận xét , đánh giá.
** Bài mới : ( 30’)
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi bảng (2’) _ ( PP truyền thụ, quan sát)
_ GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (15’)_( PP thực hành, hỏi đáp)
* Bài 1 : 
_ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
_ Gọi 1 HS khác đọc lại đoạn thơ.
+ Trong đoạn thơ trên có những sự vật, con vật nào?
+ Mỗi sự vật, con vật trên được gọi bằng gì?
+ Nêu các từ ngữ, hình ảnh tác giả đã dùng để miêu tả sự vật, con vật trên.
_ Yêu cầu 5 HS lên bảng tiếp nối nhau viết về 5 sự vật được miêu tả trong đoạn thơ vào bảng kẽ sẵn.
_ GV hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp, cái hay trong các hình ảnh nhân hóa của bài thơ.
+ Theo em, tác giả đã dựa vào hình ảnh có thực nào để tạo nên hình ảnh nhân hóa trên?
+ Cách nhân hóa sự vật, con vật như thế có gì hay?
3) Hoạt động 3: Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? (15’)_( PP thực hành, nhận xét).
* Bài 2 : 
_ Yêu cầu HS đọc đề bài. HS khác đọc các câu trong bài.
_ Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao ?
_ Gọi 1 HS đọc bài làm của mình.
_ Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
_ GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng nhất.
+ .. vì câu thơ vô lí quá.
+  vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
+  vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
* Bài 3 :
_ 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
_ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài, một HS đọc câu hỏi cho HS kia trả lời. Sau đó đổi vai.
_ Gọi 4 cặp đại diện trình bày trước lớp.
_ Nhận xét và đánh giá.
** Củng cố – Dặn dò : ( 3’)
_ Nhận xét tiết học.
_ Về nhà tập đặt 3 câu hỏi theo mẫu Vì sao ? và trả lời câu hỏi ấy. Ôn lại cách nhân hóa.
_ Chuẩn bị : “ Mở rộng vốn từ : Lễ hội – Dấu phẩy ”.
_ Cả lớp thực hiện.
_ 2 HS thực hiện bài tập, cả lớp theo dõi và nhận xét.
_ HS chú ý lắng nghe.
_ 1 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi bài trong SGK.
_ 1 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi bài trong SGK
+ lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời.
+ lúa – chị ; tre – cậu ; gió – cô ; mặt trời – bác.
+ Chị lúa : phất phơ bím tóc.
+ Cậu tre: bá vai nhau thì thầm đứng học.
+ Đàn cò: áo trắng khiêng nắng qua sông.
+ Cô gió: chăn mây trên đồng.
+ Bác mặt trời : đạp xe qua ngọn núi.
_ HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm.
+ HS trả lời.
+ Vì nó làm cho các sự vật sinh động hơn, gần gũi với con người hơn, đáng yêu hơn.
_ 1 HS đọc đề bài, HS khác theo dõi trong SGK.
_ 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài.
_ 1 HS đọc bài làm của mình, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
_ 1 HS đọc đề bài, HS khác theo dõi trong SGK.
_ HS thực hành theo cặp đôi.
_ Đại diện 4 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến cần thiết.
_ HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
** Các ghi nhận cần lưu ý sau tiết dạy :	
 BGH duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC 25.doc