Giáo án môn Mĩ thuật cấp Tiểu học - Tuần 19 - Đoàn Thị Yến

Giáo án môn Mĩ thuật cấp Tiểu học - Tuần 19 - Đoàn Thị Yến

I/ Mục tiêu : - HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính , phụ trong tranh.

-HS vẽ được tranh về ngày Tết , lễ hội và mùa xuân ở tây nguyên .

-HS thêm yêu quê hương đất nước .

II/Chuẩn bị : SGK, SGV.

-Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết , lễ hội mùa xuân .

-Một số bài vẽ về đề tài lễ hội mùa xuân của HS.

III/ Hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.

Giới thiệu tranh ảnh về ngày têt , lễ hội mùa xuân ở quê hương để HS nhớ lại:

+Không khí ngày tết và lễ hội mùa xuân.

+Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân .

+Những hình ảnh trong ngày tết , màu sắc trong ngày tết , lễ hội và mùa xuân .

-Gợi ý HS kể về ngày tết , mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương.

Hoạt động 2 :Cách vẽ tranh

GV gợi ý HS một số nội dung đề tài về ngày tết , lễ hội.và mùa xuân .Ví dụ:

+Cảnh vườn hoa, công viên ,chợ hoa ngày tết .

+Chuẩn bị cho ngày tết:trang trí nhà , cửa gói bánh chưng

+ Những hạt động trong dịp tết : Chúc tết ông bà, cha mẹ , đi lễ chùa

Những hoạt động trong dịp lễ hội như: Hát bài chòi , đua thuyền , chọi gà, múa lân, lễ tế, đấu vật

Cho HS nhận xét một số tranh để các em nhận ra cách vẽ:

+ Vẽ hình ảnh chính của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

+ Vẽ hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.( nhà cửa , đình chùa, cây cối , cờ hoa .

+ Vẽ màu tươi sáng rực rỡ( màu của bài vẽ có đậm có nhạt)

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật cấp Tiểu học - Tuần 19 - Đoàn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 19 Tuần : 19
Tên bài dạy : ĐỀ TÀI NGÀY TẾT , LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN 
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 17/01/2007
I/ Mục tiêu : - HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính , phụ trong tranh.
-HS vẽ được tranh về ngày Tết , lễ hội và mùa xuân ở tây nguyên .
-HS thêm yêu quê hương đất nước .
II/Chuẩn bị : SGK, SGV. 
-Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết , lễ hội mùa xuân .
-Một số bài vẽ về đề tài lễ hội mùa xuân của HS. 
III/ Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
Giới thiệu tranh ảnh về ngày têt , lễ hội mùa xuân ở quê hương để HS nhớ lại:
+Không khí ngày tết và lễ hội mùa xuân.
+Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân .
+Những hình ảnh trong ngày tết , màu sắc trong ngày tết , lễ hội và mùa xuân .
-Gợi ý HS kể về ngày tết , mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương.
Hoạt động 2 :Cách vẽ tranh
GV gợi ý HS một số nội dung đề tài về ngày tết , lễ hội.và mùa xuân .Ví dụ:
+Cảnh vườn hoa, công viên ,chợ hoa ngày tết .
+Chuẩn bị cho ngày tết:trang trí nhà , cửa gói bánh chưng
+ Những hạt động trong dịp tết : Chúc tết ông bà, cha mẹ , đi lễ chùa
Những hoạt động trong dịp lễ hội như: Hát bài chòi , đua thuyền , chọi gà, múa lân, lễ tế, đấu vật 
Cho HS nhận xét một số tranh để các em nhận ra cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Vẽ hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.( nhà cửa , đình chùa, cây cối , cờ hoa .
+ Vẽ màu tươi sáng rực rỡ( màu của bài vẽ có đậm có nhạt)
Hoạt động 3: Thực hành.
Ở bài này yêu cầu HS là vẽ được những hình ảnh của ngày tết lễ hội mùa xuân .
+ Vẽ hình người, cảnh vật,sao cho hợp lý , vẽ dược các dáng hoạt động.
+ Khuyến khích vẽ màu tươi sáng, rực rỡ thể hiện không khí vui tươi.
-HS chọn đề tài nội dung và vẽ như hướng dẫn.
GV quan sát và hướng dẫn thêm để HS vẽ tốt hơn.
Hoạt động 4: nhận xét dặn dò.
GV cùng HS chọn một số bài đẹp và chưa đẹp để nhận xét .
Tuyên dương một số bài vẽ đẹp rõ nộ dung đề tài .Cách vẽ hình hợp lý sinh động.
-Màu sắc hài hòa hiện được không khí của ngày tết , lễ hội mùa xuân .
****************************************
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 20 Tuần : 20
Tên bài dạy : vẽ theo mẫu : MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU 
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 22/01/2007 
I/ Mục tiêu : HS biết quan sát và so sánh để tìm ra tỉ lệ, đặc điểm riêng và phân biệt được các độ đậm nhạt chính của mẫu .
-HS vẽ được hình gần giống mẫu, có bố cục cân đối với tờ giấy .
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ.
II/Chuẩn bị : SGK, SGV .
-Chuẩn bị một số mẫu vẽ như hình lọ quảcó hình dáng và màu sắc khác nhau, dạng tương đương để HS quan sát và vẽ theo nhóm .
-Hình gợi ý cách vẽ- Bài vẽ của HS lớp trước .
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét 
GV đặt mẫu ở vị trí mà các em đều nhìn thấy .GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về: 
+Tỉ lệ chung của mẫu ( chiều ngang, chiều cao)
+ Vị trí của các vật mẫu .( Vật mẫu nào ở phía trước? vật mẫu nào ở phía sau? )
+ Hình dáng , màu sắc , đặc điểm của lọ và quả.
+So sánh tỉ lệ giữa các mẫu .
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu : Miệng , cổ , thân, đáy 
+ Phần sáng nhất và tối nhất của mẫu .
Trong quá trình HS nhận xét GV bổ sung tóm tắt ý kiến . GV phân tích để HS cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu .
Hoạt động 2: Cách vẽ .
GV giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận xét một số dạng bố cục; HS tìm thấy hình vẽ cân đối trên tờ giấy 
GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và nhắc HS nhớ lại cách tiến hành bài vẽ theo mẫu : 
+ Phác khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của mẫu .
+ Vẽ đường trục của lọ ( bình, chai) 
+ tìm tỉ lệ của các vật mẫu , vẽ phác hình dáng chung của mẫu bằng các nét thẳng
+Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình tìm các độ đậm nhạt chính của mẫu và phác các mảng đậm , mảng nhạt
+Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen và vẽ màu.
+ Cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước để các em tham khảo .
Hoạt động 3: Thực hành 
Cho HS vẽ vào vở MT 5.
GV nhắc nhở HS: Bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy , vẽ khung hình chung và khung riêng từng vật mẫu , chú ý tỷ lệ các bộ phận để ; hình vẽ rõ đặc điểm Vẽ các độ đậm nhạt chính ( vẽ bằng bút chì đen hoặc vẽ màu )
Hoạt động 4: Nhận xét dặn dò : 
GV cùng HS nhận xét về bố cục, hình vẽ,đậm nhạt.Tuyên dương khen ngợi những bài vẽ đẹp. Bài sau:chuẩn bị đất nặn./.
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 19 Tuần : 19 
Tên bài dạy : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: 
 XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 16/01/2007 
I/ Mục tiêu :
Học sinh biết sơ lượt vêg nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa vai trò của tranh dan gian trong đời sống xã hội
Học sinh tập thể nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện
Hs yêu quí và có hình thức giữ gìn
II/Chuẩn bị :
Một số tranh dân gian chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và hàng Trống Tranh bộ đồ dùng lớp 4
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lượt về tranh dân gian Việt Nam
+ Có một loại tranh dân gian thường treo vào dịp tết đến xuân về đó là tranh gì ?
+ Tranh dân gian có từ rất lâu, là một trong những di sản quí báu của Mĩ thuật Việt Nam, trong đó tranh dân gian Đông Hồ Bắc Ninh và tranh Hàng Trống Hà Nội
+ cách làm tranh: Nghệ nhân Đông Hồ khắc hình lên bảng gỗ rồi in trên giấy dó quét điệp (*) Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên bảng gỗ rồi in nét viền đen sau đó mới vẽ màu .
+ Đề tài tranh dân gian rất phong phú thể hiện các nội dung ; Lao động sản xuất, lễ hội,phê phán tệ nạn xã hội ca ngợi các vị anh hùng, thể hiện ước mơ của nhận dân. Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế
+ Giáo viên cho hs xem tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống
Kể tên vài bức tranh dân gian Dông Hồ và Hàng Hàng trống mà em biết ?(Tranh Vinh hoa , phú quí , lợn nái , gà máitranh Đông Hồ
-Tranh Tử Tôn Vạn Đai, Lý ngư vọng nguyệt, ngũ hổ tranh hàng trống )
Hoạt động 2: 
Cho hs xem lần lượt từng bức tranh dân gian
Hỏi trẻ về nội dung, màu sắc ,bố cục của tranh dân gian 
Em có nhận xét gì về hai bức tranh Lý ngư vọng nguyệt và cá chép. Hãy so sánh và tìm những điểm giống và khác nhau của chúng ( Giống : Tranh vẽ cá chép to đang bơi. Khác: Lý ngư vọng nguyệt: Thể hiện cá vờn bóng trăng dưới nước nhẹ nhàng uyển chuyển , đường nét thanh mảnhtrau chuốc, màu sắc tươi sáng SGK . Cá chép Đông Hồ : Thể hiện hình cá mập mạp nét khắc đậm khỏe dức khoát chi tiết râu ,vẩy được cách điệu rất đẹp.SGK..
Hoạt động 3:
Nhận xét đánh giá
Gv nhận xét tiết học và khen ngợi những hs có nhiều ý kiến xây dựng bài
Dặn dò ; sưu tầm tranh ảnh lẽ hội của Việt Nam .
..
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 20 Tuần : 20 
Tên bài dạy : VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 22/01/2007 
I/ Mục tiêu :
-Học sinh hiểu biết sơ lượt về những ngày lễ truyền thống của quế hương .
-Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích .
-HS thêm yêu quế hương,đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam
II/Chuẩn bị :
Một số tranh ảnh các hoạt động lễ hội truyên thống
Hình ảnh gợi ý vẽ tranh.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: giới thiệu, tìm chọn nội dung đề tài .
Ở quê ta có những lễ hội nào mà em biết ?
cho hs xem tranh hình 46,47 sgk để cac em nhận ra trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau.Mỗi địa phương có những trò chơi đặt biệt mang bản sắc riêng như ; đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền
Các em có nhận xét gì về các hình ảnh, màu sắc của ngày hội trong ảnh.
các em hãy kể về ngày hội ở quê mình .
Giáo viên tóm tắt : ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui nhôn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ.
Em có thể chọn hoạt động của quê em để vẽ tranh.
Hoạt động 2; cách vẽ tranh
 GV gợi ý hs: chọn ngày hội ở quế hương mà em thích để vẽ tranh.
Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung như chọi gà, múa sư tử
Các hình ảnh phụ phải phù hợi với ngày hội như cờ hoa, sân đình, người xem hội
Yêu cầu hs : Vẽ phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau 
Vẽ màu theo ý thích.Màu sắc cần tươi vui rực rỡ và có đậm có nhạt.
Cho hs xem vài tranh về ngày hội của họa sĩ, của hs lớp trước vẽ.
Hoạt động 3; thực hành
Động viên hs vẽ về ngày hội quê mình
Yêu cầu hs vẽ được những hình ảnh của ngày hội
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
Gv tổ chức cho hs nhận xét bài vẽ tiêu biểu đánh giá về chủ đề , bố cục, hình vẽ màu sắc và xếp loại theo ý thích.
Dặn dò :
Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình tròn.
#...................
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 19 Tuần : 19
Tên bài dạy : VẼ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 16/1/2007 
I/ Mục tiêu :
Hs hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông, hs biết cách trang trí hình vuông, trang rí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích
II/Chuẩn bị :
Một số đồ vật coa trang trí hình vuông như khănvuoong , khăn trải bàn, gạch hoa một số bài trang trí của hs năm trước- hình gọi ý cách trang trí hình vuông
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: quan sát nhận xét
Giáo viên cho hs xem một số bài trang trí hình vuông để hs thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp họa tiết và vẽ màu .
Các hình này có đặc điểm gì giống và khác nhau? (Giống : Đều là những hình vuông-Khác : Cách trang trí họa tiết, cách vẽ họa tiết và màu sắc khác nhau.)
-Họa tiết được trang trí thế nào trong hình vuông? (Họa tiết chính chiếm mảng lớn ở giữa- họa tiết đối xứng ở cạnh và bốn góc .)
-Khi vẽ họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu 
-Màu vẽ cần rõ trọng tâm.Tô xen màu đậm , màu nhạt.không dùng quá nhiều màu.
Hoạt động 2:Hướng dẫn trang trí hình vuông.
GV vẽ bảng hướng dẫn cho hs:-Vẽ hình vuông ,vẽ các đường trục, vẽ các hình mảng, vẽ các họa tiết cho phù hợp với các mảng.
Giới thiệu cách tô màu cho hs.
Hoạt động 3: Thực hành 
Cho hs thực hiện các thao tác vẽ trang trí hình vuông.
GV quan sát gợi ý cách vẽ ,cách tô màu
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá .
GV chọn một số bài vẽ đẹp gợi ý hs nhận xét xếp loại. GV nhận xét cuối cùng và cho hs tuyên dương.
Dặn dò : Sưu tầm tranh vẽ ngày tết hoặc ngày lễ hội.
**********************************
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 20 Tuần : 20 
Tên bài dạy : vẽ tranh ĐÈ TÀI NGÀY TẾT HOẶC NGÀY LỄ HỘI
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 22/01/2007 
I/ Mục tiêu :
 hs biết tìm chọn nội dung đề tài ngày tết hoặc ngày lễ hộicủa dân tộc của quê hương- Vẽ được tranh về ngày tết hoặc ngày lễ hội ở quê hương.
-HS thêm yêu quê hương đất nước .
II/Chuẩn bị :
 Tranh vẽ về ngày tết ngày lễ hội – Một số tranh của HS năm trước
-Hình gợi ý cách vẽ.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 Tìm chọn nội dung đề tài .
Giới thiệu tranh ảnh để HS nhận biết không khí của ngày tết và ngày lễ hội ( tưng bừng náo nhiệt )
Ngày tết và ngày lễ hội ở một vùng thường có những hoạt động gì?( rước lễ các trò chơi ..đi chúc tết )
_Em hãy kể ngày hội ngày tết ở quê mình ?( hs tự kể)
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
GV gợi ý HS chọn một số nội dung về ngày tết hay ngày lễ hội để vẽ .
-Em chọn đề tài gì để vẽ? ( Gia đình đi chúc tết , đi chơi chợ hoa, Đi xem hội ở làng. Xem Đấu Vật,xem múa rồng ,múa sư tử. Rước đèn trung thu
-Có thể đặt câu hỏi để HS tìm cách vẽ tranh:
+ Vẽ hoạt động nào? ( Một hoạt động hay nhiều hoạt động)
+ Trong hoạt động đó hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ.
+ Trong tranh nên sử dụng màu như thế nào ? ( Tươi sáng rực rỡ )
Hoạt động 3 Thực hành .
GV cho HS thực hành vẽ tranh( hs tự chọn cho mình một đề tài để vẽ)
Giáo viên quan sát gợi ý HS vẽ hoạt động chính ở phần trọng tâm.Vẽ các hình ảnh phụ khác cho tranh thêm sinh động.
Gợi ý cách vẽ màu : Ngày hội mọi người mặc áo quần đẹp- Nên sử dụng màu sắc rực rỡ vào phần chính làm nổi rõ đề tài .Vẽ màu có đậm có nhạt.
GV theo dõi gợi ý cho HS trong quá trình làm bài 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-Cho hS trình bày sản phẩm lên giá .
-GV cho HS nhạn xét sản phẩm em cho là đẹp.
-GV nhận xét sau và tuyên dương hs vẽ đẹp. Động viên HS vẽ chưa đẹp
Dặn dò : Hoàn thành bài vẽ
Tìm các tượng trong trong thực tế và trong họa báo .
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 19 Tuần : 19 
Tên bài dạy : vẽ tranh ĐỀ TÀI SÂN TRƯỜNG GIỜ RA CHƠI.
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 15/01/2007
I/ Mục tiêu :
-HS Biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường.
-Biết cách vẽ tranh đề tài sân trường em giờ ra chơi.
-Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng .
II/Chuẩn bị :
-Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi của HS ở sân trường .
-Bài vẽ của HS năm trước .
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài .
GV dùng tranh ảnh giới thiệu cho HS biết : Sự nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi.-Các hoạt động của HS trong giờ chơi như: nhảy dây , đá cầu ,xem báo , múa hát, chơi bi
Quang cảnh sân trường : Cây bóng mát , bồn hoa , cây cảnh
Vườn sinh vật với nhiều màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
GV gợi ý HS tìm chọn nội dung vẽ tranh: 
Vẽ về hoạt động nào ? ( Nhảy dây , đá cầu )
-Hình dáng khác nhau của HS trong các hoạt động ở sân trường ? 
GV hướng dẫn hs cách vẽ: 
-Vẽ hình chính trước sao cho rõ nội dung .
-Vẽ các hình phụ sau để cho bài vẽ thêm sinh động.
-Vẽ màu : màu vẽ tươi sáng có đậm có nhạt , vẽ màu kín hình và nền .
Hoạt động 3 : Thực hành GV cho hs xem một số bài vẽ về đề tài này. Giáo viên quan sát lớp và gợi ý HS vẽ, tập trung vào: 
+ Tìm chọn nội dung;
+ Vẽ thêm hình cho rõ nội dung hơn.
+ Tô màu đều đẹp. Không lem ra ngoài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
Cho HS trưng bày sản phẩm lên giá. Cho hS nhận xét sản phẩm bạn. Giáo viên nhận xét sau cùng và tuyên dương bài vẽ đẹp động viên hS vẽ chưa đẹp.
Dặn dò : Xem bài cái túi xách ( hình dáng các bộ phận, màu sắc và cách trang trí.)
.......#...............
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 20 Tuần : 20 
Tên bài dạy : VẼ TÚI XÁCH
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 22/01/2007 
I/ Mục tiêu :
Học sinh nhận biết được đặc điểm của một vài loại túi xách.Biết cách vẽ cái túi xách
Vẽ được cái túi xách theo mẫu
II/Chuẩn bị :
Sưu tầm một số túi sách có hình dáng trang trí khác nhau – hình minh họa hướng dẫn cách vẽ
Một vài bài vẽ túi xách của học sinh
III/ Hoạt động dạy và học:
Giới thiệu : giáo viên cho hs xem một vài túi xách đã chuẩn bị
Hoạt động 1 : quan sát nhận xét
Cái túi xách này có hành gì ?( hs nhìn và tự trả lời : hình chữ nhật, hình vuông)
Hình hoa văn trang trí như thế nào ? ( trang trí hình hoa, thình thỏ, đường diềm )
Các bộ phận túi xách gồ những gì ? quai xách có đặc điểm gì khác ? ( thân túi, coi xách có quai ngắn, quai dài )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ cái túi xách
Giáo viên treo một túi xách lên bảng ngay tầm mắt học sinh để các em quan sát
Giáo viên trình bày tranh hướng dẫn cách vẽ. Phác nét phần chính của túi xách và quai xách – vẽ nét đáy túi
 Vẽ hoàn chỉnh bằng nét vẽ ngắn theo hình phát nét
Gợi ý cách trang trí hoa văn đường diềm chim thú
Trang trí và tô màu theo ý thích.
Nhắc nhở vẽ cân đối – không vẽ quá nhỉ, vẽ bị lệch một góc- chú ý vẽ vừa với phần giấy có sẵn
Hoạt động 3: Thực hành
Cho hs vẽ cái túi sách vào vở của của mình
Cho vài hs vẽ lên bảng
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
Cho hs nhận xét bài vẽ của bạn
 Giáo viên nhận xét đánh giá lại và co hs tuyên dương bài vẽ đẹp
 GV động viên học sinh vẽ chưa đẹp 
Dặn dò : bài sau : nặn – vẽ - hình dáng người
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 19 Tuần : 19
Tên bài dạy : VẼ GÀ
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 15/01/2007
I/ Mục tiêu :Giúp học sinh :
Nhận biết hình dáng các bộ phận của gà trống và gà mái
Biết cách vẽ con gà
Vẽ được một con gà và vẽ màu theo ý thích
II/Chuẩn bị :
GV chuẩn bị : tranh ảnh gà trống, gà mái, hình hướng dẫn vẽ con gà
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Giới thiệu con gà
-Giáo viên giới thiệu hình ảnh các loại gà và mô tả để hs chú ý đến hình dáng và các bộ phận của chúng
-Con gà đâu các em ( con gà trống )
-Con gà trống này có đặc điểm gì ? ( màu lông rực rỡ, màu đỏ, đuôi dài cong,cánh khỏe, chân to, cao )
-Còn đây là con gà gì ? ( con gà mái )
-Con gà mái này có đặc điểm gì ? (mào nhỏ, lông ít màu hơn, đuôi và chân ngắn )
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ con gà
GV cho hs xem tập vẽ 1 và hình hướng dẫn cách vẽ
GV vừa hướng dẫn vừa phác họa lên bảng :
-Con gà có những bộ phận gì ? ( đầu, mình đuôi, chân và cánh )
-Vẽ đầu hình tròn nhỏ ,mình là hình tròn lớn hơn đầu gà,cánh vẽ ở mình gà là một nét cong .Chân hai nét thẳng và các ngón chân là các nét bút ngắn.Đuôi gà dài vẽ nhiều nét cong phía sau mình gà ( gà trống) Gà mái đuôi ngắn vẽ một vài nét cong nhỏ.Đầu gà mái có mào nhỏ ,đầu gà trống mào lớn màu đỏ tươi
Hoạt động 3: Thực hành
Trước khi hs làm bài GV yêu cầu các em xem tranh H2 vở tập vẽ 1
GV gợi ý hs vẽ con gà vừa với phần giấy qui định
Gợi ý vẽ thêm hình ảnh khác để bức tranh gà thêm sinh động
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
Giáo viên cùng hs nhận xét một số bài vẽ về : 
hình vẽ
màu sắc
 chọn ra bài vẽ đẹp em thích
GV cho hs tuyên dương bài vẽ đẹp
Dặn dò : Về nhà tập vẽ quả 
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 20 Tuần : 20 
Tên bài dạy : VẼ QUẢ CHUỐI
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 22/01/2007
I/ Mục tiêu :
Tập nhận biết đặt điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối
Vẽ được quả chuối gần giống với mẫu
Vaid quả chuối thật xanh, chín
II/Chuẩn bị :
Tranh ảnh các loại quả khác nhau: chuối, ớt, dưa chuột, dưa gang
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: Quan sát nhận xét . 
Cho hs xem tranh vật thật quả chuối và các loại quả đã chuẩn bị
Các loại quả có đặt điểm gì ? màu sắc như thế nào ? ( quả dài, màu xanh khi quả còn xanh, quả chín màu vàng )
Hoạt động 2: hướng dẫn vẽ quả chuối
-Quả chuối có hình dáng như thế nào ? ( quả chuối có dáng hình quả dài , mình tròn )Muốn vẽ quả chuối ta phải vẽ nét cong dài trên , nét cong dài hình dưới sau đó tô màu
Vẽ hình quả chuối, vẽ thêm cuốn, núm cho giống với quả chuối hơn
Có thể tô màu co quả chuối ( màu xanh, vàng )
Chú ý : hình vẽ vừa với khuôn giấy vở vẽ ở vở tập vẽ 1
Hoạt động 3: Thực hành
Giáo viên giúp hs hoàn thành bài theo hướng dẫn ở phần cách vẽ 
Cho học sinh vẽ vào vở bài tập- GV quan sát sửa sai hướng dẫn cho trẻ
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ của các bạn về:
Hình dáng chung có giống quả chuối
Những chi tiết cuống , núm 
Màu sắc của quả chuối như thế nào
Khen ngợi hs có bài vẽ đẹp
Dặn dò : bài sau các em vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_mi_thuat_cap_tieu_hoc_tuan_19_doan_thi_yen.doc