Đề tài Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Mĩ thuật ở Tiểu học

Đề tài Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Mĩ thuật ở Tiểu học

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:

I.LỜI MỞ ĐẦU:

1.Trò chơi học tập:

- Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi

- Là một hoạt động vui chơi của trẻ mang nội dung giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục đức tính kiên trì, khéo léo, nhanh nhẹn, hợp tác công việc, ứng xử thông minh. quyết đoán.

- Giúp cho thực hiện tinh thần chỉ đạo của Tiểu học là “ Học vui – vui học”, “ Học mà chơi - chơi mà học” một cách hứng thú và bổ ích.

- Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với nội dung bài học và phục vụ cho mục đích học tập, giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân.

- Trò chơi học tập gắn liền với môn học: Toán, Tiếng Việt, TN - XH, Lịch sử, Địa Lý, Đạo đức. Mĩ thuật , Âm nhạc.

 

doc 20 trang Người đăng nkhien Lượt xem 11020Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Mĩ thuật ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Đặt vấn đề:
I.Lời mở đầu:
1.Trò chơi học tập: 
- Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi
- Là một hoạt động vui chơi của trẻ mang nội dung giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục đức tính kiên trì, khéo léo, nhanh nhẹn, hợp tác công việc, ứng xử thông minh. quyết đoán....
- Giúp cho thực hiện tinh thần chỉ đạo của Tiểu học là “ Học vui – vui học”, “ Học mà chơi - chơi mà học” một cách hứng thú và bổ ích.
- Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với nội dung bài học và phục vụ cho mục đích học tập, giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân.
- Trò chơi học tập gắn liền với môn học: Toán, Tiếng Việt, TN - XH, Lịch sử, Địa Lý, Đạo đức. Mĩ thuật , Âm nhạc...
2.Trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh Tiểu học.
- Học sinh tiểu học ưa hoạt động. 
- Nhận thức của học sinh Tiểu học:
+ Quá trình nhận thức của con người:
* Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn ( Trích Bút ký triết học của Lê nin)
* Từ cảm giác ( cảm nhận sự vật đơn lẻ) - tri giác ( nhìn sự vật trong tổng thể) - tư duy lô gich( biết phân tích, tổng hợp, đánh giá, khái quát)
* Từ cụ thể - đến trừu tượng: Quá trình nhận thức đó thuân theo quy luật lứa tuổi và khả năng trình độ.
Vì vậy một trong những nguyên tắc trong dạy học là đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, từ cái chưa biết đến cái cần biết.
+ Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học: nhận thức của các em nằm ở giai đoạn ban đầu - tư duy cụ thể, chủ yếu là cảm giác và tri giác, bước đầu của tư duy logich( phân tích, tổng hợp, so sánh, rút ra quy luật).
- Nhận thức và khả năng tiếp nhận phụ thuộc vào sự hưng phấn và nhiệt tình đón nhận của người tham gia nhận thức.
- Nhận thức của con người còn phụ thuộc vào điều kiện được tham gia nhận thức - được tham gia trực tiếp vào quá trình nhận thức với tỷ lệ cao bao nhiêu thì sẽ có hiệu quả tăng lên bấy nhiêu.
Vì vậy tổ chức trò chơi học tập thông qua hoạt động dạy học các bộ môn là một hoạt động phù hợp, bổ ích và cần thiết đối với giáo dục tiểu học.
3. Tác dung của trò chơi học tập đối với học sinh Tiểu học.
- Phù hợp với quy luật nhận thức của lứa tuổi học sinh Tiểu học.
- Gây hứng thú, say mê cho các em trong học tập, tìm hiểu và khám phá các vấn đề liên quan đến nội dung giáo dục và rèn luyện các kỹ năng.
- Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tăng cường năng lực cá nhân và năng lực tổ chức, hợp tác công việc, hoạt động thực tiễn.
- Đưa các em về với những vấn đề của thực tế đời sống; rèn luyên các kỹ năng sống nhanh nhẹn, tháo vát, sáng tạo, khéo léo; phương pháp tổ chức phân công công việc hợp lý.
- Tập đánh giá công bằng, khách quan, chính xác trước một vấn đề.
4.Tổ chức trò chơi học tập ở môn Mĩ thuật:
Môn Mĩ thuật là một trong những môn học nghệ thuật trong chương trình Tiểu học, là môn học được học sinh rất yêu thích. Nó giúp cho học sinh hiểu biết thêm phần nào về nghệ thuật hội hoạ và bổ trợ thêm cho một số môn học khác. Môn học nghệ thuật này nhẹ nhàng, mang tính chất "Học mà chơi, chơi mà học". Thế nên giờ học Mĩ thuật phải diễn ra thoải mái nhưng hiệu quả, kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh một cách tự nhiên, không gò ép. Muốn vậy ngoài phương pháp dạy học thông thường giáo viên cần tổ chức trò chơi trong giờ dạy Mĩ thuật.
Trò chơi rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh trong giờ học Mĩ thuật bởi giúp cho trẻ rèn luyện trí tuệ lẫn phẩm chất cho HS. Vì thế phải tổ chức trò chơi sao cho hiệu quả. Trò chơi làm cho không khí lớp học sôi nổi nhưng không ồn ào, lộn xộn. Trò chơi kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh, tạo cho các em tinh thần thoải mái thích học Mĩ thuật. Trò chơi tạo cho các em tính nhanh nhẹn, thông minh đặc biệt là củng cố chắc kiến thức đã học. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong tác dụng của trò chơi. Muốn gây hứng thú cho các em học tập cách hay nhất là lôi cuốn các em tham gia những trò chơi lí thú và bổ ích phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi.
II. Thực trạng về việc dạy học môn Mĩ thuật: 
1.Thực trạng: 
ở trường tôi, một số môn học khác giáo viên thường hay tổ chức trò chơi song môn Mĩ thuật trò chơi ít được sử dụng, ít được nhắc đến. Các tài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật như sách bài soạn, sách Mĩ thuật giáo viên chỉ hướng dẫn nội dung cơ bản của từng bài mà không nói đến trò chơi nên nhiều khi giáo viên không mạnh dạn đưa trò chơi vào giờ dạy. Nếu như tổ chức được trò chơi trong giờ Mĩ thuật thì giờ dạy trở nên phong phú, hấp dẫn học sinh hơn, học sinh nắm bài chắc hơn.
2. Kết quả thực trạng:
Vào đầu năm học tôi đã dạy và khảo sát chất lượng môn Mĩ thuật cả về kiến thức lẫn thực hành qua một tiết dạy theo phương pháp thông thường, không áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi ở một lớp 5A kết quả khảo sát như sau:
Số lượng học sinh (em)
Loại A+
Loại A
Loại B
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
32
2
13
17
Ngoài ra tôi còn cho học sinh bỏ phiếu kín về sở thích học môn Mĩ thuật, kết quả như sau:
Số lượng học sinh (em)
Có thích
Bình thường
Không thích
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
32
7
15
10
	Sau khi khảo sát chất lượng và bỏ phiếu điều tra về sở thích học môn Mĩ thuật kết quả không cao, tôi đã trăn trở suy nghĩ tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng học môn Mĩ thuật và để các em thực sự yêu thích môn Mĩ thuật. Tôi đã nghiên cứu kỹ từng bài dạy, nghĩ ra nhiều cách dạy hay. Trong đó cách tổ chức trò chơi trong giờ dạy Mĩ thuật cuốn hút học sinh nhất và hiệu quả nhất chính vì thế mà tôi xin mạnh dạn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Mĩ thuật ở Tiểu học”.
B. Giải quyết vấn đề:
I.Các giải pháp thực hiện:
1.Giáo viên cần nắm được những phản ứng tâm lí của HS khi tham gia trò chơi học tập:
1.1. Những mặt có lợi:
- Có ý thức trách nhiệm cá nhân.
Dễ thông cảm sai phạm của người khác.
Tôn trọng kỉ luật.
Giúp đỡ, nâng đỡ đồng đội.
Gắn bó với đồng đội
Tích cực hoạt động và sẵn sàng hi sinh vì danh dự đội
1.2. Những mặt bất lợi:
Người mạnh lấn áp người yếu.
Sắn sàng trừng phạt người thua.
Chơi gian lận để được thắng.
Dễ ganh tị, dẫn đến ghét nhau.
Chơi quá đà không giới hạn.
Chia bè, nhóm.
Quá hiếu thắng, dẫn đến tâm lí thiếu lành mạnh khi chơi.
2. Giáo viên cần phải biết cách tổ chức một trò chơi học tập:
	- Không phải giờ dạy Mĩ thuật nào cũng đưa trò chơi vào theo một cách rập khuôn hoặc đưa trò chơi vào không phù hợp với nội dung bài. Trò chơi nên tổ chức vào thời gian trong giờ dạy cho hợp lý. Thường trò chơi hay tổ chức vào cuối tiết dạy. Trò chơi mặc dù quan trọng nhưng không lạm dụng trò chơi quá nhiều trong giờ dạy. Muốn tổ chức trò chơi cũng để học sinh vẽ xong mới được chơi. Thời gian của trò chơi không chiếm quá nhiều trong giờ dạy.
	- Muốn tổ chức trò chơi, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài. Xem những nội dung mới, quan trọng trong giờ dạy để từ đó tổ chức trò chơi củng cố kiến thức. Nên tập trung vào nội dung trọng tâm mà tổ chức trò chơi, không chơi một cách tràn lan và thời gian tổ chức trò chơi thường diễn ra vào cuối tiết dạy.
* Một tiết dạy giáo viên cần tiến hành các bước:
- Giới thiệu bài.
	- Quan sát, nhận xét.
	- Học sinh thực hành vẽ.
	- Cuối cùng là tổ chức trò chơi.
( Tuy nhiên GV nên lựa chọn thời điểm phù hợp để tổ chức trò chơi chứ không phải nhất nhất phải theo các bước trên).
* Các bước cụ thể để tổ chức trò chơi.
Bước 1: Giới thiệu trò chơi
+ Nêu tên trò chơi
+ Hướng dẫn cách chơi: vừa mô tả, vừa thực hành, nếu cần mời mọi người làm theo ngay.
Bước 2: Chơi thử.
Bước 3: Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.
Bước 4: Chơi thật – Xử phạt những người phạm luật chơi.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm.
3.Vai trò của người tổ chức trò chơi
Gây được hứng thú cho HS (bạn).
Có khả năng lôi kéo và thu hút HS (bạn).
Biết kiên nhẫn, diễn đạt mạch lạc.
Biết dừng chơi khi mọi người đang hăng, đang thèm thuồng.
Biết hướng dẫn HS( các bạn) thực hiện đúng luật chơi, đánh giá kết quả và ý nghĩa của trò chơi.
4.Thưởng phạt:
- Thưởng phạt phải công bằng, đúng luật sao cho người chơi thoải mái (Thưởng những HS, nhóm HS tham gia nhiệt tình, đúng luật và thắng trong cuộc chơi và có thể thưởng bằng nhiều hình thức).
- Phạt những HS phạm luật chơi bằng những hình thức nhẹ nhàng.
5.Những điều cần lưu ý khi sử dụng trò chơi:
- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài Mĩ thuật, với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS.
- HS phải nắm được cách chơi và phải tôn trọng luật chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
- Phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia, tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi đến đánh giá sau khi chơi.
	- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.
- Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
6.Sử dụng trò chơi học tập trong môn Mĩ thuật:
6.1.Sử dụng theo các loại bài:
Vẽ theo mẫu.
Vẽ trang trí.
Vẽ tranh
Thường thức Mĩ thuật.
6.2.Sử dụng theo các HĐ của bài học.
Sử dụng ở HĐ quan sát nhận xét.
Sử dụng ở HĐ hướng dẫn cách vẽ.
Sử dụng ở HĐ củng cố kiến thức, kĩ năng.
II.Biện pháp thực hiện:
1.Giới thiệu một số trò chơi:
1.1. Trò chơi sử dụng cho hoạt động quan sát và nhận xét:
Trò chơi 1: Đoán tên con vật:
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhanh.
Chuẩn bị:- Tranh khổ A2 vẽ các con vật chưa hoàn chỉnh.
 - Phấn trắng.
Cách chơi: 
Chơi trong lớp học, chia thành 2 dãy bàn , khi nghe hiệu lệnh của GV, mỗi dãy bàn quan sát tranh minh hoạ một số hình vẽ con vật chưa hoàn chỉnh , thời gian là 2’’, sau đó cử thành viên lên bảng viết tên các con vật , Dãy bàn nào viết nhanh, nhiều và đúng sẽ thắng cuộc .
Trò chơi 2: Vẽ nhanh con vật.
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng quan sát và vẽ cho HS.
Chuẩn bị: - 2 tờ giấy Trô - ki khổ A2, mỗi tờ vẽ 6 hình tròn cách đều nhau.
12 bút dạ màu.
Cách chơi:
 	Thành lập 2 đội, mỗi đội có 6 HS , khi có hiệu lệnh của người quản trò, từng HS của mỗi đội lần lượt lên vẽ thêm vào các hình tròn đã vẽ sẵn thành hình những con vật quen thuộc theo chủ đề bài học, đội nào nhanh và nhiều con vật, đội đó sẽ thắng.
1.2. Trò chơi sử dụng cho hoạt động hướng ... heo mẫu hoặc vẽ trang trí hoặc vẽ tranh.
Hồ dán, nam châm.
Cách chơi: --
----Chọn 2 đội, mỗi đội có số HS tương ứng với các bước tiến hành bài vẽ theo nội dung bài học lên đứng vào vị trí quy định.
GV phát cho mỗi đội 1 bộ phiếu có nội dung các bước tiến hành một bài vẽ theo nội dung bài học. 
Nghe hiệu lệnh của GV, lần lượt từng HS của mỗi đội lên dán các mảnh bìa có nội dung ghi các bước tiến hành một bài vẽ lên bảng, đội nào dán nhanh, đúng đội đó thắng cuộc
Bước 1
Tìm khung hình chung
Bước 2
Tìm khung hình riêng
Bước 3
Vẽ phác các nét chính
Bước 4
Nhìn mẫu vẽ chi tiết
Bước 5
Vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc màu
Trò chơi 4: Tìm bố cục
Mục tiêu: Rèn kĩ năng lựa chọn bố cục trong các bài vẽ cho HS.
Chuẩn bị:
- 2 bộ hình bằng bìa cứng, mỗi bộ có 3 cách sắp xếp bố cục khác nhau: to, nhỏ, vừa.
- Hồ dán, nam châm.
Cách chơi:
Chọn 2 đội, mỗi đội gồm 3 HS.
GV phát cho mỗi đội 1 bộ gồm 3 cách sắp xếp, yêu cầu lựa chọn các cách sắp xếp không cân đối và cân đối dán lên bảng.
Khi có hiệu lệnh của GV các đội dán lên bảng các cách sắp xếp theo yêu cầu, đội nào nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 5: Tìm thể loại tranh
Mục tiêu: Biết phân biệt tranh Dân gian Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
Chuẩn bị:
- Tập tranh gồm tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
- Hồ dán, nam châm.
Cách chơi:
- Chọn 2 đội, mỗi đội gồm 5 HS,.
- GV phát cho mỗi đội 1 tập tranh gồm 2 loại: Tranh Dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
- Yêu cầu mỗi đội phân loại 2 dòng tranh trong bộ tranh và dán lên bảng, đội nào phân loại nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 6: Nghe đồng dao vẽ chân dung 
Mục tiêu: Rèn luyện trí nhớ, vận dụng đồng dao vào bài vẽ chân dung.
Chuẩn bị:
Lời đồng dao.
 Trời mưa lăn phăn( Vẽ tóc)	Mua cái bánh mì( Vẽ môi)	
 S đi chợ	( Vẽ mũi) 	Mua bánh tai voi( Vẽ hai tai)
 Đi vòng quanh chợ( Vẽ khuôn mặt) Mua đôi quả chuối( Vẽ hai bím tóc)
 Mua hai hòn bi( Vẽ hai mắt)	Trong túi còn tiền(Vẽ hai túi áo) 
 Mua đôi bút chì( Vẽ hai lông mày)	Mua liền cặp sách( Vẽ người)
- Bảng, phấn
Cách chơi: 
Chọn 2 đội, mỗi đội cử 1 HS tham gia.
GV phát cho mỗi đội ( mỗi em)1 viên phấn
Yêu cầu các em nghe cả lớp đọc bài đồng dao( Lưu ý: Cứ mỗi câu đồng dao mà cả lớp đọc vẽ 1 chi tiết trên khuôn mặt), em nào vẽ nhanh, đúng đẹp sẽ thắng cuộc.
( Lưu ý: + Tổ chức trò chơi này cho HS sau khi GV đã hướng dẫn cách vẽ hoặc sau khi HS đã thực hành vẽ thành thạo
 + Trò chơi này dành cho yêu cầu vẽ chân dung của bé gái.
 + Trò chơi này nếu dùng cho đối tượng HS lớp 2 thì đưa vào hoạt động
3: Củng cố bài)
1.3.Trò chơi sử dụng cho HĐ nhận xét đánh giá cuối tiết học.
Trò chơi 1: Tập làm giám khảo 
Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học.
Chuẩn bị: - Sản phẩm của HS sau tiết học( 8 bài vẽ của HS)
Kẹp treo tranh; Nam châm.
Cách chơi:
- GV yêu cầu mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng hoặc bàn và cử 1 đại diện lên phân loại sản phẩm theo các mức độ A+, A, B và nêu lí do xếp loại.
Nhóm nào phân loại nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 2: Tìm cách sắp xếp đúng ( Bài vẽ theo mẫu: Hoa và quả - Lớp 4)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài vẽ theo mẫu, giúp HS nhớ lại các bước vẽ hoa và quả.
Chuẩn bị:
- Những tấm bìa có nội dung ghi từng bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu Hoa và quả
- Hồ dán, nam châm
Cách chơi: --
- - Chọn 2 đội, mỗi đội có số HS tương ứng với các bước tiến hành bài vẽ theo nội dung bài học lên đứng vào vị trí quy định.
GV phát cho mỗi đội 1 bộ phiếu có nội dung các bước tiến hành một bài vẽ theo nội dung bài học. 
Nghe hiệu lệnh của GV, lần lượt từng HS của mỗi đội lên dán các mảnh bìa có nội dung ghi các bước tiến hành một bài vẽ lên bảng, đội nào dán nhanh, đúng đội đó thắng cuộc
Bước 1
Tìm khung hình chung
Bước 2
Tìm khung hình riêng
Bước 3
Vẽ phác các nét chính
Nhìn mẫu vẽ chi tiết
Bước 4
Bước 5
Vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc màu
2. Giới thiệu cách tổ chức trò chơi:
Minh hoạ cách tổ chức trò chơi
Tôi xin đưa ra ví dụ minh hoạ tổ chức trò chơi trong tiết dạy 
 Bài 20 "Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu" - Mỹ thuật lớp 4.
* Trước hết ta nghiên cứu kỹ mục tiêu bài.
- Củng cố nhận biết các màu cơ bản. Nhận biết các màu nhị hợp, màu bổ túc. Có khái niệm màu nóng, màu lạnh.
- Pha được ba màu nhị hợp và biết sắp xếp gam màu nóng, gam màu lạnh.
- Nhận biết được màu sắc trên cầu vồng.
* Đối với bài dạy này giáo viên cần tiến hành các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài.
Bước 2: Quan sát, nhận xét.
Bước 3: Học sinh thực hành vẽ.
Bước 4: Tổ chức trò chơi.
Bước quan sát, nhận xét giáo viên truyền đạt kiến thức:
- Củng cố nhận biết 3 màu cơ bản.
- Nhận biết 3 màu nhị hợp.
- Nhận biết 3 cặp màu bổ túc.
- Màu của bảy sắc cầu vồng.
- Khái niệm màu nóng, màu lạnh.
Giảng về các kiến thức trên là:
- Củng cố nhận biết 3 màu cơ bản (màu gốc) đã học: 
Đỏ- vàng- lam.
- Giảng 3 màu nhị hợp: 
Da cam - xanh lá cây- tím.
+ Màu nhị hợp là màu do 2 màu cơ bản tạo thành
+ Màu da cam do màu đỏ, màu vàng pha trộn với nhau tạo thành.
+ Màu xanh lá cây do màu vàng, màu xanh lam pha trộn với nhau tạo thành.
+ Màu tím do màu đỏ, xanh lam kết hợp với nhau tạo thành.
 Giảng 3 cặp màu bổ túc: 
 + 3 màu cơ bản và 3 màu nhị hợp tạo thành 3 cặp màu bổ túc. Cặp màu bổ túc là: 
	- Đỏ – Xanh lá cây
 	- Xanh lam – da cam
- Tím –Vàng
`
- Giảng màu của bảy sắc cầu vồng gồm: Đỏ, cam, vàng, xanh (lục) lam, chàm, tím. Là những màu có trong vòng màu màu cơ bản.
- Giảng khái niệm về màu nóng, màu lạnh: Những màu có cảm giác ấm, nóng là màu nóng, những màu có cảm giác mát dịu là màu lạnh.
* Sau phần giảng về quan sát, nhận xét giáo viên cho học sinh thực hành: Học sinh chép lại bảng màu từ hình 24 đã có sẵn sang hình 25.
Học sinh thực hành xong giáo viên chấm bài , nhận xét và hướng dẫn bài về nhà.
* Cuối cùng là bước tổ chức trò chơi: Giáo viên dành khoảng 4 phút cho học sinh chơi. Đối với bài này ta có thể tổ chức 2 trò chơi: Trò chơi "Dán hoa", trò chơi "Tìm bạn". 
	Trò chơi "Dán hoa".
Mục đích:
Củng cố kiến thức vừa học nhận biết 3 màu nhị hợp: Da cam, xanh lá cây, tím. Tạo cho học sinh tính nhanh nhẹn.
Chuẩn bị:
Giáo viên vẽ hình một bông hoa trang trí có 6 cánh. Cắt 3 cánh hoa bằng 3 màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam dán vào bông hoa đã vẽ cách đều nhau. Cắt 3 cánh hoa bằng 3 màu nhị hợp: Da cam, xanh lá cây, tím (3 cánh hoa cắt đều bằng nhau). Hồ dán.
Cách chơi:
3 tổ mỗi tổ chọn 1 em. Cùng lúc 3 em lại lấy 3 cánh hoa da cam, xanh lá cây, tím dán sao cho đúng vị trí: Cánh hoa màu da cam ở giữa các cánh hoa đỏ, vàng; Cánh hoa màu xanh lá cây ở giữa các cánh hoa xanh lam, vàng; Cánh hoa màu tím ở giữa các cánh hoa màu đỏ, xanh lam.
	Em nào làm nhanh, đặt cánh hoa đúng vị trí, dán ngay ngắn, đẹp em đó thắng cuộc. Học sinh cả lớp theo dõi. Giáo viên có thể khen thưởng động viên hoặc tặng cho em đó bông hoa vừa dán xong.
	Hình bông hoa sau khi đã hoàn thành như sau:
 	Trò chơi "Tìm bạn".
Mục đích:
Củng cố lại kiến thức: Tìm đúng cặp màu bổ túc:
Chuẩn bị:
- Giáo viên lấy bìa, giấy màu vẽ và cắt dán sẵn 3 màu cơ bản: Đỏ vàng làm bằng hình con vật ngộ nghĩnh có thể là con chó: 3 con có hình vẽ giống nhau nhưng mỗi con mang một màu khác nhau (mỗi con một màu cơ bản).
- Lấy bìa, giấy màu vẽ và cắt dán sẵn 3 màu nhị hợp bằng hình một con vật ngộ nghĩnh khác có thể là con mèo. Hình vẽ 3 con mèo giống nhau nhưng mỗi con một màu: Màu da cam, xanh lá cây, tím.
Cách chơi:
3 tổ mỗi tổ cử 2 em. Có tất cả 6 em chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em. 2 nhóm đứng cách nhau khoảng 1,5m và quay lưng lại với nhau. Giáo viên phát cho nhóm 3 em mỗi em mang một con thỏ, nhóm 3 em khác mỗi em mang một con mèo. Khi giáo viên có hiệu lệnh hô 1,2,3 lập tức 2 nhóm quay mặt lại với nhau và nhanh chóng tìm đến bạn có con vật mang màu sắc cùng cặp màu bổ túc với mình. Tìm được đúng bạn khoác vai nhau đứng thành đôi có cặp màu bổ túc: Màu đỏ và màu xanh lá cây; màu xanh lam và màu da cam; màu vàng và màu tím.
Cặp nào tìm được bạn đúng và nhanh cặp đó thắng cuộc. Giáo viên có thể thưởng nhẹ hoặc cả lớp hoan hô động viên.	
Đối với bài dạy này mặc dù tổ chức 2 trò chơi nhưng không chiếm nhiều thời gian của tiết dạy, chỉ khoảng 4 phút song nó có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Học sinh tham gia chơi sôi nổi, hào hứng. Cũng qua 2 trò chơi trên học sinh nắm chắc hơn nội dung bài, giáo viên củng cố kiến thức một cách sinh động, tự nhiên.
C Kết luận
1. Kết quả thực hiện đề tài.
	Trên đây là một trong những tiết dạy có trò chơi mà tôi đã thực hành tổ chức dạy, được đồng nghiệp dự giờ và đánh giá trò chơi mang lại hiệu quả cao, giờ dạy phong phú, đúng với đặc thù môn Mĩ thuật "Học mà chơi, chơi mà học".
	Qua nhiều tiết dạy có tổ chức trò chơi chất lượng học sinh tăng lên rõ rệt, học sinh yêu thích rất nhiều môn Mĩ thuật. Cụ thể tôi đã khảo sát chất lượng học sinh cả lý thuyết lẫn thực hành qua bài dạy "Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu" ở lớp 4A chất lượng như sau:
Số lượng học sinh (em)
Loại A+
Loại A
Loại B
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
20
8
10
2
Cũng qua tiết dạy có tổ chức trò chơi như đã nói trên kết quả phiếu điều tra về sở thích học môn Mĩ thuật như sau:
Số lượng học sinh (em)
Có thích
Bình thường
Không thích
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
20
18
0 2
0
2.Kết luận:
Sử dụng trò chơi trong dạy học Mĩ thuật đó có tác dụng không nhỏ giúp học sinh lĩnh hội một cách đầy đủ, chính xác, sinh động nội dung kiến thức bài học, có tác dụng hình thành, rèn luyện các kỹ năng học tập Mĩ thuật cho các em .
 	Trò chơi đó gây hứng thú học tập cho học sinh, phát huy được trí thông minh, sáng tạo, tinh thần tập thể cho các em, khơi dậy ở học sinh trí tò mò, lòng ham hiểu biết, lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người. Từ đó, chất lượng học tập được nâng cao một cách rõ rệt. 
Tuy nhiên cũng không nên tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết dạy, ảnh hưởng đến chất lượng học sinh, càng không nên tổ chức những trò chơi thiếu khoa học, thiếu thẩm mỹ, hoặc đi lạc nội dung bài, không mang lại hiệu quả giờ dạy.
	Tổ chức trò chơi trong giờ dạy Mĩ thuật, giáo viên không cần nói nhiều mà vẫn củng cố được kiến thức một cách tự nhiên và vững chắc.
	Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ “ Tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Mĩ thuật ở Tiểu học”.
	Rất mong các đồng nghiệp xem và góp ý kiến bổ sung thêm để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Lam Sơn, ngày 12 tháng 3 năm 2010
	Người viết
	Tống Thị Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Mon Mi thuat Hang.doc