Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 13: Tập nặn tạo dáng nặn dáng người

Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 13: Tập nặn tạo dáng nặn dáng người

NẶN DÁNG NGƯỜI

I. MỤC TIÊU:

 - HS nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động.

 - HS nặn được một số dáng người đơn giản.

 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Sưu tầm một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động.

 - Một số tượng nhỏ hoặc ảnh chụp các bức tượng về dáng người.

- Bài nặn con vật của HS lớp trước.

 - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 13: Tập nặn tạo dáng nặn dáng người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13	Mĩ thuật 
TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
	- HS nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động.
	- HS nặn được một số dáng người đơn giản.
	- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Sưu tầm một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động.
	- Một số tượng nhỏ hoặc ảnh chụp các bức tượng về dáng người.
- Bài nặn con vật của HS lớp trước.
	- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Quan sát, nhận xét
2. Cách nặn
3. Thực hành
4. Nhận xét, đánh giá
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu cách vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai đồ vật
+ Kiểm tra một số sản phẩm của HS ở tiết trước
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động và nặn một số dáng người đơn giản, qua bài Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người.
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV cho HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người.
+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người.
+ Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì?
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người.
- Yêu cầu HS nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động.
- GV nêu các bước nặn và nặn mẫu
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối.
+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo  rồi tạo dáng theo ý thích.
- Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn theo đề tài. Ví dụ: kéo co, đấu vật, bơi thuyền
- Tổ chức cho HS thực hành
- GV cho một số HS khá nặn theo nhóm
- GV đến từng bàn để quan sát, góp ý hướng dẫn cho từng em; khuyến khích các em tìm dáng người và cách nặn khác nhau để bài nặn của lớp phong phú, đa dạng hơn.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn HS đánh giá theo yêu cầu:
+ Tỉ lệ của hình nặn (hài hòa, thuận mắt)
+ Dáng hoạt động (sinh động, ngộ nghĩnh)
- Khen ngợi những HS có bài nặn đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH.
+ 2 HS lên bảng trả lời
- HS nghe.
- HS quan sát thảo luận theo nhóm đôi 
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- Nhận xét.
- HS quan sát, ghi nhớ cách nặn
- HS thực hành vẽ trước một vài dáng người trên giấy nháp để chọn dáng nào đẹp và sinh động hơn để nặn. 
- Một số HS khá cùng nặn một sản phẩm 
- HS bày bài nặn lên bàn để cả lớp cùng nhận xét, xếp loại.
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng và nêu lí do vì sao đẹp hoặc chưa đẹp.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 MT Tap nan tao dang NAN DANG NGUOI.doc