Giáo án môn Tập đọc Khối 5 - Cảm thụ văn học

Giáo án môn Tập đọc Khối 5 - Cảm thụ văn học

ĐỀ SỐ 1

 Dù giáp mặt cùng biển rộng

 Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

 Lá xanh mỗi lần trôi xuống

 Bỗng nhớ một vùng núi non.

 ( Cửa sông- Quang Huy)

a. Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ, thành ngữ nào?

b. Đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Qua đó em cảm nhận được điều gì sâu sắc?

Bài làm

a. Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ, thành ngữ : Lá rụng về cội. Uống nước nhớ nguồn.

b. Biện pháp nhân hoá khiến hình ảnh cửa sông hiện lên thật sinh động, có tâm tư tình cảm như con người. Sự gắn bó với cội nguồn của cửa sông thật bền chặt, thuỷ chung “chẳng dứt cội nguồn” và nỗi nhớ về một vùng núi non, về khởi nguồn sinh ra mình thật da diết chân thành “ Bỗng nhớ một vùng núi non ” . Tình cảm ấy thật đáng quý và đáng trân trọng bởi nó chân thành, tha thiết, tình nghĩa.

c) Qua đó, ta thêm thấm thía hơn tình yêu với nguồn cội, với tổ tiên và đất nước.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Khối 5 - Cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1
 Dù giáp mặt cùng biển rộng
 Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
 Lá xanh mỗi lần trôi xuống
 Bỗng nhớ một vùng núi non.
 ( Cửa sông- Quang Huy)
a. Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ, thành ngữ nào?
b. Đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Qua đó em cảm nhận được điều gì sâu sắc? 
Bài làm
a. Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ, thành ngữ : Lá rụng về cội. Uống nước nhớ nguồn.
b. Biện pháp nhân hoá khiến hình ảnh cửa sông hiện lên thật sinh động, có tâm tư tình cảm như con người. Sự gắn bó với cội nguồn của cửa sông thật bền chặt, thuỷ chung “chẳng dứt cội nguồn” và nỗi nhớ về một vùng núi non, về khởi nguồn sinh ra mình thật da diết chân thành “ Bỗng nhớ một vùng núi non” . Tình cảm ấy thật đáng quý và đáng trân trọng bởi nó chân thành, tha thiết, tình nghĩa. 
c) Qua đó, ta thêm thấm thía hơn tình yêu với nguồn cội, với tổ tiên và đất nước.
Đề số 2
Trong bài thơ:“Sắc màu em yêu” (Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1) nhà thơ Phạm Đình Ân có viết:
 “Em yêu màu đỏ
 Nh máu trong tim
 Lá cờ Tổ quốc
 Khăn quàng Đội viên.
 ... Em yêu màu trắng
 Trang giấy tuổi thơ
 Đoá hoa hồng bạch
 Mái tóc của bà ...”
Trong mỗi khổ thơ trên tác giả nói đến những màu sắc gì với những hình ảnh tiêu biểu nào? ý nghĩa của những hình ảnh tiêu biểu đó ?
Bài làm
* ở khổ thứ nhất, tác giả nói đến màu đỏ. 
- Những hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ này là: “lá cờ Tổ quốc”, “khăn quàng Đội viên”, “máu trong tim” 
- ý nghĩa: Những hình ảnh này đều mang màu đỏ, màu tượng trưng cho lí tưởng Cách mạng, cho sự vươn tới ước mơ cao đẹp của tuổi thơ. 
* ở khổ thơ thứ hai, tác giả nói đến màu trắng. 
- Tác giả chọn những hình ảnh tiêu biểu là : “trang giấy ”, “hoa hồng bạch”, “mái tóc của bà”. 
- ý nghĩa: .Trang giấy nhắc nhở em việc học hành 
 . Hoa hồng bạch nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên 
 . Mái tóc bạc nói đến bà- người thân yêu của em. 
Đề số 3
	Chép 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đinh Thi. Em hiểu nội dung đoạn thơ trên nói lên điều gì? Nêu biện pháp nghệ thuật và những từ ngữ, hình ảnh để làm nổi bật nội đó.
Bài làm
“ Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về. “
	* Đoạn thơ trên cho ta thấy lòng tự hào về đất nước được tự do và tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.	
	* Biện pháp nghệ thuật: Tác giả sử dụng các điệp từ, điệp ngữ: đây, những, của chúng ta được lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng nêu bật niềm tự hào, miềm hạnh phúc về đất nước bây giờ đã tự do.
* Những hình ảnh: Những cánh đồng thơm mát,những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa. Được miêu tả theo cách liệt kê vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do bao la.
	* Những từ ngữ: Nước của những người chưa bao giờ khuất thể hiện lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc, những người dũng cảm chưa bao giờ biết khuất phục và sống mãi với thời gian. 
	* Câu thơ: “ Đêm đêm rì rầm trong trong đất , những buổi ngày xưa vọng nói về.” Là lời nhắn nhủ của ông cha ta từ nghìn năm lịch sử vọng về. 
- Qua đó ta thấm thía hơn tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
Đề số 4
 “Mùa thu nay khác rồi
 Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre phấp phới
 Trời thu thay áo mới
 Trong biếc nói cuời thiết tha”.
	- Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá “ Trời thu thay áo mới, trong biếc nói cười thiết tha ” việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó làm cho ta thấy rõ đất nước cũng thay áo,cũng nói cười thể hiện niềm vui phơi phới , rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.
	- Đoạn thơ trên ta thấy được cảnh đất nước trong mùa thu mới rất đẹp, rất vui.
	- Qua đó làm cho ta liên tưởng tới cảnh đất nước thanh bình cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đề số 5
“ Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.”
Trích “Mầm non” (Tiếng Việt 5 - Tập 1)
	- Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào được sử dụng trong đoạn thơ?
	- Tìm những từ ngữ và sự vật của biện pháp nghệ thuật đó? Nêu tác dụng?
	- Em cảm nhận được diều gì ở đoạn thơ trên?
Bài làm
- Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
- Những sự vật của biện pháp nhân hoá là: nằm ép lặng im, mắt lim dim, nhìn qua kẽ lá, mây bay hối hả.
- Tác dụng: Tác giả dùng những động từ chỉ hành động của con người để kể, tả về mầm non. Từ đó cho chúng ta cảm nhận được sự chuyển mùa kỳ diệu của thiên nhiên.
	- Qua đoan thơ trên làm cho ta liên tưởng tới cảnh vật tươi tắn của cỏ cây hoa lá trong mùa xuân.
Đề số 6
	Với đôi cánh đẫm nắng trời
	 Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
	... Bầy ong dong ruổi trăm miền 
 Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
- Theo em, tác giả dùng từ “ đẫm ” ở trên có đúng không? Vì sao?
- Em hiểu câu thơ: “ Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa” là thế nào?
Bài làm
	- Trong dòng thơ đầu từ đẫm được tác giả dùng hay và sáng tạo. nghĩa đen của từ này chỉ trang thái ướt sũm (VD: áo đẫm mồi hôi; khăn đẫm nước,...). ở dòng thơ trên, tác giả dùng tữ đẫm theo nghĩa bóng, chỉ cảnh tượng ánh nắng chiếu vào đôi cánh bầy ong, khiến cánh bầy ong lai láng nắng trời, thấm đẫm nắng trời. Cách dùng từ này gợi được ở người đọc một hình tượng đẹp.
 	- Câu thơ Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa muốn diễn tả ý: bầy ong làm việc liên tục không ngừng nghỉ từ mùa hoa này sang mùa hoa khác( xuân, hạ, thu, đông), ở khắp rừng sâu và biển xa, làm cái cầu nối giữa các mùa hoa, giữa mọi miền đất nước.
Tập làm văn
đề số 1
Sau cơn mưa rào, mọi vật thật tươi tắn, rực rỡ. Em hãy tả cảnh nơi em ở lúc cơn mưa vừa tạnh. (bằng một bài viết khoảng 15 – 20 dòng)
Dàn bài
* Mở bài: (2,5 điểm)
Giới thiệu quang cảnh nơi em ở sau cơn mưa với vẻ tươi tắn, rực rỡ. 
* Thân bài: (10điểm)
- Bầu trời sau cơn mưa. (2,5 điểm)
- Mặt đất sau cơn mưa (2,5 điểm)
- Cảnh vật sau cơn mưa (5 điểm), trong đó:
+ Màu sắc đường nét của cảnh vật sau cơn mưa tươi tắn (cây cối trong vườn được tắm mưa, mái ngói đỏ hồng ...) (2,5đ)
+ Âm thanh rộn rã: Chim chóc, ong, bướm.... (1đ)
+ Một vài hoạt động của con người: vui tươi, phấn khởi, hoà cùng thiên nhiên (1,5đ)
* Kết bài: (2,5 điểm) Nêu được cảm xúc của bản thân.
đề số 2
“Cơn mưa từ xa ào đến thật bất ngờ. Mưa tối tăm mặt mũi. Tiếng mưa xối xả, ầm ầm như thác đổ. Một lát sau, mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn.”
Dựa vào ý đoạn văn trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 15 - 20 dòng) tả lại cảnh một cơn mưa rào mùa hạ.
Dàn bài
- Mở bài: (2,5 điểm)
Giới thiệu cơn mưa(gặp ở đâu, vào lúc nào?...) 
- Thân bài: (10 điểm)
. Cảnh vật trước cơn mưa (bầu trời, mặt đất, cây cối, nắng, gió, không khí...) 
. Cảnh mây đen xuất hiện, gió lớn đến bất ngờ. 
. Cảnh trời mưa, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, sấm, sét... xen kẽ tả cây cối, cảnh vật, con người cùng với sự hoạt động phù hợp theo diễn biến của cơn mưa như: chạy mưa, trú mưa, cây cối tươi tốt sau cơn mưa... 
. Cảnh sau mưa: trời quang, mây tạnh. 
- Kết bài:(2,5 điểm)
Cảm nghĩ của học sinh về cơn mưa, về ích lợi của mưa đối với cảnh vật và đời sống con người.
đề số 3
Em hãy tả một người thân của em trong một bữa cơm gia đình đầm ấm.
Dàn bài
a) Phần mở bài: Giới thiệu người định tả(Người đó là ai? Quan hệ của người đó đối với em như thế nào?)
b)Thân bài: 
*Tả bao quát:
* Về hình dáng:Tuổi tác, dáng điệu, phong thái,dáng đi đứng.
* Tả chi tiết:
- Khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, mũi, miệng,hàm răng,( Tả những nét đặc sắc)
* Tả tính tình, hoạt động .
- Lời nói, cử chỉ, thái độ, điệu bộ, giọng nói,...
- Việc làm cụ thể thể hiện tình cảm, cá tính, cung cách cư xử đặc biệt là tinh thần làm việc.
c) Kết bài:Viết một đoạn văn 3- 4 câu:
- Nêu cảm nghĩ, nhận xét, suy nghĩ về người định tả, tình cảm đối với người đã tả.
đề số 5 
Mùa xuân đến. Cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót véo von. Vạn vật bừng sức sống. Bằng một bài viết khoảng 15 đến 20 dòng, hãy tả lại cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp trên quê hương em.
Dàn bài
a) Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả: là mùa xuân .
Nét nổi bật nhất của cảnh vật đó là gì?
b) Thân bài:Tả cảnh theo thứ tự
	`*Tả bao quát toàn cảnh: Những nét chung, nét nổi bật đặc sắc.nêu cảm tưởng , cảm nhận chung của em về màu xuân.
	*Tả từng bộ phận của cảnh vật về đường nét, màu sắc, âm thanh, chỉ ra những nét riêng biệt của cảnh vật.(Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thứ tự thời gian.
	- Tả người hoặc vật có liên quan. 
	c) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảmxúc của người viết.(sự yêu thích, sự gắn bó)
đề số 6
Xuân về, không khí miền Bắc dừng như ấm lên bởi sắc thắmcủa những bông hoa đào. Bằng bài viết khoảng 15 - 20 dòng, hãy tả lại cây đào đang nở hoavào dịp tết.
Dàn bài
a) Mở bài: Giới thiệu cây hoa sẽ tả là cây gì ? được trồng ở đâu? do ai trồng? Vào dịp nào?
b) Thân bài:
* Tả bao quát cây hoa đó mọc trong khung cảnh nào? 
* Tả từng bộ phận:
- Rễ, thân, cành, lá có hình dáng gì? Kích thước và màu sắc như thế nào?
- Tả hoa, nụ, vẻ đẹp và hương thơm.
- Cuống, đài nhị, cánh hoa có đặc điểm gì? (Tả lúc còn nụ đến khi xoè nở)
- Tả vài yếu tố tác động đến hoa (thời tiết chim chóc con người)
c) Kết bài: Cảm nghĩ và lợi ích của cây hoa. Trách nhiệm chăm sóc.
đề số 7
Bằng một bài văn (Khoảng 20 đến 25 dòng). Em hãy tả ngôi trường thân yêu của em vào một buổi sáng mùa xuân .
Dàn bài
a) Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường vào buổi sáng mùa xuân.
b) Thân bài:
* Tả bao quát: Từ xa hoặc từ ngoài vào: Nằm ở đâu, vị trí, không gian, thời gian...
- Tả một số nét trước trường (sân, trồng cây gì, cây cối trong mùa xuân có nét gì đặc biệt..)
- Tả từng phòng học, những nét riêng biệt của từng phòng gắn bó tình cảm của bản thân.
- Những đồ vật trong trường gắn với từng kỷ niệm.
c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về ngôi trường thân yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_khoi_5_cam_thu_van_hoc.doc