CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn : sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn, thảng thốt, lung lay,
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nội dung câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu.
- Máy tính.
- Phấn màu.
Môn : Tập đọc Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011 Lớp : 3B Tuần 28. Tiết 1. Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hà CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn : sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn, thảng thốt, lung lay, Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. Rèn kĩ năng đọc – hiểu. Hiểu nội dung câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu. Máy tính. Phấn màu. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức 2’ 1’ A.Kiểm tra bài cũ - Kể lại chuyện “Quả táo”. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Giới thiệu chủ điểm: “Thể thao” - Giới thiệu bài : Cuộc chạy đua trong rừng 2.Luyện đọc -Đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng. Lưu ý giọng đọc: + Đoạn 1: giọng đọc sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng thể hiện niềm vui thích của Ngựa Con khi sửa soạn cho cuộc đua với niềm tin mình sẽ giành được vòng nguyệt quế. + Đoạn 2: Lời khuyên nhủ của Ngựa Cha: đọc với giọng âu yếm, ân cần. Lời đáp của Ngựa Con: tự tin, ngúng nguẩy ( cho lời cha dặn là thừa) + Đoạn 3: giọng chậm, gọn, rõ. + Đoạn 4: giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các vận động viên; giọng chậm lại, nuối tiếc khi tả Ngựa Con đành chịu thua vì chủ quan. 2.1.Đọc từng câu 2.2.Đọc đoạn -Tiếng hô / “Bắt đầu” // vang lên.//Các vận động viên rần rần chuyển động.//Vòng thứ nhất// Vòng thứ hai// ( tiếng hô “Bắt đầu” đọc ngắt; nghỉ hơi dài sau các dấu hai chấm, chấm lửng) - Ngựa Con rút ra được bài học quý giá:// đừng bao giờ chủ quan,/ cho dù đó là việc nhỏ nhất.// ( nghỉ hơi dài sau dấu hai chấm, giọng thấm thía) - GV: trình chiếu slide các câu dài có hướng dẫn ngắt nhịp, nhấn giọng các từ khó. - Đọc trong nhóm - Đọc trước lớp. - Đọc đồng thanh. 3. Tìm hiểu bài Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? ( Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.) => Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tô điểm vẻ bề ngoài của mình. Câu 2: Ngựa Cha khuyên nhủ Ngựa Con điều gì?( phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp). Câu 3: Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng thế nào? ( ngúng nguẩy, tự tin đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng ). Câu 4: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong cuộc thi?( Ngựa Con chuẩn bị không chu đáo, không nghe lời cha. Giữa cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời ra làm chú phải bỏ cuộc đua ). Câu 5: Ngựa con rút ra bài học gì? ( Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất). - 2 HS kể. - HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. - GV: Các con đã từng tham gia môn thể thao nào chưa nhỉ? Tuần này các con sẽ được học chủ điểm mới đó là chủ điểm Thể thao. - GV chiếu slide hình ảnh và hỏi: + Có những con vật nào tham gia cuộc thi? + Tại sao Ngựa Con lại ngoái nhìn móng của mình? Kết quả thế nào? - Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay nhé: Cuộc chạy đua trong rừng. ( ghi đầu bài lên bảng) - GV đọc mẫu toàn bài 1 lần : bây giờ cả lớp nghe cô đọc. - HS: Theo dõi SGK, đọc thầm theo cô. - GV: Bây giờ chúng ta luyện đọc nối tiếp câu lần thứ nhất: + Bạn A: Đoạn 1 .. - HS: Nối tiếp nhau đọc từng câu của bài lần 1. - GV: Sửa lỗi phát âm sai. - GV:Đưa ra từ nào khó phát âm, kết hợp giải nghĩa từ (nếu cần). + chải chuốt, ngúng nguẩy, khỏe khoắn, thảng thốt, lung lay, (GV ghi các từ khó lên bảng và phát âm các từ khó) - GV: Cho HS đọc nối tiếp câu lần 2. - HS: Luyện đọc câu lần 2 - GV: Các con vừa được luyện đọc câu, bây giờ chúng ta cùng chuyển sang luyện đọc đoạn nhé! - GV: Bài có thể chia làm mấy đoạn? - HS: 4 đoạn. - GV: Bây giờ cô mời 4 bạn nối tiếp đọc 4 đoạn.(lần 1) + Bạn A: đọc đoạn 1 ? Trong đoạn 1 con vừa đọc có những câu nào dài? Con hãy nêu cách ngắt nhịp, nhấn giọng? Tại sao con ngắt nhịp như vậy? - GV: Nhận xét, sửa lỗi. - GV:Bạn B đọc lại đoạn 1. - GV: Vừa rồi các con đã đọc tốt đoạn 1 bây giờ chúng ta cùng chuyển sang luyện đọc đoạn 2. - HS C đọc đoạn 2 ( lưu ý cho học sinh phân biệt giọng điệu của các nhân vật) - HS D đọc lại đoạn 2 - GV: Chúng ta cùng chuyển sang luyện đọc đoạn 3 HS 1: đọc đoạn 3 - GV: Lưu ý học sinh nhấn giọng vào các từ chỉ tâm trạng các nhân vật tham gia cuộc thi. HS 2: Đọc lại đoạn 3 - GV: yêu cầu luyện đọc đoạn 4 ( tương tự như trên ) - GV: yêu cầu HS thi đọc đoạn theo nhóm 4. - HS: nhận xét các nhóm đọc - GV:nhận xét, khen nhóm đọc hay nhất. - GV: Yêu cầu HS đọc toàn bài? + 1 HS đọc, lớp đọc thầm + Cả lớp đọc đồng thanh. - GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1. - HS khác nhận xét, bổ sung - GV: nhận xét,chốt. - GV: chiếu slide giải nghĩa các từ mới: “vòng nguyệt quế”, “nhà vô địch”. - GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2,3. - HS khác nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét,chốt. - GV: Chiếu slide minh hoạ hình ảnh cái “móng” - GV: Hỏi HS có biết nghĩa của từ “đối thủ” - GV:Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi 4,5. - HS khác nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét,chốt. - GV: Hỏi HS nghĩa các từ mới: “thảng thốt”, “chủ quan” (nếu còn thời gian cho HS đặt câu với 2 từ này. Ví dụ: - Cả lớp em thảng thốt khi nghe tin buồn đó. - Ngựa Con thua vì chủ quan) - GV: chúng mình vừa luyện đọc và tìm hiểu bài, tiết 2 chúng mình sẽ luyện đọc lại và kể lại câu chuyện này nhé! Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: