I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3: học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
- Hs yêu mến, kính trọng và giúp đỡ các chú công an làm nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv : Tranh minh họa bài đọc SGK.51.
- Hs : Đọc trước bài.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tiếng Việt-Tập đọc Lớp: Năm1, Năm2 Tiết: 46 Bài dạy: Chú đi tuần Ngày dạy: 03/02/2010 I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài thơ. - Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3: học thuộc lòng những câu thơ yêu thích). - Hs yêu mến, kính trọng và giúp đỡ các chú công an làm nhiệm vụ. II. CHUẨN BỊ: - Gv : Tranh minh họa bài đọc SGK.51. - Hs : Đọc trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Khởi động -Ổn định lớp - Kiểm tra: Phân xử tài tình Gọi hs đọc bài, trả lời câu hỏi: + Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? + Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? + Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? - Bài dạy: Chú đi tuần Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện đọc, tìm hiểu bài. * Hình thức: Cả lớp-nhóm –cá nhân a) Hướng dẫn hs luyện đọc: - Gọi 1 hs khá, giỏi đọc 1 lượt toàn bài. - Yêu cầu hs quan sát và nêu nội dung tranh - Gọi hs tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ và tìm từ khó đọc, khó hiểu trong từng đoạn - Hướng dẫn hs phát âm,từ ngữ. + Từ khó đọc: hun hút, lưu luyến + Từ khó hiểu: học sinh miền Nam đi tuần - Tổ chức hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc trước lớp - Gọi 1 hs đọc cả bài - Gv đọc diễn cảm toàn bài. b) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: - Yêu cầu hs đọc từng đoạn thơ, trả lời câu hỏi SGK -Cho hs đọc khổ thơ 1: +Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 1. -Cho hs đọc khổ thơ 2: + Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của hs, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 2. -Cho hs đọc hai khổ còn lại: + Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 3. * Yêu cầu hs nêu nội dung chính của bài. c) Luyện đọc diễn cảm: * Hướng dẫn hs tìm giọng đọc cho bài văn. - Yêu cầu hs đọc từng đoạn, mỗi đoạn nêu lên cách đọc diễn cảm - Gv đọc mẫu:” Gió hun hútcó ngon không.” - Y/c hs nêu cách đọc. - Tổ chức hs luyện đọc nhóm đôi. - Gọi hs đọc trước lớp. -Cho hs luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng trong nhóm. -Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng. Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức hs thi đọc diễn cảm. - Nhận xét đánh giá. - Dặn dò: về nhà tiếp tục đọc thêm cho tốt hơn, diễn cảm hơn + chuẩn bị bài: Luật tục xưa của người Ê-đê - Tổng kết, nhận xét đánh giá . -hát - Việc mình bị mất cắp vải, người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình. - Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: Cho đòi người làm chứng, cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét. -nhờ thông minh, quyết đoán. - 1 hs giỏi đọc toàn bài - hs quan sát và nêu nội dung tranh: Tranh vẽ các chiến sĩ đang đi tuần trong đêm, qua trường học sinh miền Nam. - Lần lượt hs đọc trơn nối tiếp nhau theo từng khổ thơ– hs nhận xét cách đọc của bạn, tìm ra từ phát âm sai giúp bạn phát âm đúng. - hs luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ khó hiểu. -là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kỳ nước ta bị chia cắt (1954-1975). - đi để quan sát, xem xét tình hình trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự, đề phòng bất trắc. - hai hs ngồi cùng bàn luyện đọc - 1,2 hs đọc - hs đọc - lắng nghe. - hs đọc và trả lời câu hỏi -Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say. - Cảnh vất vả khi đi tuần đêm của người chiến sĩ. -Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ. - Sự tận tuỵ, quên mình vì trẻ thơ của các chiến sĩ. -Tình cảm: Xưng hô thân mật, dùng các từ yêu mến, lưu luyến ; hỏi thăm giấc ngủ có -Mong ước: Mai các cháu tung bay. - Tình cảm những mong ước đối với các cháu. - Sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần - 4 hs đọc. - lắng nghe. -Nhấn giọng: hun hút, lạnh lúng, khuya, vắng, im lặng, yêu mến,lưu luyến, ngon. - Ngắt nhịp thật tự nhiên giữa các dòng thơ: Gió hun hút/ lạnh lùng Trong đêm khuya/ phố vắng Chú đi tuần/ đêm nay Hải Phòng/ yên giấc ngủ say Cây/ rung theo gió, lá/ bay xuống đường. - 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc. - 2-3 hs đọc. -Hs luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng. -Hs thi đọc. - Mỗi dãy bàn cử một bạn thi đọc diễn cảm trước lớp
Tài liệu đính kèm: