TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ đúng nhịp của thể thơ tự do.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông khiến nó tạo dòng điện phục vụ con người và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
3. Thuộc lòng bài thơ
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình; Bản đồ Việt Nam
- Bảng phụ viết đoạn thơ luyện đọc diễn cảm
Tiết 14 Tập đọc TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ đúng nhịp của thể thơ tự do. - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành. 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông khiến nó tạo dòng điện phục vụ con người và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. 3. Thuộc lòng bài thơ II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình; Bản đồ Việt Nam - Bảng phụ viết đoạn thơ luyện đọc diễn cảm III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài 3. Đọc diễn cảm A. Kiểm tra bài cũ: + Đọc đoạn 1, trả lời : Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? + Đọc đoạn còn lại, trả lời : Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? - Nhận xét, ghi điểm từng HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh nhà máy thủy điện Hòa Bình - Công trình thủy điện sông Đà là một công trình lớn, được xây dựng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Học bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà các em sẽ thấy được sự kì vĩ của công trình và thấy được sự mơ tưởng lãng mạn về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Cho HS đọc a. Hướng dẫn đọc đúng - Cho HS đọc nối tiếp khổ thơ - Luyện cho HS đọc đúng: ba-la-lai-ca, dòng sông, dòng trăng, lấp loáng b. Hướng dẫn hiểu nghĩa từ - Treo bản đồ, gọi HS lên chỉ vị trí sông Đà - Giảng từ: Trăng chơi vơi: trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la. - Cho HS luyện đọc - Gọi HS đọc cả bài - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng xúc động. Nhấn giọng: chơi vơi, ngẫm nghĩ, ngày mai - Cho HS sinh hoạt nhóm, giao việc + Đọc nối tiếp bài thơ trong nhóm + Thảo luận các câu hỏi trong SGK - Cho HS đọc lại bài thơ + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà? + Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà. + Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa? - Giải thích rõ Hình ảnh “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” , cách dùng từ “bỡ ngỡ” + Yêu cầu HS nêu ý nghĩa bài thơ - Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ 3 - Treo bảng phụ, đọc mẫu, nhấn giọng các từ: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia muôn ngả, lớn, đầu tiên - Cho HS thi đọc diễn cảm - Cho HS HTL từng khổ và cả bài - Cho HS thi đọc thuộc lòng - Nhận xét, khen những HS học thuộc lòng nhanh, đọc hay. + 2 HS lên bảng. - Quan sát - HS nghe - 1 HS đọc, lớp theo dõi, đọc thầm - Đọc nối tiếp các khổ thơ (2 lượt) - Luyện đọc đúng các từ - 3 HS đọc từng khổ thơ - 1 HS đọc phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng chỉ vị trí sông Đà trên bản đồ Việt Nam. - HS nghe - Luyện đọc theo cặp (2 lần) - 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi - HS nghe - Ngồi theo nhóm 6, thực hiện - 1 HS đọc, lớp đọc thầm + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + 1 HS nêu. - HS nghe và luyện đọc diễn cảm - HS xung phong đọc. Lớp nhận xét - HS học thuộc lòng - 3 HS thi đọc thuộc từng khổ - 2 HS thi đọc thuộc cả bài Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: KÌ DIỆU RỪNG XANH
Tài liệu đính kèm: