B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Đất nước ta có một nền văn hiến lâu đời. Quốc Tử Giám là một chứng tích hùng hồn về nền văn hiến đó. Hôm nay, cô và các em đến thăm Văn Miếu, một địa danh nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội qua bài tập đọc Nghìn năm văn hiến.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc, yêu cầu thể hiện được tình cảm trân trọng, tự hào, đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo hàng ngang.
- Cho HS xem tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu gần 3000 tiến sĩ
+ Đoạn 2: cụ thể hết bảng thống kê
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
a. Hướng dẫn HS đọc đúng
- Theo dõi, giúp các em đọc đúng các từ các em phát âm sai: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên
Tuần 2 Tiết 3 Tập đọc Thứ hai, ngày 17/09/2007 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN I. MỤC TIÊU: - Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam- Đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào. - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài 3. Luyện đọc lại A. Kiểm tra bài cũ: + Đọc từ đầu chín vàng, trả lời câu hỏi: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó. + Đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Đất nước ta có một nền văn hiến lâu đời. Quốc Tử Giám là một chứng tích hùng hồn về nền văn hiến đó. Hôm nay, cô và các em đến thăm Văn Miếu, một địa danh nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội qua bài tập đọc Nghìn năm văn hiến. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc, yêu cầu thể hiện được tình cảm trân trọng, tự hào, đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo hàng ngang. - Cho HS xem tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu gần 3000 tiến sĩ + Đoạn 2: cụ thể hết bảng thống kê + Đoạn 3: Đoạn còn lại a. Hướng dẫn HS đọc đúng - Theo dõi, giúp các em đọc đúng các từ các em phát âm sai: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên b. Hướng dẫn hiểu nghĩa từ ngữ - Quan sát HS đọc, giúp HS đọc tốt. - Cho HS đọc cả bài - Đọc diễn cảm toàn bài (bảng thống kê đọc rõ ràng, rành mạch) - Chia lớp thành nhóm 4. - Giao việc: Đọc lần lượt từng đoạn (2 lần) sau đó thảo luận các câu hỏi trong SGK - Tổ chức đàm thoại GV – HS; HS - HS - Gọi từng nhóm trình bày lần lượt + Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? + Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo các mục sau: * Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? * Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? + Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam? - Chốt ý chính: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. - GV đọc toàn bài - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn - Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn có bảng thống kê. - Nhận xét, khen những HS đọc tốt + 2 HS lên bảng. - HSnghe - 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi kết hợp đọc thầm. - Quan sát tranh minh họa. - Dùng bút chì đánh dấu đoạn - HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn (đọc 2 lượt) - Luyện đọc từ - 1 HS đọc phần giải nghĩa trong SGK, cả lớp đọc thầm. - Luyện đọc theo cặp 2 lần - 2 HS đọc cả bài, lớp theo dõi - HS nghe, theo dõi SGK - HS làm việc theo nhóm, thực hiện. - 1 HS đọc đoạn 1, 1 HS nêu câu hỏi 1, 1 HS trả lời - Lần lượt 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. - Nhắc lại , ghi vở - HS nghe - Luyện đọc giọng phù hợp với nội dung mỗi đoạn - Đọc rõ ràng, rành mạch, tự hào Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: SẮC MÀU EM YÊU Tuần 2 Chính tả NGHE – VIẾT : LƯƠNG NGỌC QUYẾN CẤU TẠO CỦA PHẦN VẦN I. MỤC TIÊU: 1. Nghe - viết đúng , trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến. 2. Nắm được mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng, vần vào mô hình II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bút dạ và 4 tờ phiếu phóng to mô hình cấu tạo vần trong bài tập 3 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Nghe – viết chính tả 2. Làm bài tập chính tả A. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nhắc lại quy tắc viết chính tả với c/ k, g/ gh, ng/ ngh - Các em tìm 3 cặp từ: + bắt đầu bằng ng – ngh + bắt đầu bằng g – gh + bắt đầu bằng c – k - GV nhận xét B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến. Sau đó chép đúng tiếng, vần vào mô hình 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV đọc toàn bài 1 lượt, giọng to, rõ, thể hiện niềm cảm phục. - GV nói về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến: giới thiệu chân dung, năm sinh năm mất của Lương Ngọc Quyến; tên ông được đặt cho nhiều đường phố, nhiều trường học ở các tỉnh, thành phố. - Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai: Lương Ngọc Quyến, ngày 30-8-1917, khoét, xích sắt. - Nhắc HS cách trình bày bài viết. - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. - GV chấm chữa bài. - GV nhận xét bài viết của HS. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giao việc, tổ chức cho HS làm bài cá nhân - Tổ chức cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét Hướng dẫn HS làm bài tập 3 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giao việc - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng - 1 HS trả lời: đứng trước i, e, ê là k, gh, ngh - 1 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con + nga – nghe + gà – ghi + cá - kẻ - HS nghe. - HS nghe cách đọc - HS viết vào bảng con. - HS theo dõi. - HS viết chính tả - HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. - HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề. - Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau. - 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân, đọc thầm lại từng câu văn, ghi ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm Trạng (vần ang), nguyên (vần uyên), Nguyễn, Hiền, khoa, thi làng, Mộ, Trạch, huyện, Cẩm, Bình - 1 HS nói trước lớp phần vần của từng tiếng. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - HS quan sát kĩ mô hình - 3 HS làm phiếu, HS còn lại làm vào vở - 3 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp - Lớp nhận xét Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Nhớ – viết : thư gửi các học sinh, quy tắc đánh dấu thanh Tiết 6 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận biết các phân số thập phân. - Chuyển một số phân số thành phân số thập phân. - Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh Thực hành A. Kiểm tra bài cũ: + Viết phân số thành số thập phân. - Nhận xét cho điểm từng học sinh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ cùng làm các bài toán về phân số thập phân và tìm giá trị phân số của một số cho trước. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1/9: - GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn tia số lên bảng, gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu các HS khác vẽ tia số vào vở và điền các phân số thập phân. - GV nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đọc các phân số thập phân trên tia số. Bài 2/9: - Gọi HS đọc đề bài + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét. Bài 3/9: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét. Bài 4/9: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Bài 5/9: - Gọi HS đọc đề bài toán. + Em hiểu câu “Số học sinh giỏi toán bằng số học sinh cả lớp.” Như thế nào? - Yêu cầu HS giải vào vở và yêu cầu 1 HS lên bảng. - Kiểm tra việc làm bài của HS, nhận xét. + 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào bản con. - HS nghe. - 1 HS lên bảng. - Theo dõi bài chữa của GV để tự kiểm tra bài mình, sau đó đọc các phân số thập phân. - 1 HS đọc + HS trả lời. - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở sau đó đổi vở kiểm tra. - 1 HS đọc + HS trả lời. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình. - 1 HS đọc + HS trả lời. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình. - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. + HS trả lời. - HS tìm và nêu: - HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ Tiết 2 Đạo đức EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, HS biết: - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. - Bước đầu có kĩ năng đặt mục tiêu. Biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt. Có trách nhiệm đối với trường lớp. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh vẽ theo chủ đề trường em, lớp em. - Một vài câu chuyện về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Thảo luận về kế hoạch phấn đấu. 2. Kể chuyện 3. Hát, múa, đọc thơ, triễn lãm tranh A. Kiểm tra bài cũ + Theo em, HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác? + Đọc thuộc ghi nhớ trong SGK. - Nhận xét, đánh giá từng HS B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ lập kế hoạch phấn đấu trong năm học, đồng thời qua tiết học các em sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình khi là HS lớp 5. - GV ghi đề bài lên bảng 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng đặt mục tiêu. Động viên HS có ý thức vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5 - GV tổ chức cho cả lớp làm việc - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bản kế hoạch trong năm học (đã được chuẩn bị ở nhà) - GV nhận xét chung ... ảng làm bài, 3 em làm bảng phụ. - HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình. - Nhận xét, đổi vở kiểm tra. - 1 HS đọc. - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Luyện tập Tiết 3 Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh (Rừng trưa, Chiều tối). 2. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày. - Giấy khổ to, bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Bài tập 1 2. Bài tập 2 A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng đọc dàn ý bài tả một buổi trong ngày. - GV nhận xét và cho điểm HS. - Kiểm tra việc chuẩn bị dàn ý bài văn miêu tả một buổi trong ngày của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em biết lập dàn ý chi tiết tả cảnh một buổi trong ngày từ những điều đã quan sát được. Sau đó, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn tả cảnh. 2. Hướng dẫn luyện tập: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp với hướng dẫn. + Đọc kĩ bài văn Rừng trưa và bài Chiều tối. + Gạch chân dưới những hình ảnh em thích. + Giải thích tại sao em lại thích hình ảnh đó. - Gọi HS trình bày theo các câu hỏi đã gợi ý. - GV nhận xét khen ngợi những học sinh tìm được hình ảnh đẹp, giải thích lí do rõ ràng, cảm nhận được cái hay của bài văn, không phê bình hay chê những em giải thích chưa hay. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS giới thiệu cảnh mình định tả: + Tả cảnh buổi sáng ở khu phố nhà em. + Tả cảnh buổi chiều ở quê em. + Tả cảnh buổi trưa ở khu vườn nhà bà. . . - Yêu cầu HS tự làm bài. * GV lưu ý HS: Sử dụng dàn ý các em đã lập, chuyển một phần của dàn ý đã lập thành đoạn văn. Em có thể miêu tả theo trình tự thời gian hoặc miêu tả cảnh vật vào một thời điểm. Đây chỉ là một đoạn trong phần thân bài như vẫn phải đảm bảo có câu mở đoạn, kết đoạn. - Tổ chức cho HS trình bày kết quả. - GV cùng HS sửa chữa về lỗi dùng từ diễn đạt. Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. - GV gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV sửa lỗi cho từng học sinh. - 2 HS lên bảng thực hiện. - Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên. - HS nghe. - 2 HS đọc cả lớp đọc thầm. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm theo hướng dẫn. - HS nối tiếp nhau phát biểu. Mỗi HS nêu 1 hình ảnh mà em thích. - 1 HS đọc. - HS nối tiếp nhau giới thiệu cảnh mình định tả. - 3 HS làm vào giấy khổ to. Các HS khác làm vào vở. - HS dán phiếu bài làm của mình lên bảng, các HS khác đọc nêu ý kiến về bài của bạn. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ Bài 3 Địa lý KHÍ HẬU I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể: - Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Nhận biết nối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu nước ta. - Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc. - So sánh và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền Nam, bắc. - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của học sinh. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa 2. Khí hậu các miền có sự khác nhau 3. Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất A. Kiểm tra bài cũ: + Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta. + Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. + Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu? - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về khí hậu của Việt Nam và những ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 1 phiếu thảo luận và yêu cầu các em trao đổi trong nhóm để hoàn thành phiếu - GV theo dõi HS thảo luận và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. - GV chốt ý: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa. - GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta? + Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữ tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh? + Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? Aûnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc? + Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? Aûnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam? + Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm? + Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không? - GV chốt ý: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. - GV tổ chức cho học sinh cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau: + Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta? + Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?( gợi ý: mỗi loại cây có yêu cầu khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta thay đổi theo mùa, theo vùng sẽ ảnh hưởng thế nào đến các loại cây?) + Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng gì? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân? + Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống? - GV theo dõi và sửa chữa các câu trả lời cho học sinh sau mỗi lần phát biểu. - GV chốt: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hoá cây trồng. tuy nhiên hằng năm,khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Gọi 3 học sinh lên bảng. - Theo dõi. - HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 em, nhận nhiệm vụ triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. - Nêu khó khăn và nhờ giáo viên giúp đỡ (nếu cần). - Các nhóm đại diện lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS quan sát lược đồ. + HS thực hiện. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. - HS nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ và phát biểu ý kiến. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Sông ngòi. Giáo án số 4 Thể dục ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I. MỤC TIÊU: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập họp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. Yêu cầu tập họp hàng nhanh, quay đúng hướng, đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh. - Trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung hướng dẫn kĩ thuật Định lươÏng Phương pháp , biện pháp tổ chức I. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 2. Khởi động chung : * Trò chơi “Thi đua xếp hàng” - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1 – 2, 1- 2 II. PHẦN CƠ BẢN 1. Đội hình đội ngũ - Ôn tập họp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau 2. Trò chơi vận động * Trò chơi “Kết bạn” Cách chơi: HS chạy nhẹ nhàng hoặc vừa chạy vừa nhảy chân sáo theo vòng tròn, đọc “Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn”. Đọc xong những câu trên, các em vẫn tiếp tục chạy theo vòng tròn, khi nghe thấy GV hô “Kết 2!” tất cả nhanh chóng kết thành từng nhóm 2 người, nếu đứng một mình hoặc nhóm nhiều hơn 2 là sai và phải chịu phạt một hình phạt nào đó. Tiếp theo, GV cho HS tiếp tục chạy và đọc các câu quy định, sau đó GV có thể hô “Kết 3! (hoặc 4, 5, 6 )” để HS kết thành nhóm 3 hoặc 4, 5, 6Trò chơi tiếp tục như vậy III. PHẦN KẾT THÚC: - HS thực hiện động tác thả lỏng - GV cùng HS hệ thống bài - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà - Bài tập về nhà : Tập luyện nội dung đã học 6 – 10 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút 18 – 22 phút 10 – 12 phút 8 – 10 phút 4 – 6 phút 2 – 3 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút r x x x x x x x x x x x x x x x x r x x x x x x x x x x x x x x x x r x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x r x x x x x x x x x x x x
Tài liệu đính kèm: