Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tiết 53: Tranh làng Hồ

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tiết 53: Tranh làng Hồ

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Tranh Đông Hồ có gì đẹp, có gì đặc biệt mà nhà thơ Hoàng Cầm đã dành những vần thơ đằm thắm, đầy tự hào khi viết về nó? Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Tranh làng Hồ

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Cho HS đọc cả bài 1 lượt

- GV treo tranh minh hoạ và nói về nội dung bức tranh.

- GV chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ tươi vui”

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “ mái mẹ”

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- Cho HS đọc đoạn nối tiếp

- Luyện cho HS đọc từ ngữ khó: chuột ếch, lĩnh

- Cho HS đọc đoạn trong nhóm

- Cho HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần

- Cho HS đọc đoạn 1, 2

+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?

- GV giới thiệu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam

 

doc 2 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tiết 53: Tranh làng Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53 Tập đọc
TRANH LÀNG HỒ 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
	2. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài.
	Hiểu được ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Luyện đọc
2. Tìm hiểu bài
3. Luyện đọc diễn cảm
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
+ Bài văn nói lên điều gì?
- Nhận xét, ghi điểm cho từng HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tranh Đông Hồ có gì đẹp, có gì đặc biệt mà nhà thơ Hoàng Cầm đã dành những vần thơ đằm thắm, đầy tự hào khi viết về nó? Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Tranh làng Hồ
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc cả bài 1 lượt
- GV treo tranh minh hoạ và nói về nội dung bức tranh.
- GV chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tươi vui” 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “mái mẹ”
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện cho HS đọc từ ngữ khó: chuột ếch, lĩnh
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
- Cho HS đọc đoạn 1, 2
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?
- GV giới thiệu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam
- Cho HS đọc đoạn 3
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho HS đọc lại đoạn 2, 3
+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2, 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- Cho HS đọc tiếp nối các đoạn văn
- GV đưa bảng phụ chép đoạn cần luyện lên và hướng dẫn cho HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, khen những HS đọc tốt
+ 2 HS lần lượt đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh, nghe giảng
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- Luyện đọc đúng các từ 
- HS đọc theo nhóm đôi
- 2 HS đọc cả bài
- 1 HS đọc chú giải
- 4 HS giải nghĩa từ trong SGK
- HS nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- HS nghe, ghi nhớ
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
+ HS trả lời.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- 3 HS đọc diễn cảm nối tiếp nhau 
- HS luyện đọc đoạn
- Một vài HS thi đọc
- Lớp nhận xét
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: ĐẤT NƯỚC 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tiet_53_tranh_lang_ho.doc