Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc

-Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài.

-Yêu cầu HS đọc tiếp nối. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, khen những em đọc đúng.

-Yêu cầu hs tìm hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải.

-GV giải thích: những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác nói trong thư là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân ta dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản VN đã lật đổ chế độ thực dân, phonh kiến, giành độc lập cho tổ quốc, tự do cho nhân dân.

- - Gọi hs đọc toàn bài, lớp theo dõi, tìm ý chính từng đoạn.

-Hỏi: Em hãy nêu ý chính của từng đoạn trong bức thư.

-GV ghi ý chính từng đoạn lên bảng.

 

doc 22 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 ND: 
 Tiết 1 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
-Đọc đúng các tiếng, từ ngữ dễ lẫn: tựu trường, sung sướng, vui vẻ, siêng năng
-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác đối với HS Việt Nam.
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài:bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ,  --Đọc diễn cảm toàn bài và hiểu nội dung bài:Qua bức thư Bác Hồ khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn 
- Học thuộc lòng đoạn thơ: “Sau 80 năm giời.của các em”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.Tranh SGK trang 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T G
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định
2.Bài mớiÙ.
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu tranh minh họa
và hỏi :Bức tranh vẽ cảnh gì?
Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
-Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài.
-Yêu cầu HS đọc tiếp nối. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, khen những em đọc đúng.
-Yêu cầu hs tìm hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải.
-GV giải thích: những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác nói trong thư là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân ta dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản VN đã lật đổ chế độ thực dân, phonh kiến, giành độc lập cho tổ quốc, tự do cho nhân dân.
- - Gọi hs đọc toàn bài, lớp theo dõi, tìm ý chính từng đoạn.
-Hỏi: Em hãy nêu ý chính của từng đoạn trong bức thư.
-GV ghi ý chính từng đoạn lên bảng.
-Gv đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho hs làm việc theo nhóm:
N1: Ngày khai trường tháng 9-1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
N2: Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
N3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
N4:Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở hs điều gì khi đặt câu hỏi: “Vậy các em nghĩ sao?”.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và hỏi cả lớp: Trong thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở hs điều gì?
c. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Chúng ta nên đọc bài như thế nào cho phù hợp nội dung?
- Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV đọc mẫu đoạn 2
- Cho hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cho 3 hs thi đọc diễn cảm đoạn thư.
- GV yêu cầu hs tự học thuộc lòng đoạn thơ theo yêu cầu của bài.
- Gọi 3 hs đọc thuộc lòng trước lớp.
- Tuyên dương hs đọc thuộc lòng tốt và diễn cảm.
3. Nhận xét, dặn dò:
-Về nhà chuẩn bị trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Nhận xét: 
- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ cảnh Bác Hồ đang viết thư cho các cháu thiếu nhi.
-2 HS khá, giỏi đọc :
HS1:Các em HS nghĩ sao?
HS2: Trong năm họcHồ Chí Minh.
-3 cặp hs luyện đọc tiếp nối trước lớp, hs cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- HS đọc phần chú giải SGK trang 5.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường; 80 mươi năm giời nô lệ; 
1 hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Đoạn 1: Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9-1945 với các ngày khai giảng trước đó.
-Đ2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và hs trong công cuộc kiến thiết đất nước.
-Lắng nghe.
Lớp chia 4 nhóm, đọc thầm và thảo luận theo yêu cầu:
-Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VN Dân chủ Cộng hòa.Từ ngày khai trường này các em hs sẽ được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
-Phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
-Bác nhắc các em phải nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để cho các emcó ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
- Bác khuyên hs chăm học và tin tưởng rằng hs Việt Namsẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng, to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Đoạn 1: đọc giọng nhẹ nhàng, thân ái.
- Đoạn 2: đọc giọng xúc động, thể hiện niềm tin.
- HS lắng nghe và gạch dưới các từ cần nhấn giọng: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn.
-Nghỉ hơi đúng các cụm từ: ngày nay/ chúng ta cần phải; nước nhà trông mong/ chờ đợi các em rất nhiều.
-2 hs ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- Lớp theo dõi và chọn bạn đọc hay nhất.
- HS tự học thuộc.
-3 hs lần lượt đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 1 ND: 
Tiết 2 QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tư ngữ: màu vàng, quả xoan, xõa xuống, vẫy vẫy, vàng giòn, 
- Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa.(HS khá giỏi)
- Hiểu các từ ngữ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
-Giúp Hs hiểu biết thêm môi trường thiên nhiên đẹp đẽ của làng quê Việt Nam 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa SGK trang 10.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs lên bảng đọc thuộc lòng đoạn thơ từ sau 80 năm  của các em.
GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu, ghi tựa: Em có nhận xét gì về bức tranh trong bài?
-Cảnh làng quê ở Việt Nam rất đẹp, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẻ đẹp đặc sắc đó trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi một hs khá giỏi đọc một lượt cả bài.
- Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng và tìm hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải.
- - Gọi hs đọc toàn bài, cả lớp theo dõi, tìm ý chính của từng đoạn.
- Em hãy nêu ý chính của từng đoạn trong bài văn miêu tả.
- GV nhận xét, ghi ý chính lên bảng.
- GV đọc mẫu: chú ý nhấn giọng các từ ngữ tả màu vàng trong bài: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối,  trù phú, đầm ấm, không nắng, không mưa, mải miết, ra đồng ngay, 
b. Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu hs đọc thầm tìm những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng của sự vật đó.
-Gọi hs phát biểu – GV ghi bảng
- GV nêu: Mỗi sự vật đều được tác giả quan sát tỉ mỉ, tinh tế. Bao trùm lên cảnh làng quê vào ngày mùa là màu vàng, những màu vàng rất khác nhau làm cho ta cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật.
- GV hỏi: Mỗi màu vàng trong bài gợi cho em cảm giác gì?
-Yêu cầu hs dọc thầm đoạn cuối bài và cho biết:
+ Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? (gd môi trường)
- GV nêu: thời tiết và con người ở đây gợi cho bức tranh về làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết đẹp, gợi ngày mùa no ấm. Con người cần cù lao động.
+Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
-Hãy nêu nội dung của bài.
GV tổng kết: bằng nghệ thuật quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, giàu hình ảnh Tô Hoài đã gợi lên trước mắt người đọc một bức tranh làng quê ngày mùa với những màu vàng khác nhau rất đặc sắc và sinh động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
c. Đọc diễn cảm
- Đây là bài văn miêu tả nên đọc như thế nào?
-Gv đọc mẫu đoạn từ Màu lúa dưới đồng  một màu rơm vàng mới.
-Yêu cầu hs đọc diễn cảm theo cặp
- Cho hs thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò
-Theo em, nghệ thuật tạo nên nét đặc sắc của bài văn là gì?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Nghìn năm văn hiến.
Thư gửi các học sinh.
2 hs lên đọc bài và trả lời câu hỏi
-Vì sao ngày khai trường tháng 9-1945 được coi là ngày khai trường đặc biệt?
- Chi tiết nào cho thấy Bác đặt niềm tin rất nhiều vào các em học sinh?
- Bức tranh vẽ về cảnh làng quê vào ngày mùa, lúa chín vàng và bà con nông dân đang gặt lúa.
- Lặp lại tựa bài.
-Một hs đọc, cả lớp đọc thầm.
-HS đọc tiếp nối theo đoạn
Đ1:Mùa đông  rất khác nhau.
Đ2:Có lẽ  treo lơ lững.
Đ3:Từng chiếc lá mít  đỏ chói.
Đ4:Tất cả  ra đồng ngay.
- - 1hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, tìm ý chính từng đoạn.
- Đoạn 1: Màu sắc của làng quê ngày mùa là màu vàng.
- Đoạn 2, 3: Những màu vàng cụ thể của cảnh vật làng quê.
- Đoạn 4: Thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, tìm từ chỉ sự vật, màu sắc theo yêu cầu.
+Lúa: vàng xuộm ; bụi mía: vàng xọng
+Nắng: vàng hoe ; rơm, thóc: vàng giòn
+Quả xoan: vàng lịm; con gà, chó: vàng mượt
+Lá mít: vàng ối ; mái nhà rơm: vàng mới
+Tàu đu đủ,lá sắün héo: vàng tươi
+Quả chuối: chín vàng 
+Tất cả; màu vàng trù phú, đầm ấm.
- Mỗi hs chọn 1 sự vật và nêu
+Vàng xuộm: màu vàng đậm chỉ màu lúa chín.
+Vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi .
+ Vàng lịm: màu vàng của quả chín, rất ngọt..
+Vàng đầm ấm, trù phú: màu vàng gợi sự giàu có, ấm no.
- Thời tiết ngày mùa rất đẹp. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.
- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo ...  bằng giấy. 
- Gọi HS nêu nội dung của vở kịch.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
Hôm nay ta cùng học bài Bài ca về trái đất.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc 
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp..
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc như sau: 
+ Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên như trẻ thơ.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ : này, của chúng mình, bay, thương mến, cùng bay nào, năm châu, là nụ, là hoa, cũng quý, cũng thơm, tai họa, bình yên, già, của chúng ta, 
b) Tìm hiểu bài.
- Cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi :
+ Hình ảnh trái đất có gì đẹp ?
+ Em hiểu hai câu thơ cuối bài nói gì ?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ?
+ Nội dung chính của bài thơ là gì ?GV ghi bảng.
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. 
 - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng theo cặp.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng tiếp nối.
- Nhận xét, khen ngợi HS .
+ Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – dặn dò
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Một chuyên gia máy xúc.
Nhận xét :
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- 1 HS nêu nội dung.
- Lặp lại tựa bài.
Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc tiếp nối (2 vòng).
- Theo dõi
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
+ Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh chim hải âu vờn trên sóng biển.
 + Hai câu thơ cuối bài khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hòa bình.
+ Chúng ta phải cùng nhau chống chiến tranh, chống bom H, bom A, xây dựng một thế giới hòa bình. Chỉ có hòa bình, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất.
+ Bài thơ kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
- 2 HS ngồi cùng bàn học thuộc lòng và đọc cho nhau nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp (2 vòng như vậy).
- 3 HS thi đọc thuộc lòng toàn bài thơ. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 5 Ngày dạy: 
Tiết 9 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I.MỤC TIÊU
1. Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn ,tình hữu nghị của người kể với chuyên gia nước bạn .
 2. Hiểu nội dung bài : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam(trả lời câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK trang 45.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOAT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi : 
+ Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc 
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Chú ý cách ngắt câu dài : Thế là / a-lếch-xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp..
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc như sau: 
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắmthể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
+ Đoạn đối thoại với giọng thân mật, hồ hởi.
b) Tìm hiểu bài.
- Cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi :
+ Anh Thủy gặp A-lếch- xây ở đâu ?
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
+ Chi tiết nào trong bài làm cho em thích nhất? Vì sao?
+ Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì ? GV ghi bảng.
c) Đọc diễn cảm .
-Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc.(đoạn 4)
+ Thế là / a-lếch-xâyđưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
+ Lời a-lếch-xây thể hiện sự thân mật, cởi mở
- GV đọc mẫu 
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Củng cố – dặn dò
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài Êâ- Mi-Li,con.
Nhận xét :
- 3HS đọc bài và trả lời câu hỏioi3
- 4HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi em một đoạn (Mỗi lần xuống dòng là một đoạn. Đoạn 4 từ A-lếch-xây đến hết).
- HS nhìn lên bảng và luyện đọc theo.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc tiếp nối (2 vòng).
- Theo dõi
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm.
 + Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở công trường xây dựng.
 + A-lếch-xây vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác.
 + Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thân thiện, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
 + Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi anh xuất hiện ở công trường.
 + Chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn. 
-Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công dân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 5 ND: 
Tiết 10 
Ê-MI-LI, CON
I.MỤC TIÊU
 1. Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài, nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài viết theo thể tự do.
 Đọc diễn cảm bài thơ.
 2 . Hiểu nội dung bài : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. (trả lời câu hỏi 1,2,3,4 ;thuộc lòng 1khổ thơ trong bài)
 3 . Học thuộc lòng khổ thơ 3,4 đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm buồn.(HS khgá giỏi)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK trang 50.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOAT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 2HS bài Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi : 
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
+ Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì ? 
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc 
- Yêu cầu HS luyện đọc tên riêng nước ngoài : Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, pô-tô-mác,Oa-sinh-tơn.
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọcphần xuất xứ và 4 khổ thơ (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp..
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
+ Phần xuất xứ đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, trầm lắng.
+ Khổ 1 : lời chú mo-ri-xơn: Giọng trang nghiêm, lời bé Ê-mi-li : hồn nhiên
+ Khổ 2: Giọng phẫn nộ, đau thương.
+ Khổ 3: giọng yêu thương,xúc động.
+ Khổ 4: giọng chậm lại, xúc động; nhấn giọng ở những từ ngữ : sáng nhất, đốt, sáng lòa, sự thật.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm, tìm nội dung chính của từng đoạn.
- GV cùng HS nhận xét.
+ Yêu cầu HS đọc khổ thơ đầu thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
- Cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi :
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ?
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
Giảng : Chú Mo-ri-xơn dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam .Chú mong muốn mọi người hãy cùng nhau ngăn chận tội ác của chiến tranh ở Việt Nam.
c) Đọc diễn cảm .
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
-Treo bảng phụ viết khổ thơ 3-4 hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu 
 - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng và diễn cảm hai khổ thơ trên.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Củng cố – dặn dò
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
- Về nhà học thuộc lòng cả bài thơ và chuẩn bị bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
Nhận xét :
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS luyện đọc
- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài. 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc tiếp nối (2 vòng).
- Theo dõi
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm trao đổi thảo luận và phát biểu 
- 3 HS đọc : Giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên.
- HS làm việc theo nhóm thào luận và trả lời câu hỏi :
+ Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô nhân đạo. Chúng ném bom na pan. B.52, hơi độc để đột trường học, bệnh viện, giết những trẻ em vô tội, giết cả những cánh đồng xanh,
+ Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa. Khi mẹ đến con hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ : “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.”
- Tiếp nối nhau phát biểu :
 + Chú Mo-ri-xơn là người dám xả thân vì nghĩa.
+ Hành động của chú Mo-ri-xơn thật cao cả và đáng khâm phục.
+ Mình rất xúc động về hành động của chú. 
+ Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo-ri-xơn, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam .
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- 3 đến 5 HS thi đọc thuộc lòng và diễn cảm 2 khổ thơ.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tuan_1_den_tuan_5.doc