I. Mục tiêu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài
2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố
III. các hoạt động dạy học
Bài 21: Chuyện một khu rừng nhỏ I. Mục tiêu 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài 2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố III. các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm - GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh - Bài học đầu tiên - chuyện một khu vườn nhỏ- kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà giữa phố. 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nội dung bài a) luyện đọc - Một HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: bài chia 3 đoạn - HS đọc nối tiếp lần 1 GV kết hợp sửa lỗi phát âm - gọi HS nêu từ khó - GV đọc mẫu từ khó - Gọi HS đọc từ khó - HS đọc nối tiếp lần 2 HS nêu chú giải - HS luyện đọc theo cặp - Gọi 2 hS đọc - HD đọc diễn cảm - GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn và câu hỏi - HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi H: Bé Thu Thu thích ra ban công để làm gì? H; Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điẻm gì nổi bật? Ghi: + cây quỳnh + Hoa ti-gôn + Cây hoa giấy + Cây đa ấn độ H: Bạn Thu chưa vui vì điều gì? H: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào? GV: loài chim chỉ đến sinh sống và làm tổ hát ca ở nhỡng nơi có cây cối có sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết phải là khu rừng , một công viên hay một cánh đồng , một khu vườn lớn mà có khi chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công ...Nếu mỗi gia đình đều yêu thiên nhiên, cây hoa chim chóc... H: Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu? H: bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? H: Em hãy nêu nội dung bài? GV ghi nội dung bài c) Đọc diễn cảm - Gọi 3 HS đọc nối tiếp - Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3 + treo bảng phụ có đoạn 3 + GV đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc - GV nhận xét bình chọn và ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau - HS nghe - 1 HS đọc toàn bài - 3 HS đọc nối tiếp - HS nêu từ khó - HS đọc - 3 HS đọc nối tiếp - HS nêu chú giải - HS đọc cho nhau nghe - 2 HS đọc - Lớp đọc thầm bài và câu hỏi - 1 HS đọc câu hỏi + Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công + cây quỳnh lá dày, giữ được nước. cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậynhư những vòi voi bé xíu. Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng + Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. + vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn + Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn + Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ. + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. + Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thuvà muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh. - 3 HS đọc nối tiếp' - HS đọc theo cặp - Tổ chức HS thi đọc Ngày soạn: ngày dạy: Bài 22: Tiếng vọng I. Mục tiêu 1. Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ. 2. Cảm nhận được tâm trạng ân hận day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới chúng ta. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc bài Chuyện một khu rừng và trả lời câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - Cho hS quan sát hình vẽ và mô tả những gì vẽ trong tranh GV: tại sao chú bé lại buồn như vậy? Chuyện gì đã xảy ra khiến chú chim sẻ phải chết gục bên cửa sổ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) luyện đọc - HS đọc bài - GV chia đoạn: 2 đoạn - HS đọc nối tiếp bài thơ GV kết hợp sửa lỗi phát âm - Gọi HS tìm từ khó đọc - GV ghi bảng và đọc mẫu - Gọi HS đọc từ khó - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - HS nêu chú giải - Luyện đọc theo cặp - Thi đọc trong nhóm - GV nhận xét - HD cách đọc - GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài và câu hỏi H: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh nào? H: Vì sao tác giả lại băn khoăn day dứt trước cái chết của con chim sẻ? H: Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí của tác giả? H: bài thơ cho em biết điều gì? GV ghi nội dung bài c) Đọc diễn cảm - 1 HS đọc toàn bài - GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc đoạn 1 - GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu - HS đọc - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn 1 - HS thi đọc thuộc lòng - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về đọc thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau - 2 HS đọc bài - HS quan sát và nêu nội dung tranh vẽ - 1 HS đọc to bài - 2 HS đọc nối tiếp bài thơ - HS nêu từ khó - HS đọc từ khó - 2 HSđọc nối tiếp - HS nêu chú giải - HS đọc cho nhau nghe - HS đọc trong nhóm - Lớp đọc thầm bài và câu hỏi - 1 HS đọc to câu hỏi + Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh thật đáng thương: nó chết trong cơn bão gần về sáng, xác nó lạnh ngắt và bị một con mèo tha đi. Nó chết đi để lại trong tổ những quả trứng đang ấp dở. Không còn mẹ ấp ủ, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời. + Tác giả băn khoăn, day dứt vì tác giả nghe tiếng con chim đập cửa trong cơn bão, nhưng nằm trong chăn ấm tác giả khong muốn mình bị lạnh để ra mở cửa cho chim sẻ tránh mưa. + Hình ảnh những quả trứng không có mẹ ấp ủ để lại ấn tượng sâu sắc, khiến tác giả thấy chúng cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Chính vì vậy mà tác giả đặt tên bài thơ là Tiếng vọng. + Bài thơ là tâm trạng day dứt ân hận của tác giả vì đã vô tình gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. - 2 HS nhắc lại - 1 HS đọc - HS đọc - HS tự đọc thuộc đoạn thơ theo nhóm - 3 HS thi đọc Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 23: Mùa thảo quả I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, thân lẻ, sự sinh sôi, lan toả, lặng lẽ, chứa lửa, chứa nắng Đực trôi chỷa toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến không ngờ của thảo quả Đọc diễn cảm toàn bài 2. Đọc hiểu Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản khao, Chin Sa, sầm uất, tầng rừng thấp Hiểu bội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi phát triển nhanh đến không ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài học Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc bài thơ tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là cảnh mọi người đi thu hoạch thảo quả. Thảo quả là một trong những loại cây quý hiếm của VN. Thảo quả có mùi thơm đặc biệt. Thứ cây hương liệu dùng làm thuốc, chế dầu thơm, chế nước hoa, làm men rượu, làm gia vị. Dưới ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng, rừng thảo quả hiện ra với mùi hương và màu sắc đặc biệt như thế nào Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài... 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn GV chú ý sửa lỗi phát âm cho từng HS - Gọi HS tìm từ khó đọc - GV ghi bảng từ khó đọc và đọc mẫu - Gọi HS đọc từ khó - Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 2 Kết hợp nêu chú giải - HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc bài - GV đọc mẫu chú ý hướng dẫn cách đọc b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn và câu hỏi để thảo luận và trả lời câu hỏi H: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? H: cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý? - 3 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi - HS quan sát - 1 HS đọc to cả bài - 3 HS đọc - HS nêu từ khó - HS đọc từ khó - 3 HS đọc - HS nêu chú giải - HS đọc cho nhau nghe - 3 HS đại diện 3 nhóm đọc bài - Lớp đọc thầm và thảo luận + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm. + các từ thơm , hương được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt GV: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó. các từ hương, thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. tác giả dùng các từ Lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả, kéo dài trong không gian. các câu ngắn: gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời. - GV ghi ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa H: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh? GV ghi ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả H: Hoa thảo quả nảy ở đâu? H: khi thảo quả chín rừng có gì đẹp? GV Tác giả đã miêu tả được màu đỏ đặc biệt của thảo quả: đỏ chon chót, như chứa lửa chứa nắng. cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả được rất rõ, rất cụ thể hương thơm và màu sắc của thảo quả GV ghi ý 3: Màu sắc đặc biệt của thảo quả H: đọc bài văn em cảm nhận được điều gì? Đó cũng chính là nội dung bài - GV ghi nội dung bài lên bảng c) Thi đọc diễn cảm - 1 HS đọc toàn bài - GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc - GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu - HS đọc trong nhóm - HS thi đọc - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau + Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian + Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây + Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy + Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp , hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn - HS nhắc lại - 1 HS đọc to - HS đọc cho nhau nghe - 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 24: Hành trình của bầy ong I. Mục tiêu 1 Đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng: nẻo đường, rừng sâu, sóng tràn, loài hoa nở, rong ruổi, lặng thầm Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, khổ thơ, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài thơ 2. Đọc- hiểu Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đãm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men, hành trình, thăm thẳm, bập bùng... Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho đời những mùa đã tàn phai để lại hương thơm, vị ngọt cho đời. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ SGK Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài mùa thảo quả H: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? vì sao? H: Nội dung bài là gì? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Cho hs quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Em có cảm nhận gì về loài ong? GV: Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu trong dịp đi theo những bọng ong lưu động đã viết bài thơ hành trình của bầy ong . Cac sem cùng tìm hiểu đoạn trích để hiểu được điều tác giả muốn nói. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - 1 HS đọc toàn bài - GV chia khổ thơ - Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS - HS tìm từ khó đọc - GV ghi bảng từ khó đọc - GV đọc mẫu - HS đọc từ khó - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 HS nêu chú giải - HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu chú ý HD cách đọc b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài thơ và câu hỏi H: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong? + hành trình: chuyến đi xa, dài ngày, nhiều gian nan vất vả + Thăm thẳm: nơi rừng rất sâu GV: Hành trình của bầy ong là sự vô cùng tận của không gian và thời gian. Ong miệt mài bay đến trọn đời, con nọ nối tiếp con kia nên cuộc hành trình kéo dài không bao giờ kết thúc. H: Bầy ong bay đến tìm mật ở những nơi nào? H: Những nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? + Bập bùng: gợi tả màu hoa chuối đỏ như những ngọn lửa cháy sáng H: Em hiểu câu thơ:" Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào." như thế nào? H: Qua 2 dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong? H: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ? GV ghi nội dung bài c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ - Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp bài và tìm cách đọc hay - Tổ chức HS luyện đọc diễn cảmkhổ thơ cuối ( GV treo bảng phụ) - HS thi đọc - GV nhận xét ghi điểm - Tổ chức HS đọc thuộc lòng - HS thi đọc thuộc lòng - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về học thuộc lòng bài - 3 HS lần lượt đọc nối tiếp đoạn và trả lời câu hỏi + Ong là con vật chăm chỉ, chuyên cần, làm nhiều việc có ích, hút nhuỵ hoa làm nên mật ngọtcho người. thụ phấn cho cây đơm hoa kết trái. Loài ong rất đoàn kết làm việc có tổ chức. - 1 HS đọc - Bài chia 4 khổ thơ - 4 HS đọc nối tiếp lần 1 - HS tìm và nêu - HS đọc từ khó - 4 HS đọc nối tiếp lần 2 - HS nêu chú giải - HS đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài + Đẫm nắng trời, nẻo đường xa, bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa, thời gian vô tận + Bầy ong bay đến tìm mật ở rừng sâu biển xa, quần đảo + Những nơi ong bay đến đều có vẻ đẹp đặc biệt của các loài hoa: - Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. - Nơi biển xa: Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa - Nơi quần đảo: loìa hoa nở như là không tên + Câu thơ muốn nói đến bầy ong rất chăm chỉ, giỏi giang, đến nơi nào cũng tìm ra được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc đời. + Muốn ca ngợi công việc của bầy ong. Bầy ong mang lại những mật ngọt cho con người cảm nhận được những mùa hao đã tàn phai. + Bài thơ ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời: nối các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai - HS nhắc lại nội dung bài - 4 HS đọc và nêu cách đọc hay - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4 - HS thi - HS đọc thuộc lòng trong nhóm - 3 HS thi
Tài liệu đính kèm: