Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần 22, 23

Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần 22, 23

I. Mục tiêu, yêu cầu

1- Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển trời Tổ quốc.

II. đồ dùng dạy – học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có).

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2374Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần 22, 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn: ngày dạy: 
Lập làng giữ biển
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển trời Tổ quốc.
II. đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có).
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS
H:Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
H: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
- HS1 đọc đoạn 1+2 và trả lời câu hỏi.
- Người cứu em bé là người bán bánh giò. Anh là một thương binh nặng, anh có hành động dũng cảm xông vào đám cháy cứu người.
- HS2 đọc phần còn lại.
 - HS có thể nói theo suy nghĩ của mình.
Bài mới
1
 Giới thiệu bài 
1’
 Mở đầu cho chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình, các em sẽ được học bài tập đọc Lập làng giữ biển. Bài văn ca gợi những người dân chài dũng cảm, dám rời mảnh đất quê hương đến lập làng ở một hòn đảo ngoài biển, xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển trời Tổ quốc.
HĐ1: GV hoặc HS đọc toàn bài một lượt
- GV đưa tranh minh hoạ lên và hỏi:
H: Tranh vẽ gì?
 GV: Tranh vẽ ông Nhụ, bố Nhụ và Nhụ. Phía xa là mấy ngôi nhà và những con người...
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “...toả ra hơi nước”.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “....thì để cho ai?”
Đoạn 3: Tiếp theo đến “...nhường nào”
Đoạn 4: Còn lại
- Cho HS đọc đoạn.
- Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển, toả ra, võng, Mõm Cá Sấu...
HĐ3: Cho HS luyện đọc theo nhóm
- HS đọc cả bài
- Cho HS đọc chú giải + giải nghia từ
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài
• Lời bố Nhụ nói với ông Nhụ: Lúc đầu đọc với giọng rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau: hào hứng, sôi nổi...
• Lời ông Nhụ nói với bố Nhụ: kiên quyết, gay gắt.
• Lời Nhụ: nhẹ nhàng.
• Đoạn kết ( suy nghĩ của Nhụ: đọc chậm, giọng mơ màng)
- 2HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- HS phát biểu
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
- HS đọc đoạn nối tiếp trước lớp
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV
- HS đọc theo cặp, mỗi em đọc 1 đoạn, nối tiếp hết bài và đổi lại thứ tự đọc.
- 1 - 2 HS đọc cả bài
- 2HS giải nghĩa từ
• Đoạn 1
- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Bài văn có những nhân vật nào?
H: Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
H: Bố Nhụ nói: “Con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người như thế nào?
Đoạn 2
Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
Đoạn 3+4
H: Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
H: Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
- Cho HS đọc lại đoạn nói suy nghĩ của Nhụ
H: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn. Đây là ba thế hệ trong một gia đình.
- Bàn việc họp làng để đưa dân ra đảo, cả nhà Nhụ ra đảo.
- Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xang, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước lâu nay của những người dân chài...
- HS đọc
- Làng mới đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang...
- Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người xúc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
- 1HS đọc
- Nhụ đi, cả làng sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc phân vai
- GV ghi lên bảng đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn cho HS đọc
- Cho HS thi đọc đoạn
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
- 4HS phân vai để đọc: người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ.
- HS luyện đọc đoạn
- 2,3 HS thi đọc
- Lớp nhận xét
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Ca gợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển trời Tổ quốc.
Ngày soạn: ngày dạy: 
Cao bằng
i. mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và những người dân Cao Bằng.
2- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng- mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
3 - Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS
H: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét, cho điểm
- HS1: đọc đoạn 1 + đoạn 2 bài Lập làng giữ biển.
- Bàn việc họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
- HS2: đọc phần còn lại của bài văn.
- Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới.
Bài mới
1 
Giới thiệu bài
1’
 Trong tiết học hôm nay, cô và các em sẽ cùng với nhà thơ Trúc Thông lên thăm vùng đất Cao Bằng. Mảnh đất Cao Bằng có gì đẹp? Con người Cao Bằng như thế nào? Tìm hiểu bài thơ Cao Bằng, các em sẽ biết được điều đó
- HS lắng nghe
2
Luyện đọc
HĐ1: Cho 2 HS đọc
GV: Treo tranh minh hoạ lên bảng lớp cho HS quan sát (GV nói về nội dung tranh).
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc các từ ngữ: lặng thầm, suối khuất, rì rào....
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài.
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài thơ một lượt
 Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện lòng yêu mến núi non, đất đai vì con người Cao Bằng; nhấn giọng những từ ngữ nói về địa thế đặc biệt, về lòng mến khách, sự đôn hậu, mộc mạc của người Cao Bằng. Cụ thể nhấn giọng các từ ngữ: lại vượt, bằng xuống, rõ thật cao, mận ngọt, rất thương, rất thảo, như hạt gạo, như suối trong...
- 2 HS khá giỏi đọc toàn bộ bài thơ.
- HS quan sát tranh + nghe lời giảng giải của GV.
- Mỗi em đọc 1 khổ thơ (đọc 2 lần cả bài).
- Từng cặp HS luyện đọc (mỗi em đọc một khổ, nối tiếp nhau hết bài)
- 2 HS đọc cả bài.
- 1HS đọc to chú giải.
- 2HS giải nghĩa từ
- HS lắng nghe.
3
Tìm hiểu bài
· Khổ 1
 - Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm khổ 1.
H: Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
· Khổ 2 + Khổ 3
H: Từ ngữ, hình ảnh nào nói lên lòng yêu mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
· Khổ 4+ 5
H: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
GV chốt lại:
· Khổ thơ 4 thể hiện tình yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng như núi, không đo hết được.
· Khổ 5: Tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.
 Tình yêu đất nước của người Cao Bằng giản dị mà thầm lặng, sâu sắc.
· Khổ 6
H: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm khổ 1.
- Những từ ngữ + chi tiết là: Phải qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đềo Cao Bắc mới tới Cao Bằng. Qua đó tác giả muốn nói lên Cao Bằng rất xa xôi và địa hình hiểm trở.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Khách đến được mời thứ hoa đặc biệt của Cao Bằng: mận ngọt.
- Sự đôn hậu của người Cao Bằng được thể hiện “chị rất thương”, “em rất thảo”, “Ông lành như hạt gạo”, “Bà hiền như suối trong”.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- “Còn núi non Cao Bằng..........
Như suối khuất rì rào”.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS có thể trả lời:
· Cảnh Cao Bằng đẹp.
· Người Cao Bằng đôn hậu, hiếu khách.
· Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.
4
Đọc diễn cảm + học thuộc lòng
HĐ1: Cho HS đọc diễn cảm
- Cho HS đọc diễn cảm nối tiếp.
- GV ghi lên bảng 3 khổ thơ đầu và hướng dẫn cho HS luyện đọc.
HĐ2: Cho HS đọc thuộc lòng
- Cho HS thi đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp ( mỗi HS đọc 2 khổ)
- HS luyện đọc
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.
- HS có thể thi đọc vài khổ thơ, đọc cả bài.
5
Củng cố, dặn dò
H: Bài thơ nói về điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
Tuần 23
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Phân xử tài tình
i. mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2HS
H: Địa thế đặc biệt của Cao Bằng được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
H: Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì?
- GV nhận xét , cho điểm
- 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi.
HS1: Cao Bằng rất xa xôi. Muốn đến phải qua “ Đèo Gió,” “ Đèo Giàng”, đèo “ Cao Bắc”.
HS2
- Tác giả ca ngợi vẻ đẹp, con người Cao Bằng. Cao Bằng có vị trí rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
Bài mới
1
Giới thiệu bài mới
 Phải là một người thông minh, có tài mới có thể làm sáng tỏ được các vụ án. Bằng cách xử lí rất bất ngờ và chính xác, ông quan xử án trong bài tập đọc Phân xử tài tình sẽ đem đến cho các em sự hồi hộp và lí thú qua cách xử án của ông.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho 2 HS đọc bài
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 3 đoạn
 • Đoạn 1: Từ đầu đến “...Bà này lấy trộm”.
 • Đoạn 2: Tiếp theo đến “...cúi đầu nhận tội”
 • Đoạn 3: Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn + đọc từ ngữ khó: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi...
HĐ3: Cho HS đọc theo nhóm
- Cho HS đọc cả bài trước lớp.
HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài một lượt
 • Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án...
 • Giọng người dẫn chuyện: đọc rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục, trân trọng.
 • Lời 2 người đàn bà: mếu máo, đau khổ
 • Lời quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc, uy nghiêm.
- 2 HS khá, giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- 3HS mỗi HS đọc một đoạn (2 lần)
- Từng nhóm 3 HS đọc (mỗi HS đọc 1 đoạn).
- 1 vài HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ trong SGK.
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
• Đoạn 1
- Cho HS đọc
H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
• Đoạn 2
- Cho HS đọc.
H: Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp?
H: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người ăn cắp?
• Đoạn 3
H: Kể lại cách quan tìm kể lấy trộm tiền nhà chùa.
H: Vì sao quan án dùng cách trên?
- GV chốt lại: ý đúng: Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên dễ lộ mặt.
H: Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm.
- Nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy cắo vải của mình và nhờ quan phân xử.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Quan đã dùng nhiều biện pháp:
 • Cho đòi người làm chứng (không có).
 • Cho lính về nhà hai người xem xét, cũng không tìm được chứng cứ.
 • Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan cho lính trả tấm vải cho người này và lính trói người kia lại.
- Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán vải để kiếm được ít tiền nên bỗng dưng bị mất một nửa nên bật khóc vì đau xót.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Quan đã thực hiện như sau:
• Giao cho tất cả những người trong chùa mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước.
• Đánh đòn tâm lí: ai ăn trộm, thóc trong tay người đó sẽ nảy mầm...
• Đứng quan sát mọi người....
- HS chọn cách trả lời.
- Nhờ quan thông minh, quyết đoán, nắm vững được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
- Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc phân vai.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét + khen nhóm đọc tốt
- 4HS đọc diễn cảm theo cách phân vai: người dẫn chuyện, 2 người đàn bà bán vải, quan án.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- 2-3 nhóm 4 thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm đọc những truyện về xử án.
- Dặn HS về kể câu chuyện cho người thân nghe
- HS lắng nghe.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Chú đi tuần
i. mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọn nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu HS miền Nam.
2- Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hiểu nôi dung, ý nghĩa của bài thơ: Các chiến sĩ yêu thương các cháu HS miền Nam; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS đọc bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi.
H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Kết quả ra sao?
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
• HS1: đọc từ đầu đến cúi đầu nhận tội + trả lời câu hỏi
- 2 người nhờ quan phân xử về việc mình bì mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình.
- Cuối cùng người bị mất vải đã lấy lại được nhờ quan phân xử thông minh, tài tình.
HS2: Đọc phần còn lại
- Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
Bài mới
1 
Giới thiệu bài
1.
 Khi đất nước chưa thống nhất, một số HS miền Nam được gửi ra học tập ở miền Bắc. Các bạn học ở trường nội trú. Các chú công an luôn đi tuần trong đêm để các cháu HS miền Nam thật ngon giấc ngủ. Để thấy được tình cảm của các chú công an đối với HS miền Nam, chúng ta đi vào đọc, hiểu bài thơ Chú đi tuần của tác giả Trần Ngọc.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho HS đọc toàn bài một lượt
 GV: Tác giả của bài thơ là ông Trần Ngọc. Ông là một nhà báo quân đội. Ông viết bài thơ này năm 1956. Lúc bấy giờ, ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng, nơi có rất nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta còn bị chia cắt....
HĐ2: Cho HS đọc nối tiếp 
- Luyện từ đọc khó: hun hút, giấc ngủ, lưu luyến...
HĐ3: Cho HS đọc theo nhóm
- Cho HS đọc cả bài.
HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài một lượt
 Cần đọc với giọng nhẹ, trầm lắng, trìu mến, thiết tha. 3 khổ thơ cuối cần đọc nhanh hơn thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm vì hành phúc của trẻ thơ.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc khổ nối tiếp mỗi HS đọc một khổ (2 lần).
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
- Từng cặp HS đọc.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS giải nghĩa từ.
10’-11’
• Khổ 1
H: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
• Khổ 2 + 3
H: Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của HS, tác giả muốn nói lên điều gì?
• Khổ cuối
H: Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu HS thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
GV chốt lại: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS. Các chú luôn quan tâm, lo lắng cho các cháu. Các chú sẵn sàng chịu đựng những khó khăn gian khổ để các cháu có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
Đi tuần trong đêm khuya gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Tác giả ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quê mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Tình cảm của người chiến sĩ:
• Từ ngữ: dùng những từ ngữ xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi...hỏi thăm các cháu có ngủ ngon không, dặn các cháu cứ yên tâm ngủ, chú tự nhủ đi tuần để giữ cho cháu có giấc ngủ say.
3
Đọc diễn cảm + học thuộc lòng
5’-6’
- Cho HS tiếp nối đọc bài thơ.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn 2 khổ thơ đầu lên và hướng dẫn cho HS luyện đọc.
- Cho HS đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét + khen những HS đọc thuộc, đọc hay.
- 4HS đọc tiếp nối. Mỗi HS đọc một khổ.
- HS luyện đọc 2 khổ thơ.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Một số HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • doct22-23.doc