Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần 23, 24

Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần 23, 24

i. mục tiêu, yêu cầu

1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

II. Đồ dùng dạy – học

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2981Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Phân xử tài tình
i. mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2HS
H: Địa thế đặc biệt của Cao Bằng được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
H: Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì?
- GV nhận xét , cho điểm
- 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi.
HS1: Cao Bằng rất xa xôi. Muốn đến phải qua “ Đèo Gió,” “ Đèo Giàng”, đèo “ Cao Bắc”.
HS2
- Tác giả ca ngợi vẻ đẹp, con người Cao Bằng. Cao Bằng có vị trí rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
Bài mới
1
Giới thiệu bài mới
 Phải là một người thông minh, có tài mới có thể làm sáng tỏ được các vụ án. Bằng cách xử lí rất bất ngờ và chính xác, ông quan xử án trong bài tập đọc Phân xử tài tình sẽ đem đến cho các em sự hồi hộp và lí thú qua cách xử án của ông.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho 2 HS đọc bài
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 3 đoạn
 • Đoạn 1: Từ đầu đến “...Bà này lấy trộm”.
 • Đoạn 2: Tiếp theo đến “...cúi đầu nhận tội”
 • Đoạn 3: Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn + đọc từ ngữ khó: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi...
HĐ3: Cho HS đọc theo nhóm
- Cho HS đọc cả bài trước lớp.
HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài một lượt
 • Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án...
 • Giọng người dẫn chuyện: đọc rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục, trân trọng.
 • Lời 2 người đàn bà: mếu máo, đau khổ
 • Lời quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc, uy nghiêm.
- 2 HS khá, giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- 3HS mỗi HS đọc một đoạn (2 lần)
- Từng nhóm 3 HS đọc (mỗi HS đọc 1 đoạn).
- 1 vài HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ trong SGK.
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
• Đoạn 1
- Cho HS đọc
H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
• Đoạn 2
- Cho HS đọc.
H: Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp?
H: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người ăn cắp?
• Đoạn 3
H: Kể lại cách quan tìm kể lấy trộm tiền nhà chùa.
H: Vì sao quan án dùng cách trên?
- GV chốt lại: ý đúng: Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên dễ lộ mặt.
H: Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm.
- Nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy cắo vải của mình và nhờ quan phân xử.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Quan đã dùng nhiều biện pháp:
 • Cho đòi người làm chứng (không có).
 • Cho lính về nhà hai người xem xét, cũng không tìm được chứng cứ.
 • Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan cho lính trả tấm vải cho người này và lính trói người kia lại.
- Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán vải để kiếm được ít tiền nên bỗng dưng bị mất một nửa nên bật khóc vì đau xót.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Quan đã thực hiện như sau:
• Giao cho tất cả những người trong chùa mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước.
• Đánh đòn tâm lí: ai ăn trộm, thóc trong tay người đó sẽ nảy mầm...
• Đứng quan sát mọi người....
- HS chọn cách trả lời.
- Nhờ quan thông minh, quyết đoán, nắm vững được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
- Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc phân vai.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét + khen nhóm đọc tốt
- 4HS đọc diễn cảm theo cách phân vai: người dẫn chuyện, 2 người đàn bà bán vải, quan án.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- 2-3 nhóm 4 thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm đọc những truyện về xử án.
- Dặn HS về kể câu chuyện cho người thân nghe
- HS lắng nghe.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Chú đi tuần
i. mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọn nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu HS miền Nam.
2- Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hiểu nôi dung, ý nghĩa của bài thơ: Các chiến sĩ yêu thương các cháu HS miền Nam; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS đọc bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi.
H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Kết quả ra sao?
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
• HS1: đọc từ đầu đến cúi đầu nhận tội + trả lời câu hỏi
- 2 người nhờ quan phân xử về việc mình bì mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình.
- Cuối cùng người bị mất vải đã lấy lại được nhờ quan phân xử thông minh, tài tình.
HS2: Đọc phần còn lại
- Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
Bài mới
1 
Giới thiệu bài
1.
 Khi đất nước chưa thống nhất, một số HS miền Nam được gửi ra học tập ở miền Bắc. Các bạn học ở trường nội trú. Các chú công an luôn đi tuần trong đêm để các cháu HS miền Nam thật ngon giấc ngủ. Để thấy được tình cảm của các chú công an đối với HS miền Nam, chúng ta đi vào đọc, hiểu bài thơ Chú đi tuần của tác giả Trần Ngọc.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho HS đọc toàn bài một lượt
 GV: Tác giả của bài thơ là ông Trần Ngọc. Ông là một nhà báo quân đội. Ông viết bài thơ này năm 1956. Lúc bấy giờ, ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng, nơi có rất nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta còn bị chia cắt....
HĐ2: Cho HS đọc nối tiếp 
- Luyện từ đọc khó: hun hút, giấc ngủ, lưu luyến...
HĐ3: Cho HS đọc theo nhóm
- Cho HS đọc cả bài.
HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài một lượt
 Cần đọc với giọng nhẹ, trầm lắng, trìu mến, thiết tha. 3 khổ thơ cuối cần đọc nhanh hơn thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm vì hành phúc của trẻ thơ.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc khổ nối tiếp mỗi HS đọc một khổ (2 lần).
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
- Từng cặp HS đọc.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS giải nghĩa từ.
10’-11’
• Khổ 1
H: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
• Khổ 2 + 3
H: Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của HS, tác giả muốn nói lên điều gì?
• Khổ cuối
H: Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu HS thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
GV chốt lại: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS. Các chú luôn quan tâm, lo lắng cho các cháu. Các chú sẵn sàng chịu đựng những khó khăn gian khổ để các cháu có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
Đi tuần trong đêm khuya gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Tác giả ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quê mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Tình cảm của người chiến sĩ:
• Từ ngữ: dùng những từ ngữ xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi...hỏi thăm các cháu có ngủ ngon không, dặn các cháu cứ yên tâm ngủ, chú tự nhủ đi tuần để giữ cho cháu có giấc ngủ say.
3
Đọc diễn cảm + học thuộc lòng
5’-6’
- Cho HS tiếp nối đọc bài thơ.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn 2 khổ thơ đầu lên và hướng dẫn cho HS luyện đọc.
- Cho HS đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét + khen những HS đọc thuộc, đọc hay.
- 4HS đọc tiếp nối. Mỗi HS đọc một khổ.
- HS luyện đọc 2 khổ thơ.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Một số HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Tuần 24
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Luật tục xưa của người Ê-đê
I Mục tiêu, yêu cầu
1- Đcọ lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bào vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, học sinh hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
II. Đồ dụng dạy – học
 	- Trang minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bút dạ + giấy khổ to
	- Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS. 
H: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
H: Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS lần lượt đọc bài Chú đi tuần và trả lời câu hỏi.
• HS1:
- Trong đêm khuya gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
• HS2:
- Bài thơ ca ngợi những người chiến sĩ tận tuy, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam luôn có những quy định yêu cầu mọi người phải tuân theo. Những quy định ấy sẽ giúp cộng đồng giữ gìn cuộc sống thanh bình, yên ổn. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
HĐ1: GV đọc bài văn một lượt
 Cần đọc giọng rõ ràng, dứt khoát giữa các câu, đoạn, thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia 3 đoạn
 • Đoạn 1: Về cách xử phạt
 • Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng
 • Đoạn 3: Về các tội
- Cho HS đọc đoạn.
- Luyện đọc các từ ngữ: luật tục, khoanh, xảy ra...
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc cả bài
- Cho HS đọc cả bài
- HS lắng nghe.
- HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK.
- HS lần lượt đọc đoạn (đoạn 3 dài có thể cho 2 HS đọc).
- Từng cặp đọc nối tiếp
- 1-2 HS đọc cả bài.
- 1HS đọc chú giải.
- 3 HS giải nghĩa từ.
• Đoạn 1 + 2
H: Người xưa đặt ra luật tục làm gì?
• Đoạn 3
H: Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
GV chốt lại: Các loại tội trạng được người Ê-đê nêu rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng, theo từng khoản mục.
H: Tìm nhữn chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
GV: Người Ê-đê đã dùng những luật tục ấy để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
H: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
- GV nhận xét và đưa bảng phụ ghi 5 luật của nước ta.
Bảng phụ
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 3, lớp đọc thầm theo.
Những việc được xem là có tội:
 • Tội không hỏi cha mẹ
 • Tội ăn cắp
 • Tội giúp kẻ có tội
 • Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình
 • Chuyện nhỏ thì xử nhẹ
 • Chuyện lớn là xử nặng
 • Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử như vậy.
- HS lần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
• Luật Giáo dục
• Luật Phổ cập tiểu học
• Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
• Luật bảo vệ môi trường
• Luật Giao thông đường bộ
 Ghi chú: GV cũng có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. GV phát bảng nhóm. Mỗi nhóm trả lời 4 câu hỏi. Đại diện nhóm lên dán trên bảng lớp. Lớp nhận xét + GV nhận xét.
4
Luyện đọc lại
5’-6’
- Cho HS đọc lại bài.
- GV đưa bảng phụ chép đoạn (từ tội không hỏi mẹ cha đến cũng là có tội) và hướng dẫn HS cho luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài.
- HS luyện đọc đoạn.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài Tập đọc cho tiết Tập đọc sau
- HS lắng nghe.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Hộp thư mật
i. mục tiêu, yêu cầu
 1. Đọc trôi chảy toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện: khi hồi hộp, khi vui sướng, nhẹ nhàng, toàn bài toát nên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật.
 2. Hiểu ý nghĩa, nội dung của bài văn: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ báo đọc trong SGK, ảnh thiếu tướng Vũ Ngọ Nhạ (nếu có)
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2HS: Cho HS đọc bài Luật tục xưa của người Ê-đê và trả lời câu hỏi.
H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
H: Kể những việc mà người Ê-đê cho là có tội.
H: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết..
+ HS1: đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng.
+ HS2 đọc đoạn 2 + trả lời câu hỏi
Tội không hỏi cha mẹ
Tội ăn cắp
Tội giúp kẻ có tội
Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
+ HS3 đọc đoạn 3 + trả lời câu hỏi
Luật Giáo dục
Luật phổ cập tiểu học
Luật Bảo vệ môi trường
Luật Giao thông đường bộ
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
 Có những người trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cũng có những người tham gia cách mạng thầm lặng. Sự đóng góp của họ cho đất nước là rất lớn. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết một phần công việc thầm lặng mà vĩ đại của họ qua bài tập đọc Hộp thư mật.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho HS đọc cả bài một lượt
- GV treo tranh minh hoạ cho HS quan sát và GV nói về nội dung bức tranh.
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đấu đến “.... đáp lại”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “....ba bước chân”
Đoạn 3: Tiếp theo đến “....chỗ cũ”
Đoạn 4: Phần còn lại
- Luyện đọc từ ngữ khó: gửi ngắm, giữa, mảnh giấy nhỏ, chỗ cũ....
HĐ3: Cho HS đọc đoạn trong nhóm
Cho 1, 2 HS đọc cả bài
HD4: GV đọc diễn cảm toàn bài một lần
• Đoan 1: Cần đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, trải dài, thiết tha, trìu mến ở câu 2: Đó là Tổ quốc VN.....đáp lại.
• Đoạn 2+3: Cần đọc nhanh hơn, phù hợp với việc diễn tả các tình tiết bất ngờ, thú vị của câu chuyện....
• Đoạn 4: Đọc chậm rãi, giọng vui tươi
- 2HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh + nghe lời giảng của cô giáo.
- Từng tốp 4 HS đọc nối tiếp nhau (đọc 2 lần).
- HS luyện đọc từ ngữ theo hướng dẫn GV
- Từng cặp HS luyện đọc.
- 2HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải
- 3 HS giải nghĩa từ.
Đoạn 1+2
H: Chú Hai Long ra Phú Lâm là gì?
H: Hộp thư mật dùng đểlàm gì?
GV: Hộp thư mật dùng để chuyển tin tức bí mật, quan trọng.
H: Người liên lạc nguy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
H: Qua những vật có hình chữ V, liên lực muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
Đoạn 3
H: Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy?
Đoạn 4
H: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Ra tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo
- HS trả lời.
 Người liên lạc đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Đó là một cột cây số bên đường, giữa cánh đồng vắng; đặt hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi dấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
- Muốn gửi tới chú Hai Long tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
- 1HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm theo.
- Chú dừng xe, tháo chiếc bu-gi ra xem nhưng mắt chú quan sát phía sau mặt đất tìm hộp thư mật. Một tay cầm bu-gi, một tay phẩy nhẹ hòn đá, nhẹ nhàng cạy đáy hộp vỏ thuốc đánh răng để lấy báo cáo, thay vào đó thư báo cáo của mình rồi trả vỏ hộp thuốc đánh răng về chỗ cũ...
 - 1HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm theo.
- Có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vì cung cấp các thông tin mật từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch, kịp thời ngăn chặn, đối phó...
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc tiếp nối các đoạn văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện lên và hướng dẫn cách đọc cho HS.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
- 4 HS đọc diễn cảm tiếp nối hết bài.
- HS luyện đọc đoạn.
- Một vài HS thi đọc đoạn.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
H: Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc thêm các câu truyện nói về các chiến sĩ tình báo.
 Bài văn ca ngợi ông Hai Long và những người chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí, giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Tài liệu đính kèm:

  • doct23,24.doc