II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn
-HS1: Đọc đoạn 1+2:
+Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?
+Em hãy nêu lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
- HS đọc đoạn 3+4:
+Tại sao nói việc giật giải trong các kì thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”
- HS đọc cả bài: Nêu ý nghĩa của bài văn?
- Gv nhận xét, ghi điểm
- Gv nhận xét bài cũ.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 27 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: TRANH LÀNG HỒ I.MỤC TIÊU: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thêm một vài bức tranh làng Hồ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn -HS1: Đọc đoạn 1+2: +Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu? +Em hãy nêu lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? - HS đọc đoạn 3+4: +Tại sao nói việc giật giải trong các kì thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng” - HS đọc cả bài: Nêu ý nghĩa của bài văn? - Gv nhận xét, ghi điểm - Gv nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán mà còn thể hiện ở những vật phẩm văn hoá. Bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về một loại vật phẩm văn hoá dặt sắc đó là tranh dân gian ở một làng thuộc tỉnh Bắc Ninh. Qua bài tranh làng Hồ của tác giả Nguyến Tuân (Tranh làng Hồ hay người ta còn gọi là Tranh Đông Hồ ) àGiấy dó: làm từ bột của vỏ cây dó ->(Gv chiếu một loạt tranh giới thiệu: Đây là một số tranh Đông Hồ) Hoạt động 1: - Các em mở SGK/88 - Gọi 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. (?) Bài tập đọc này được chia làm mấy đoạn? * Các em sẽ tiếp nối nhau đọc 3đoạn này nhé! Cô mời bàn bạn đọc nào! (Gv uốn nắn cách đọc) - Qua 3 bạn vừa đọc, cô thấy các em đọc chưa đúng một số từ như: thuần phác, khoáy âm dương (GV ghi bảng) (?)Thuần phác có nghĩa là gì? ->Khi đọc các em lưu ý cách phát âm “thuần phác” – gọi HS đọc lại (?)Khoáy âm dương là gì? (Gv chiếu hình khoáy âm dương) ->Lưu ý cách phát âm: đọc là khoáy âm dương - Bên cạnh đó, các em cần lưu ý ngắt hơi một số câu dài. VD như: Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ / giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thắm thía một nỗi biết ơn / đối với những nghề sĩ tạo hình của nhân dân. - Gv đọc mẫu * Chúng ta sẽ theo dõi các bạn đọc lại nhé! HS đọc nối tiếp lần 2. + Đoạn 1:Giải nghĩa: Tranh tố nữ (Gv chiếu tranh tố nữ) .nghệ sĩ tạo hình. + Đoạn 2: Giải nghĩa: Tranh lợn ráy (Gv chiếu tranh lợn ráy có khoáy âm dương trên hình nó ) +Đoạn 3: Giải nghĩa: lĩnh, màu trắng điệp - Bây giờ, hai bạn sẽ đọc cho nhau nghe và sửa sai cho nhau nhé (đọc nhóm đôi) - Cô mời đọc lại cả bài, cả lớp chú ý theo dõi. * Các em theo dõi cô đọc bài: Gv đọc. * Tranh làng Hồ là loại tranh dân gian rất nổi tiếng, những nghệ nhân đã vẽ tranh dựa vào những hình ảnh rất bình thường trong cuộc sống. - Các em hãy đọc thầm đoạn 1+2. (?) Kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam? àCác em quan sát lên màn hình. Đây là các bức tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ (?)Ngoài ra còn những tranh nào nữa? (Gv chiếu tiếp các tranh khác – Gv giới thiệu tranh ->Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, hóm hỉnh, vui tươi, đậm đà đến như thế. àNét riêng biệt của tranh làng Hồ với các loại tranh khác là không chỉ ở hình thù của tranh mà là chất liệu và kỹ thuật làm tranh. Để các em hiểu rõ hơn, cô mời 1 em đọc đoạn 3. (?)Em hãy cho biết kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt -> Rút từ: thâm thuý (Rất sâu sắc về tư tưởng) * Các em đọc thầm đoạn 2+3: Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? +Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương ->Rất có duyên +Tranh vẽ đabf gà con ->Tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. +Kỹ thuật tranh ->đã đạt tới sự trang trí tinh tế +Màu sắc điệp ->là sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc VN trong hội hoạ. ->Rút từ: trang trí tinh tế (là trang trí đạt tới sự tinh vi và tế nhị) (?)Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian tranh làng Hồ? ->Cả 3 em giải thích đều đúng. àGv: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng: Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. (?) Bài tập đọc ca ngợi về điều gì? (?) Người Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì đối với nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc? -->Đó chính là ý nghĩa của bài tập đọc hôm nay, mời 1 em nhắc lại ý nghĩa: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. ->Liên hệ: Hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích khôi phục lại các làng nghề truyền thống. Ví dụ như nghề dệt lụa ở Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, làm chiếu ở Nga Sơn, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc Trước hết là giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc sau đó là giải quyết việc làm cho người ở đây. * Cô mời 3 em đọc nối tiếp bài 1 lần nữa. -Gv hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho HS sau mỗi đoạn. * Để đọc đúng và hay đòi hỏi người đọc phải biết cách chọn giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng cho phù hợp, cô sẽ hướng dẫn cách đọc đoạn văn sau: - Gv chiếu đoạn 1 - Các em theo dõi cô đọc, phát hiện xem cô đã nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Giọng đọc ra sao? - Gv chiếu tô màu, giọng đọc vui tươi, thể hiện cảm xúc trân trọng. - Em nào có thể đọc lại đoạn văn hay – Gv nhận xét - Bây giờ các em luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. - Em nào xung phong lên thi đọc diễn cảm với các bạn nào? – Gv nhận xét, tuyên dương. Hoạt động : Củng cố, dặn dò - Một số em nhắc lại cho cả lớp nghe ý nghĩa của bài tập đọc hôm nay. - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài sau: Đất nước - Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS quan sát - HS mở SGK -1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. - 3 đoạn - HS đọc nối tiếp - 3 HS đọc - Chất phác, mộc mạc - 3 HS đọc - hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn thành 2 mảng: sáng và tối - 3 HS đọc lại - 2 HS đọc lại - HS lắng nghe, quan sát - HS đọc nhóm đôi - 1 HS đọc - HS lắng nghe - HS đọc thầm - Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ - HS quan sát - HS trả lời - HS lắng nghe - 1 HS đọc đoạn 3 - Rất dặc biệt, vì Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng làm bằng bột vở sò trộn với hồ nếp “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng vẻ đẹp thâm thuý cho khuôn mặt” - HS đọc thầm và trả lời - HS lắng nghe - Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽø những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. - Vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật “càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi - Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc. - Ca ngợi - Phải biết quý trọng và giũ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi, nhận xét cách đọc của bạn - HS quan sát - HS lắng nghe, phát hiện những từ ngữ nhấn giọng. - 1 HS đọc lại - HS đọc nhóm đôi - 4 HS lên thi đọc - 1 HS nhắc lại
Tài liệu đính kèm: