Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 27, Tiết 54: Đất nước

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 27, Tiết 54: Đất nước

I.MỤC TIÊU:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi tự hào về đất nước.

2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

-HS yếu: đọc đúng một số từ khó:xao xác, ngoảnh lại, thiết tha, bát ngáti, . Đọc được 1 khổ thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài học SGK.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Bài: Tranh làng Hồ.

-HSY: Đọc đoạn 1 và TLCH: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.

- HS2: đọc đoạn 2+3 và TLCH: Kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

- HS3: Đọc toàn bài: Nêu ý nghĩa của bài.

- Gv nhận xét, ghi điểm

- Gv nhận xét bài cũ.

 

doc 4 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 27, Tiết 54: Đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	Tuần 27 - Tiết 54
	 Môn: tập đọc
	Bài: ĐẤT NƯỚC
	( Nguyễn Đình Thi)
I.MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi tự hào về đất nước.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
-HS yếu: đọc đúng một số từ khó:xao xác, ngoảnh lại, thiết tha, bát ngáti,. Đọc được 1 khổ thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài học SGK.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Bài: Tranh làng Hồ.
-HSY: Đọc đoạn 1 và TLCH: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
- HS2: đọc đoạn 2+3 và TLCH: Kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- HS3: Đọc toàn bài: Nêu ý nghĩa của bài.
- Gv nhận xét, ghi điểm
- Gv nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài: (GV chiếu tranh SGK)
(?) Nhìn vào tranh các em cho cô biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tất cả những cảnh đẹp này được nhà thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện trong bài tập đọc mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu- Bài Đất nước.
 (GV chiếu đề bài)
- Bài thơ được ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là cảm xúc của tác giả giữa mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc. Đây là đoạn trích của bài thơ.
b.HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: Rèn HS kĩ năng đọc đúng.
*Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS khá-giỏi đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm tìm xem bài thơ được chia làm mấy khổ?
(?) Bài thơ được chia làm mấy khổ thơ?
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ (lần 1) (Gv uốn nắn , sửa sai cho HS )
- Qua lượt đọc thứ nhất, cô thấy các em đọc chưa chính xác một số từ ngữ: xao xác, ngoảnh lại, thiết tha, thơm mát, bát ngát.
- Gv đọc mẫu từng từ
Và các em lưu ý cách ngắt nhịp trong các dòng thơ:
 (GV chiếu màn hình)
 Sáng mát trong / như sáng năm xưa
 Gió thổi mùa thu / hương cốm mới
 Tôi nhớ những ngày thu / đã xa
Hoặc là: Người ra đi / đầu không ngoảnh lại
 Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy.
- GV đọc mẫu đúng cách ngắt nhịp
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ngữ: hơi may, chưa bao giờ khuất.
- Bây giờ, hai bạn sẽ đọc cho nhau nghe và sửa sai cho nhau nhé (đọc nhóm đôi)
- Gọi HS đọc lại cả bài, cả lớp chú ý theo dõi.
* Đất nước là một bài thơ rất hay. Vì thế, chúng ta cần chọn giọng đọc phù hợp với cảm xúc, thể hiện ở từng khổ thơ: Giọng tha thiết, bâng khuâng ở khổ 1-2, khổ 3-4 giọng vui, khoẻ, tràn đầy tự hào; khổ 5 giọng chậm rãi, trầm,tình cảm, thể hiện sự thành kính. Các em theo dõi cô đọc qua một lần.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Rèn HS kĩ năng đọc hiểu bài.
*Cách tiến hành:
* Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài thơ.
*Để biết xem mùa thu Hà Nội trong thời ký kháng chiến chống thực dân Pháp có gì đặc biệt với các mùa thu khác. Cô mời 1 em đọc 2 khổ thơ đầu tiên, cả lớp đọc thầmvà tìm hiểu câu hỏi số 1.
- Những ngày thu đã xa (tức là thu đã qua rồi) được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp nhưng mà buồn.
(?)Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của những ngày thu đã xa Hà Nội?
* Giảng: hương cốm mới: mùi hương của cốm, một loại đặc sản ở Hà Nội được làm từ nếp xanh, còn ngậm sữa (cốm vòng)
(?)Những từ nào cho thấy “Những ngày thu đã xa” ở Hà Nội rất buồn?
* Giảng:xao xác hơi may: gợi tả tiếng gió heo may thổi nối tiếp nhau làm xao động không gian vắng lặng buồn tẻ .
- Đây là những câu thơ viết về mùa thu Hà Nội năm xưa. Ở nơi đó, có những người con đã từ biệt Hà Nội, bỏ lại sau lưng mình thềm nắng, lá rơi, là những người thân yêu, ruột thị để lên chiến khu đi kháng chiến.
- Khi kháng chiến thành công, mùa thu thì vẫn thế nhưng cảm nhận về mùa thu của tác giả như thế nào? Cô mời 1 em đọc khổ thơ thứ 3. cả lớp đọc thầmvà tìm hiểu câu hỏi số 2.
(?) Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ 3 có đẹp không?
(?) Những từ ngữ nào miêu tả vẻ đẹp đó?
 (?)Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu mới?
àQua đó ta thấy được niềm vui phơi phới, sự rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Trước niềm vui ấy, tác giả đã tự hào về điều gì? Cô mời 1 em đọc 2 khổ thơ cuối. cả lớp đọc thầmvà tìm hiểu câu hỏi số 3.
(?) Lòng tự hào về đất nước tự do thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
-> Rút từ: thâm thuý (Rất sâu sắc về tư tưởng)
(?) Các từ đây, của chúng ta được lặp lại mấy lần?
(?) Sự lặp lại đó có tác dụng gì?
(?) Những từ ngữ, hình ảnh nào nói lên lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc ta?
->Đó là tiếng nói của ông cha ta từ hàng nghìn năm lịch sử vọng về để nhắn như cháu con .. ->rút từ: vọng nói về
(?)Toàn bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc?
-->Đó chính là ý nghĩa của bài thơ (GV chiếu ý nghĩa)
*Liên hệ giáo dục:
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc bài thơ.
*Mục tiêu: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
*Cách tiến hành:
-Cô mời các em đọc nối tiếp bài thơ một lần nữa. Cả lớp theo dõi, nhận xét cách đọc của bạn.
- HS đọc nối tiếp lần 3 ->HS khác nhận xét về cách đọc, ngắt nhịp.
- Cô sẽ hướng dẫn lớp mình đọc diễn cảm 2 khổ thơ 3-4.
(Gv chiếu 2 khổ thơ) 
- Các em chú ý lắng nghe cô đọc để phát hiện ra giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt nhịp thơ như thế nào?
- GV đọc mẫu: Mùa thu nay khác rồi  phù sa.
(?)Hai khổ thơ này cô đọc với giọng như thế nào?
 +Cô nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
+Nêu cách ngắt nhịp 2 khổ thơ
 (Gv chiếu màn hình)
- Gọi 3 em đọc diễn cảm 2 khổ thơ
->Gv nhận xét, tuyên dương.
(?) Em nào xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ đầu?
(?) Em nào xung phong đọc khổ thơ 2,3,4,5 ?
-Gọi HSY đọc
->Gv nhận xét, ghi điểm.
- Em nào xung phong đọc thuộc lòng cả bài.
->Gv nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 HS nhắc lại cho cả lớp nghe ý nghĩa bài thơ
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa học kì 2
- Nhận xét tiết học
-Dãy phố, mái đình, dòng sông, con thuyền, người nông dân cày ruộng, cấy lúa,những nhà máy, những con tàu đang ra khơi, 
- HS nhắc lại tên bài
- HS lắng nghe
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- 5 khổ
- HS đọc nối tiếp
- 3 HS đọc
- HS theo dõi
- 2 HS đọc lại
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS đọc nhóm đôi
- 1 HS đọc
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm.
- Sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới
- HS trả lời
-Sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, người ra đi đầu không ngoảnh lại, thềm nắng, lá rơi đầy.
- 1 HS đọc khổ thơ 3
- Cảnh đất nước trong mùa thu mới rất đẹp.
- Rừng tre phấp phới, trời thu: thay áo mới, trong biết, nói cười thiết tha.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, làm cho trời cũng thay áo, cũng nói, cười như con người.
- HS lắng nghe
- HS đọc 2 khổ thơ cuối
-Thể hiện qua những từ ngữ: trời xanh đây, của chúng ta, núi rừng đây, của chúng ta, những cánh đồng  nặng phù sa.
-2lần
-Nhấn mạnh niềm tự hào, niềm hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta.HS Y nhắc lại
-Nước những người chưa bao giờ khuất, đêm đêm rì rầm  vọng nói về.
Bài thơ thể hiện niềm vui,niềm tụ hào về đất nươc tự do, tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
- 1 HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ
- HS đọc nốùi tiếp
- HS theo dõi
- Giọng vui, tự hào
- HS trả lời
- 3 HS đọc .
- HS xung phong đọc thuộc lòng
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tuan_27_tiet_54_dat_nuoc.doc