Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần thứ 3

Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần thứ 3

LÒNG DÂN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - HS biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. HS khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

 - Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.(trả lời được các CH 1,2,3)

 - Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm.

- Trò: Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tuần thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tuần 3
 Ngày soạn : 28/8
 Ngày giảng : 30/8
LòNG DâN
I. Mục đích, yêu cầu
	- HS biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. HS khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
	- Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.(trả lời được các CH 1,2,3)
 	- Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. Chuẩn bị
- Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
- Trò: Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
Hoạt động của GV
HoạT ĐộNG Của HS
1'
a. ổn định tổ chức
- Hát 
4'
b. KT Bài cũ: Sắc màu em yêu 
- Trò chơi: Ai may mắn thế? 
- Giáo viên bốc thăm số hiệu 
- Học sinh có số hiệu trả lời câu hỏi
- Cho học sinh nhận xét 
- Giáo viên nhận xét cho điểm
c.bài mới
1-2'
1. Giới thiệu bài :
- Nêu MĐ- YC bài học. 
- Học sinh lắng nghe 
28'
2. Phát triển các hoạt động: 
 a) Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch. 
* Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
- Luyện đọc 
- HS đọc trong nhóm và phân vai. 
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương. 
- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ 
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn? 
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu đến... là con" 
Đoạn 2: Chồng chị à?... tao bắn" 
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- Học sinh đọc nối tiếp 
- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài. 
- Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 học sinh đọc 
b) Tìm hiểu bài
* Hoạt động nhóm, lớp 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? 
- Các nhóm thảo luận. 
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét. 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. 
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. 
+Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
- Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng, hỏi lại: Chồng chị à?, dì vẫn khẳng định: Dạ, chồng tui. 
Ÿ Giáo viên chốt ý. 
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo. 
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1. 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua đ tìm ý đúng).
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng
Ÿ Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
- Học sinh lắng nghe 
c) Đọc diễn cảm 
* Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó: 
+ Cai và lính, hống hách, xấc xược
+ An: giọng đứa trẻ đang khóc
+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: than vãn, nghẹn ngào. 
- Lớp nhận xét 
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc 
- Từng nhóm thi đua 
d) Củng cố 
* Hoạt động nhóm, cá nhân 
- Thi đua:
+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- 6 HSG diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật 
1-2'
d. Tổng kết - dặn dò
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. 
- Chuẩn bị: Lòng dân (tiếp) 
- Nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn : 30/8
 Ngày giảng : 1/9
LòNG DâN
(tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm; biết đọc ngắt giọng , thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. HS khá giỏi biết đọc diễn cảm theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch : Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ .(trả lời được các CH 1,2,3)
	- Học sinh hiểu được tấm lòng của người dân nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. Chuẩn bị 
- GV: Tranh kịch phần 2 và 1 - Bảng phụ hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. 
- 	HS : Bìa cứng có ghi câu nói khó đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
Hoạt động của GV
HoạT ĐộNG Của HS
1'
a. ổn định tổ chức
- Hát 
4'
b. KT Bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc theo kịch bản bài Lòng dân. 
- 6 em đọc phân vai 
- Học sinh tự đặt câu hỏi 
- Học sinh trả lời 
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét. 
1-2'
c.bài mới
1. Giới thiệu bài mới: 
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu phần tiếp của trích đoạn vở kịch Lòng dân. 
- Học sinh lắng nghe 
30'
2. Phát triển các hoạt động: 
10-11'
a) Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch 
* Hoạt động lớp, cá nhân 
- Yêu cầu học sinh nêu tính cách nhân vật, thể hiện giọng đọc.
- Học sinh đọc thầm
- Giọng cai và lính: dịu giọng khi mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách, lúc ngọt ngào xin ăn. 
- Giọng An: thật thà, hồn nhiên
- Lần lượt từng nhóm đọc theo cách phân vai.
- Giọng dì Năm, chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh.
- HD HS luyện đọc từ khó.
- Đọc từ khó.
- Yêu cầu học sinh chia đoạn. 
- Học sinh chia đoạn (3 đoạn) : 
Đoạn 1: Từ đầu đến "...để tôi đi lấy" 
Đoạn 2: Từ "Để chị...chưa thấy"
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- Học sinh đọc nối tiếp 
- 1 HS đọc toàn bài.
8-10'
b) Tìm hiểu bài
* Hoạt động nhóm, lớp 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
- Tổ chức cho học sinh trao đổi nội dung vở kịch theo 3 câu hỏi trong SGK
- Nhóm trưởng nhận câu hỏi 
- Giao việc cho nhóm 
- Các nhóm bàn bạc, thảo luận 
- Thư kí ghi phần trả lời 
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp tranh 
+ An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
+Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
- Khi bọn giặc hỏi An: chú cán bộ có phải tía em không, An trả lời không phải tía làm chúng hí hửng sau đó, chúng tẽn tò khi nghe em giải thích: kêu bằng ba, không kêu bằng tía. 
- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, vờ không tìm thấy, đến khi bọn giặc toan trói chú, dì mới đưa giấy tờ ra. Dì nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng tưởng là nói với giặc nhưng thực ra thông báo khéo cho chú cán bộ để chú biết và nói theo. 
+ Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân ?
Ÿ Giáo viên chốt lại ý. 
- Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng.
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 2. 
- Học sinh lần lượt nêu 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua đ tìm ý đúng). 
Ÿ Giáo viên chốt: Vở kịch nói lên tấm lòng sắc son của người dân với cách mạng. 
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng.
4-5'
c) Đọc diễn cảm 
* Hoạt động cá nhân, lớp 
- Giáo viên đọc màn kịch.
- Học sinh ngắt nhịp, nhấn giọng 
- Học sinh lần lượt đọc theo từng nhân vật và nhận xét. 
d) Củng cố 
- Thi đua phân vai (có kèm động tác, cử chỉ, điệu bộ)
- 6 HS khá,Giỏi diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật . 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
1-2'
d. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc . 
- Chuẩn bị: Những con sếu bằng giấy. 
- Nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc