Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết số 7: Tiếng đàn ba - La - lai - ca

Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết số 7: Tiếng đàn ba - La - lai - ca

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp của thể thơ tự do.

— Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng tốt đẹp về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoà thành.

2. Hiểu nội dung và ý nghĩa bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai- ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.

 3.GD HS thấy được sự gắn bó hoà quyện giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ.

 4. Học thuộc lòng 2 khổ thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn.

 — Tranh ảnh giới thiệu công trình thủy điện Hoà Bình.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết số 7: Tiếng đàn ba - La - lai - ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
14:TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA
I. MỤC TIÊU:
Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp của thể thơ tự do.
— Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng tốt đẹp về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoà thành.
Hiểu nội dung và ý nghĩa bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai- ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
 3.GD HS thấy được sự gắn bó hoà quyện giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ.
	 4. Học thuộc lòng 2 khổ thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn.
	— Tranh ảnh giới thiệu công trình thủy điện Hoà Bình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Những người bạn tốt
— Kiểm tra 2 HS
GV: Em hãy kể lại câu chuyện Những người bạn tốt và trả lời những câu hỏi sau:
H:Vì sao nghệ sĩ A-ri-tôn phải nhảy xuống biển?
H:Qua câu chuyện các em thấy cá heo đáng quý ở điểm nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Công trình thủy điện sông Đà là một công trình rất lớn của nước ta. Các chuyên gia Liên Xô đã giúp ta xây dựng công trình này. Vào một đêm trăng, nơi công trình, tác giả rất xúc động nghe tiếng đàn ba-la-lai-ca hoà trong dòng trăng lấp loáng sông Đà. Học bài thơ, các em thấy được sự kỳ vĩ của công trình và thấy thấy được sự mơ tưởng lãng mạn về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
1. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
HĐ 1: luyện đọc đúng:
+ Cho HS đọc cả bài.
+ Cho HS đọc khổ nối tiếp.
— Cho HS luyện đọc các từ ngữ: ba-la-lai-ca, lấp loáng.
— Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
— GV giải nghĩa thêm các từ sau:
Cao nguyên: là vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc,bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng
Trăng chơi vơi là trăng một mình sáng tỏ giữa trời nước bao la.
__ luyện đọc theo cặp
HĐ 4: GV diễn cảm bài thơ
— GV đọc cả bài 1 lượt: cần đọc cả bài với giọng xúc động.
— Nhấn giọng ở những từ: chơi bơi, ngẫm gnhĩ, ngày mai
 HĐ 2: tìm hiểu bài:
— Cho HS đọc lại bài thơ.
H: Những chi tiết nào trong bài thơ gơi lên một đêm trăng tĩnh mịch trên công trường sông Đà?
GV: Giữa không gian yên tĩnh, tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga giữa không gian bao la càng chứng tỏ cảnh đêm tĩnh mịch.
H: Những chi tiết nào gợi lên hình ảnh đêm trăng tĩnh mịch nhưng rất sinh động?
H: Tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ?
H: Hình ảnh “ Biển sẽ năm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh của con người như thế nào? Từ “ bỡ ngỡ” có gì hay?
H: Nêu nội dung và ý nghĩa bài thơ?
KL: Cảnh đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai- ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
HĐ3: luyện đọc diễn cảm
— GV chép một khổ thơ cần luyện lên bảng và hướng dẫn cách đọc khổ thơ đó.
__ Cho HS đọc
__ Cho HS luyện đọc theo cặp
— GV đọc mẫu.
— Cho HS thi đọc thuộc lòng
— GV nhận xét và khen những HS học thuộc lòng nhanh, đọc hay.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
C. Củng cố – Dặn dò: 
__ Đứng trước cảnh đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà em có suy nghĩ gì?
—Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, đọc trước bài Kỳ diệu rừng xanh.
+HSTB: kể chuyện và trả lời
— Vì bọn thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật của ông và đ2i giết ông.
+HSK: kể chuyện và trả lời câu hỏi
— Các heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của con người.
— HS lắng nghe.
1HSKG đọc
— Lần lượt HS đọc nối tiếp các khổ thơ (2 đến 3 lượt)
— HS luyện đọc từ ngữ
— 1 HS đọc chú giải 
— 2 HS giải nghĩa từ.
__ 1 cặp đọc lại
— HS lắng nghe.
—1 HS* đọc to, lớp đọc thầm
_Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.
Những tháp khoan nô lên trời ngẫm nghĩ.
Những xe ủi, xe ben sát vai nhau nằm nghỉ.
— Có tiếng đàn của cô gái Nga giữa đêm trăng, có người thưởng thức tiếng đàn.
— HS phát biểu tự do 
Các em có thể trả lời: câu thơ: “ chỉ có tiếng đàn ngân nga... sông Đà” thể hiện gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên 
HS suy nghĩ trả lời:
— Nói lên sức mạnh “ dời non lấp biển” của con người.
Con người có thể làm nên những điều bất ngờ, kỳ diệu.
— Biển “bỡ ngỡ”: là biện pháp nhân hoá (Biển như có tâm trạng giống con người. Biển bỡ ngỡ ngạc nhiên vì sự xuất hiện lạ kì của mình giữa vùng đất cao), hình ảnh thơ trở nên sinh động hơn.
__ HSKG nêu
__ HS luyện đọc khổ thơ
— HS lắng nghe.
— HS luyện đọc khổ thơ, bài thơ 
— HS*TB thi đọc thuộc 2 khổ
— HSKG thi đọc thuộc cả bài.
— Lớp nhận xét. 
__ HSKG nêu
Rút kinh nghiệm:
.
=================*****=================

Tài liệu đính kèm:

  • docTĐ 14.doc