I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1).
- Hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3). *GDBVMT: Cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Ảnh minh hoạ vinh Hạ Long trong SGK. Thêm một số tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây Nguyên gắn với các đoạn văn trong bài, nếu có.
HS: Tờ phiếu khổ to ghi lời giải của BT1 ( chí viết ý b,c).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
Ngày soạn: Ngày dạy: . Tuần: 07 MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết: 13 Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1). - Hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3). *GDBVMT: Cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Ảnh minh hoạ vinh Hạ Long trong SGK. Thêm một số tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây Nguyên gắn với các đoạn văn trong bài, nếu có. HS: Tờ phiếu khổ to ghi lời giải của BT1 ( chí viết ý b,c). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Ổn định lớp: Hát 2.Kiểm tra bài cũ: -Thu, chấm dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước của 3 HS. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI CHÚ a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Hướng dẫn làm bài tập: * Hoạt động 1: Bài 1 -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, theo hướng dẫn. -HS hoạt động nhóm đôi. -HS đọc đoạn văn Vịnh Hạ Long, trao đổi, trả lời các câu hỏi phía cuối đoạn văn. -Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn. -1HS đọc, cả lớp nghe. -Gọi HS trả lời câu hỏi: -Mỗi HS trả lời 1 câu, các HS khác bổ sung. +Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên. +Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. +Thân bài: Cái đẹp của Hạ Long ... theo gió ngân lên vang vọng. +Kết bài: Núi non, sóng nước tươi đẹp... mãi mãi giữ gìn. +Phần thân bài gồm có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả những gì? +Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long. +Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long. +Đoạn 3: Tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa. +Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? +Là câu mở đầu, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn. Với cả bài, mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, liên kết các đoạn trong bài với nhau. -GV nói thêm về nét đẹp độc đáo của Vịnh Hạ Long. - GDBVMT: Bài văn này giúp em cảm nhận được điều gì? Em cần phải làm gì để bảo vệ vẻ đẹp đó? * Hoạt động 2: Bài 2 -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng đoạn trước lớp. -Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn. -2 HS trao đổi, thảo luận. -GV gợi ý thêm -Gọi HS trình bày sự lựa chọn của mình và giải thích tại sao lại chọn như vậy. Yêu cầu các HS có ý kiến khác bổ sung. -2 HS lần lượt nêu ý kiến về từng đoạn, các HS khác bổ sung. Cả lớp thống nhất: -Nhận xét câu trả lời đúng. -Gọi HS đọc 2 đoạn văn đã hoàn chỉnh. -2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh. * Hoạt động 3: Bài 3 -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1HS đọc thành tiếng trước lớp. -Yêu cầu HS tự làm bài . -2HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở. -Nhắc HS : Có thể viết câu mở đoạn cho 1 trong 2 đoạn văn trên hoặc cả hai. Mở đoạn chúng ta có thể viết từ 1 đến 2 câu. -Lắng nghe GV hướng dẫn. -GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. -Gọi 2 HS viết vào bảng phụ treo bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. -2HS đọc bài của mình, cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét. -Gọi 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của mình. -3 HS lần lượt đọc bài,lớp theo dõi và nhận xét. + GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu 4. Củng cố: - GV hỏi nội dung chính của bài. 5. Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài. HS nào viết câu mở đoạn chưa đạt yêu cầu về nhà phải viết lại và luyện tập viết một đoạn văn trong bài văn miêu tả cảnh sông nước. *Điều chỉnh, bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: . Tuần: 07 MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết: 14 Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - HS biết chuyển một phần của dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả. - HS viết được đoạn văn theo mục tiêu bài. - Cảm nhận được vẻ đẹp của thắng cảnh. Từ đó thêm yêu quê hương đất nước, có ý thức trách nhiện giữ gìn, bảo vệ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Gv:Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước. HS: Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Ổn định lớp:Hát 2.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI CHÚ a.Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Hướng dẫn làm bài tập: - Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý. - 2 HS đọc tiếp nối cho cả lớp cùng nghe. - Gọi HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long. - 1 HS đọc thành tiếng. *Lưu ý HS: Phần thân bài có nhiều đoạn, mỗi đoạn là một đặc điểm, hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài để viết đoạn văn. - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. GV đi hướng dẫn, gợi ý những HS gặp khó khăn. - 2 HS viết vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở. - Yêu cầu 2 HS treo bảng và đọc bài. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung. - 2 HS lần lượt trình bày bài của mình. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Gọi 5 HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét, bổ sung, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. - 5 HS đọc bài. 4. Củng cố: - GV hỏi nội dung chính của bài. 5. Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thiện đoạn văn và quan sát, ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em để chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh. *Điều chỉnh, bổ sung: . . . . . .
Tài liệu đính kèm: