Giáo án Môn Tiếng Việt 1

Giáo án Môn Tiếng Việt 1

 I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh (HS) làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

 - Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự việc.

 - Phát biểu lời nói tự nhiên theo nội dung: trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy ô li có viết chữ cái e, hoặc bảng có kẻ ô li.

- Sợi dây để minh hoạ nét cho chữ cái e.

- Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, me, xe, ve.

- Tranh minh họa phần luyện nói về các “Lớp học” của loài chim, ve ếch, gấu và của HS.

Sách Tiếng Việt 1, tập 1 ( sách HS và sách GV), vở tập viết 1 tập 1, vở bài tập 1.

 

doc 231 trang Người đăng huong21 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Tiếng Việt 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : TIẾNG VIỆT
Tuần 1: Ngày tháng năm
Tên bài dạy: Âm e
	I. MỤC TIÊU:
	- Học sinh (HS) làm quen và nhận biết được chữ và âm e.
	- Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự việc.
	- Phát biểu lời nói tự nhiên theo nội dung: trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy ô li có viết chữ cái e, hoặc bảng có kẻ ô li.
- Sợi dây để minh hoạ nét cho chữ cái e.
- Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, me, xe, ve.
- Tranh minh họa phần luyện nói về các “Lớp học” của loài chim, ve ếch, gấu và của HS.
Sách Tiếng Việt 1, tập 1 ( sách HS và sách GV), vở tập viết 1 tập 1, vở bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG (HD) DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: tự Giới thiệu HS làm quen với GV và các bạn.
2. Kiểm tra Bài cũ: kiểm tra sách, vở, đồ dùng và giữ gìn sách, vở.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: các tranh này vẽ ai và vẽ cái gì?
- Bé, me, ve là các tiếng giống nhau ở điều đều có âm e
2. GV viết lại chữ e:
Chữ e gồm 1 nét thắt.
- Chữ e giống cái gì?
GV làm thao tác từ một sợi dây thẳng, vắt chéo lại để thành chữ e.
- Nhận diện âm và phát âm
GV phát âm - GV chỉ bảng
GV sửa lỗi - hướng dẫn (HD) tìm trong thực tế tiếng, từ có âm giống âm e vừa học.
- Hd viết chữ trên bảng con:
GV viết mẫu chữ cái e vừa viết và HD quy trình.
- HD thao tác cá nhân - nhận xét.
Các tranh này vẽ bé, me, xe, ve.
HS phát âm đồng thanh e
Chữ e giống hình sợi dây vắt chéo.
HS theo dõi cách phát âm của GV
HS phát âm một lần.
HS viết trên không bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ.
HS viết bảng con chữ e.
Tiết 2
3. Luyện tập: 
a) Luyện đọc:
b) Luyện nói: GV tuỳ trình độ HS để có các câu hỏi gợi ý thích hợp.
- Quan sát tranh em thấy những gì?
GV đặt câu hỏi để kết thúc phần luyện nói
HS lần lượt phát âm, âm e
HS phát âm theo nhóm, bàn cá nhân
- Các bạn nhỏ đều học
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : 
	- GV chỉ bảng hoặc SGK, HS theo dõi đọc theo
	- HS tìm chữ vừa học trong SGK, trong các tờ báo
	- Về học bài, làm bài, tự tìm chữ vừa học, xem trước bài 2.
Ngày tháng năm
Tên bài dạy: Âm b
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- HS làm quen và nhận biết được chữ và âm b
	- Ghép được tiếng be.
	- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: các hđ học tập khác nhau của những con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy ô li có viết chữ cái b hoặc bảng có kẻ ô li.
Sợi dây.
	- Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, bê, bóng, bìa.
	- Tranh minh họa phần luyện nói.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra Bài cũ: cho HS đọc chữ e trong các tiếng: bé, me, xe, ve.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- Giải thích: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b
 GV chỉ chữ b trong bài
2. Dạy chữ ghi âm
GV viết lên bảng chữ b, phát âm và hướng dẫn HS
a) Nhận diện chữ:
- Viết hoặc tô lại chữ b: chữ b gồm hai nét: nét khuyết trên và nét thắt.
- GV lấy sợi dây thẳng đã có một nút thắt.
GV lấy sợi dây thẳng đã có một nút thắt, vắt chéo lại để thành chữ b.
b) Ghép chữ và phát âm: 
GV sử dụng bộ chữ cái Tiếng Việt.
- GV viết trên bảng chữ be.
- Hỏi về vị trí của b và e trong tiếng be.
- GV phát âm mẫu tiếng be.
- GV chữa lỗi phát âm cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm trong thực tế có âm nào phát âm lên giống với b vừa học.
c) Hướng dẫn viết trên bảng con
GV nhận xét
HS thảo luận: bé, bê, bà, bóng
HS phát âm đồng thanh bờ (b)
HS ghép tiếng be
b đứng trước - e đứng sau.
 HS đọc theo, cả lớp, nhóm, bàn cá nhân
HS: bò, bập bập của em bé
HS tô chữ và tiếng
HS viết bảng con: b, be
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- GV sửa phát âm
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS tô trong vở tập viết
c) Luyện nói: Ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e? Bạn  đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không?
Bức tranh này có gì giống và khác nhau?
HS lần lượt phát âm b và tiếng be
HS tập tô vở tập viết.
- Giống nhau: Ai cũng tập trung vào học tập
- Khác nhau: các loài khác nhau, các công việc khác nhau: các loài khác nhau: xem sách tập đọc, tập viết, kẻ vở, vui chơi.
	III. C2 - D2:
	GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.Dặn: học bài và làm bài tập. Tìm chữ vừa học trong SGK và trong các tờ báo hoặc văn bản in
	Tự tìm chữ vừa học, xem trước bài 3.
Ngày tháng năm
Tên bài dạy: Dấu ( ́ )
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- HS nhận biết được dấu và thanh sắc ( ́ )
	- Biết ghép tiếng bé.
	- Biết được dấu và thanh sắc ( ́ ) ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các HD khác nhau của trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG:
	- Bảng kẻ ô li.
	- Các vật tự nhiên như hình dấu ( ́ )
	- Tranh minh họa (các vật mẫu) các tiếng: bé, cá (lá), chuối, chó, khế.
	- Tranh minh họa phần luyện nói: một số sinh hoạt cảu bé ở nhà và ở trường.
III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra Bài cũ: Cho HS viết chữ b và đọc tiếng be.
Gọi 2 - 3 HS lên bảng chỉ chữ b trong tiếng: bé, bê, bóng, bà.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
Hỏi: Các tranh này vẽ ai? Và vẽ gì?
- Giải thích: bé, cá (lá), chuối, chó, khế là các tiếng đều có dấu thanh ( ́ ).
- GV chỉ dấu ( ́ ) trong bài.
- GV nói tên bài này là dấu ( ́ ).
2. Dạy dấu thanh:
- Viết lên bảng dấu ( ́ )
- Nhận diện dấu ( ́ )
- GV tô màu dấu ( ́ ) và nêu cách viết.
- Đưa các hình, mẫu vật hoặc dấu.
+ Ghép chữ và phát âm.
- GV phát âm mẫu tiếng bé
- GV chữa lỗi phát âm cho HS 
+ Hướng dẫn viết mẫu dấu trên bảng con
- GV viết dấu ( ́ ) trên bảng và hdẫn HS viết.
- Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh 
- GV nhận xét sửa sai cho HS.++++
HS thảo luận: tranh vẽ bé, cá, lá, chuối, chó, khế
HS đồng thanh cá tiếng có dấu ( ́ )
HS thảo luận và trả lời về vị trí của dấu sắc trong từ bé.
HS đọc theo, cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
HS tập phát âm tiếng bé nhiều lần.
HS thảo luận tìm các hình ở trang 8
Thể hiện tiếng bé (bé, cá thổi ra các bong bóng be bé, con chó cũng nhỏ bé).
HS viết trên không.
HS viết bảng con dấu ( ́ )
HS viết bảng con tiếng bé.
Tiết 2
c) Luyện tập:
- Luyện đọc: GV cho HS phát âm và sửa sai.
- Luyện viết: cho HS tập tô vở tập viết 
- Luyện nói: 
Quan sát tranh các em thấy gì?
Các bức tranh này có gì khác nhau ?
- Em tích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Em và bạn em ngoài các hd kể trên còn những hoạt động nào nữa.
- Ngoài giờ học em thích gì nhất?
- Em đọc lại tên của bài này.
 HS lần lượt phát âm tiếng bé theo nhóm, bàn, cá nhân.
HS tập tô be, bé trong vở tập viết.
Các bạn ngồi học trong lớp, hai bạn gái nhảy dây, bạn gái đi học, đang vẫy tay tạm biệt chú mèo, bạn gái tưới rau
Các hd: học, nhảy dây, đi học, tưới rau.
	III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	GV cho HS đọc bảng, HS đọc theo GV chỉ.
	Cho HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học: HS tìm trong SGK, trong các tờ báo. Tự tìm dấu thanh, xem trước bài 4.
MÔN: Tập Viết
Ngày tháng năm
Tên bài dạy: TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN
	I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	HS tập tô các nét cơ bản và hd tư thế ngồi viết. 
	II. CHUẨN BỊ: 
	- Vở, đồ dùnghọc tập.
	III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra Bài cũ: kiểm tra vở, bút, gôm
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hd HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, để vở, tô chữ:
- Hd HS cách tô chữ: tô nét xiên: đưa từ phía bên phải xuống cao hai ô li, nét sổ thẳng, trên, dưới.
Hd nét móc hai đầu, nét khuyết GV vừa hd vừa viết mẫu trên bảng
- Cho HS lấy vở và tô chữ, GV sửa tư thế ngồi, cầm viết để vở cho HS.
HS viết trên không rồi viết bảng con
HS tô vào vở tập viết
	3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Thu một số vở chấm - nhận xét.
	- Em nào viết chưa xong về viết tiếp
	- Nhận xét tiết học -tuyên dương
TUẦN 2:
Ngày tháng năm
MÔN: Tiếng việt
Tên bài dạy: dấu hỏi ( ̉ ), dấu nặng ( . )
	I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- HS nhận biết được các dấu ( ̉ .)
	- Biết ghép tiếng be, bẹ.
	- Biết được các dấu thanh ( ̉ .) ở tiếng chỉ các đồ vật, sư vật.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh.
	II. ĐỒ DÙNG:
	- Bảng kẻ ô li. Các vật tựa như hình dấu ( ̉ .)
	- Tranh minh họa: giỏ, thỏ, hổ, mỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ. Tranh minh họa phần luyện nói.
	III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra Bài cũ:
- Cho HS viết dấu (sắc) và đọc tiếng bé.
- Gọi vài HS lên bảng chỉ dấu (sắc)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài: Dấu thanh (hỏi)
- Cho HS thảo luận
- Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- Giải thích các tiếng giống nhau đều có thanh ( ̉ )
- GV chỉ dấu ( ̉ ) trong bài
- GV nói đây là dấu hỏi.
- Cho HS thảo luậnvà trả lời câu hỏi các tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- Giải thích và chỉ cho HS đọc.
- GV nói đây là dấu nặng.
2. Dạy dấu thanh:
Viết lên bảng dấu ( ̉ )
a) Nhận diện dấu thanh ( ̉ )
- Viết lại và tô màu dấu ( ̉ ), nêu cách viết.
Dấu hỏi giống những vật gì?
- Dấu (.) GV viết và tô màu dấu.
- Dấu (.) giống gì?
b) Ghép chữ và phát âm dấu 
( ̉ )
Khi thêm dấu hỏi vào be ta được tiếng bẻ. Viết bảng bẻ
GV phát âm mẫu tiếng bẻ.
GV chữa lỗi cho HS.
* Dấu nặng:
- GV nói: khi thêm dấu nặng vào be ta được tiếng bẹ.
- GV viết lên bảng tiếng bẹ.
- GV phát âm.
Hdẫn HS thảo luận các vật, sự vật.
c) Hdẫn viết dấu thanh trên bảng con
GV sửa sai cho HS.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
Tranh vẽ: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ.
Đt các tiếng có thanh ( ̉ )
- quạ, cọ, ngựa, cụ già, nụ
- phát âm đt các tiếng có thanh.
HS thảo luận: giống cá móc câu đặt ngược, cái cổ con ngỗng
HS thảo luận: dấu (.) gống cái mụn ruồi, ông sao trong đêm, cái đuôi con rùa
HS ghép tiếng bẻ
Thảo luận: dấu hỏi được đặt bên trên con chữ e.
HS đọc: cả lớp, nhóm, bàn, các nhân
HS thảo luận nhóm tìm các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẻ.
HS ghép tiếng bẹ trong SGK
Thảo luận và trả lời dấu (.) trong tiếng bẹ.
HS phát âm tiếng bẹ: cả lớp, cá nhân.
HS viết bảng con ( ̉ ), bẻ; (.), bẹ.
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
GV cho HS phát âm bẻ, bẹ và sửa sai.
b) Luyện viết.
c) Luyện nói:
- Quan sát tranh em thấy những gì?
- Bức tranh này vẽ cái gì giống nhau.
- Các bức tranh có gì khác nhau?
- Em thích bức tranh nào? Vì sao?
- GV phát triển ndung lời nói
trước khi đến trường em có sửa lại quần áo cho gọn gàng hay không? Có ai giúp em việc đó không?
- Em thường chia quà cho mọi người không?
- Nhà em c ... T ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
- GV chấm điểm 3-4 HS viết bài ở nhà trong vở TV1/2.
- Mời 3-4 HS lên bảng viết TN : gánh đỡ, sạch sẽ.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hd tô chữ cái hoa:
Hd HS quan sát và nhận xét.
GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét, sau đó nêu quy trình viết. (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ)
Chữ Ê: viết như chữ E, có thêm nét mũ. 
3. Hd viết vần, TN ứng dụng:
4. Hd viết vào vở:
GV quan sát, hd cho từng em cách cầm bút cho đúng, tư thế ngồi đúng, hd các sửa lỗi trong bài viết.
GV chấm - chữa bài cho HS.
Quan sát chữ E hoa trên bảng phụ và trong vở TV1/2.
HS viết bảng con.
HS đọc các vần và TN ứng dụng: ăm, ăp, chăm học, khắp vườn.
HS quan sát các vần và TN ứng dụng trên bảng phụ và trong vở TV1/2.
HS viết trên bảng con.
HS tập tô chữ hoa E, Ê; tập viết các vần: ăm, ăp; các TN: chăm học, khắp vườn theo mẫu chữ trong vở TV1/2.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Cả lớp bình chọn người viết đúng, đẹp nhất trong tiết học.
	- HS tiếp tục luyện viết trong vở TV1/2 - phần B.
	- GV nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc:	Ai dậy sớm
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1 HS đọc trơn toàn bài thơ: cụ thể:
- Phát âm đúng các TN: Dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón.
- Đạt tốc độ đọc tối thiểu từ: 25 -30 tiếng/phút.
Ôn các vần ươn, ương. Cụ thể:
- Phát đúng những tiếng có các vần: ươn, ương.
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có các vần trên.
- Hiểu các TN trong bài thơ: vừng đông, đất trời.
- Hiểu nội dung bài: Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy.
- Biết hỏi đáp TN, hồn nhiên về những việc làm buổi sáng. Học thuộc lòng bài thơ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ nội dung bài dạy.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
- 2 HS đọc bài: Hoa ngọc lan, trả lời các câu hỏi 1,2 trong SGK.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con - GV nhận xét.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Hd HS Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng nhẹ nhàng, vui tươi. 
b. HS Luyện đọc: 
- Luyện đọc tiếng, TN.
- GV giảng nghĩa từ : vừng đông (lúc mặt trời mới mọc); đất trời (mặt đất và bầu trời) 
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài.
3. Ôn các vần: ươn, ương
a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK. 
b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK
HS luyện đọc: dậy sớm, ra vườn, ngát hương, lên đồi, đất trời, chờ đón.
Tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ.
HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, sau đó thi đọc cả bài - lớp nhận xét.
HS đọc đt cả bài.
Thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần ươn, ương.
2 HS nhìn tranh nói theo 2 mẫu câu trong SGK.
HS thi theo nhóm tiếp sức.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a. Tìm hiểu bài đọc.
GV đọc diễn cảm bài thơ. Sau đó mời 2,3 HS đọc lại.
b. Học thuộc lòng bài thơ tại lớp
c. Luyện nói: (hỏi nhau về những việc làm buổi sáng)
GV nêu yêu cầu của bài.
GV nhắc HS kể những việc mình đã làm không giống tranh minh họa.
1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi.
HS tự nhẩm thuộc từng câu thơ.
HS quan sát tranh minh họa nhỏ trong SGK.
2 HS hỏi và trả lời theo mẫu. Nhiều cặp HS lần lượt hỏi đáp về những việc làm buổi sáng của mình.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt; yêu cầu về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
	- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Mưu chú sẻ.
Thứ ngày tháng năm 200
Chính tả:	Câu đố
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong. Làm đúng các bài tập chính tả.
- Điền từ: tr, ch hoặc v, d, gi.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ viết sẵn. 
- Nội dung câu đố. Nội dung bài tập 2a hoặc 2b.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
- GV chấm vở một số HS về nhà chép lại bài: nhà bà ngoại.
- 1 HS đọc cho 2 bạn làm lại trên bảng lớp, cả lớp làm lại trên bảng con bài tập 2.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hd HS tập chép: 
GV treo bảng phụ đã viết nội dung câu đố.
Gv đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại.
GV hd HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết.
- GV chấm vở - nhận xét.
2. Hd làm bài tập.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài.
GV sửa phát âm cho từng HS.
2-3 HS nhìn bảng đọc câu đố; cả lớp giải đố.
Cả lớp đọc thầm lại câu đố, tìm những tiếng, từ trong câu đố dễ viết sai.
HS vừa nhẩm đánh vần vừa viết bảng con.
HS chép câu đố vào vở.
HS cầm bút chì chữa bài.
HS đổi vở, chữa lỗi cho nhau.
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
4 HS lên bảng thi làm nhanh bài tập.
Cả lớp làm bài.
Từng HS đọc lại kết quả bài làm.
Cả lớp nhận xét.
	3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	- GV biểu dương những HS học tốt, viết bài chính tả đúng, đẹp.
	- Yêu cầu HS chép bài chưa đạt yêu cầu về nhà chép lại sạch, đẹp câu đố trong SGK.
Tập viết: 	Tô chữ hoa: G
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS tô được chữ hoa: G
- HS viết đúng các vần: ươn, ương; các TN: vườn hoa, ngát hương - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở TV1/2.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
- GV chấm điểm 3-4 HS viết bài ở nhà trong vở TV1/2.
- Mời 3-4 HS lên bảng viết TN : chăm học, khắp vườn.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hd tô chữ cái hoa:
GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét, sau đó nêu quy trình viết. 
3. Hd viết vần, TN ứng dụng:
4. Hd viết vào vở:
GV quan sát, hd cho từng em cách cầm bút cho đúng, tư thế ngồi đúng, hd các sửa lỗi trong bài viết.
GV chấm - chữa bài cho HS.
HS quan sát chữ G hoa trên bảng phụ và trong vở TV1/2.
HS viết bảng con.
HS đọc các vần và TN ứng dụng: ươn, ương, vườn hoa, ngát hương.
HS quan sát các vần và TN ứng dụng trên bảng phụ và trong vở TV1/2.
HS viết trên bảng con.
HS tập tô chữ hoa G; tập viết các vần: ươn, ương; các TN: vườn hoa, ngát hương theo mẫu chữ trong vở TV1/2.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Nhóm trọng tài quan sát nhanh bài viết của các bạn, bình chọn người viết đúng, đẹp nhất trong tiết học.
	- HS tiếp tục luyện viết trong vở TV1/2 - phần B.
	- GV nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc:	Mưu chú sẻ
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc trơn toàn bài đúng các tiếng có phụ âm đầu n, l: nén (sợ), lễ (phép); v,x: vuốt (râu), xoa (mép)  có phụ âm cuối t (mặt, vuốt, vụt); c (tức); các TN: chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận 
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn các vần uôn, uông; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôn, uông.
- Hiểu các TN trong bài: chộp, lễ phép; hiểu sự thông minh, nhanh trí của sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát (chết) nạn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ nội dung bài dạy.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
2-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Ai dậy sớm và trả lời từng ý của câu trong SGK.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Hd HS Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm bài văn. 
b. HS Luyện đọc: 
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài.
GV chia tạm bài làm 2 đọan để hd HS luyện đọc.
3. Ôn các vần: uôn, uông.
- GV nêu yêu cầu 1 trong SGK. 
- GV nêu yêu cầu 2 trong SGK
- GV nêu yêu cầu 3 trong SGK
HS luyện đọc tiếng, từ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.
Tiếp nối nhau đọc từng câu văn.
Từng nhóm 3 HS - mỗi em 1 đoạn tiếp nối nhau thi đọc. 
Thi đọc cả bài giữa các CN hoặc đọc đt theo đơn vị bàn hay nhóm.
HS tìm nhanh (muộn)
1 HS nhìn tranh đọc mẫu câu trong SGK.
HS thi tiếp sức. Mỗi CN tự đặt câu, sau đó lần lượt tiếp nối nhau nói nhanh những tiếng các em tìm được. Cả lớp nhận xét.
1 HS nhìn tranh đọc mẫu trong SGK. Từng HS đặt câu. Sau đó, lần lượt nói nhanh câu của mình. Cả lớp nhận xét.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a. HS đọc thầm đoạn 1 và 2 của bài văn, trả lời câu hỏi.
b. HS đọc thầm đoạn cuối, trả lời câu hỏi.
GV đọc diễn cảm lại bài văn - Hd HS đọc.
1 HS đọc các thẻ từ - đọc cả mẫu.
2-3 HS lên bảng thi xếp đúng, nhanh các thẻ từ.
Cả lớp làm bài tập.
Từng HS làm bài trên bảng, đọc kết quả bài làm.
Cả lớp nhận xét.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt; yêu cầu về nhà đọc lại bài văn.
	- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Mẹ và cô.
Kể chuyện:	Trí khôn
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS nghe GV kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và kể lại được toàn bộ câu chuyện. Tập cách đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, Trâu, người và lời người dẫn chuyện.
- Thấy sự ngốc nghếch khờ khạo của Hổ. Hiểu trí khôn, sự thông minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa truyện kể trong SGK.
- Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để HS quấn kiểu mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân.
- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 63 kể chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ, xem lại tranh, đọc gợi ý dưới tranh. Sau đó, mời 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. GV Kể chuyện:
GV kể chuyện với giọng diễn cảm.
Kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa - giúp HS nhớ câu chuyện.
3. Hd HS kể từng đọan câu chuyện theo tranh.
Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh1 trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi: Tranh 1 vẽ gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
4. Hd HS kể toàn bộ câu chuyện
5. Giúp cho HS hiểu ý nghĩa chuyện.
GV hỏi cả lớp: Câu chuyện này cho em biết điều gì?
Bác nông dân đang cày. Con trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên.
Hổ nhìn thấy gì?
Đại diện mỗi tổ thi kể đoạn 1. Cả lớp lắng nghe để nhận xét.
HS tiếp nối kể theo các tranh 2, 3, 4.
1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
Con hổ to xác nhưng rất ngốc, không biết trí khôn là gì.
Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn.
Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vang lời, Hổ phải sợ hãi 
	6. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Cả lớp bình chọn HS hiểu chuyện nhất, kể chuyện hay nhất trong tiết học.
	- GV hỏi cả lớp: em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao?
	- Yêu cầu HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị bài mới: Sư tử và chuột Nhắt: xem trước tranh minh họa, phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng viet.doc