Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 4

Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 4

TẬP ĐỌC

Những con sếu bằng giấy.

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

 -Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa - da- cô, Hi- rô- si- ma, Na- ga- da- ki )

 Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.

- Hiểu nội dung chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng hòa bình của trẻ em trên toàn thế giới.

- Biết quan tâm và chia sẻ với nạn nhân chiến tranh, cùng nhau tố cáo tội ác chiến tranh.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập đọc
Những con sếu bằng giấy.
I. Mục đích ,yêu cầu.
 -Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa - da- cô, Hi- rô- si- ma, Na- ga- da- ki )
 Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi. 
- Hiểu nội dung chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng hòa bình của trẻ em trên toàn thế giới.
- Biết quan tâm và chia sẻ với nạn nhân chiến tranh, cùng nhau tố cáo tội ác chiến tranh.
II. đồ dùng dạy học.
III. các hoạt động dạy -học.
h đ của GV
h đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Yêu cầu 2 nhóm HS phân vai đọc lại vở kịch : Lòng dân.
2. Bài mới. a) Giới thiệu bài.
-Giới thiệuchủ điểm mới và bài đọc.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- GV chia bài thành 4 đọan và yêu cầu HS đọc nối tiếp
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng ,chưa phù hợp với bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2 .
 - HS đọc nối tiếp lần 3.GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp cho nhau nghe.
- Gv đọc mẫu toàn bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV y/c HS đọc thầm đoạn 1,2,3 và trả lời câu hỏi 1và 2( SGK)
 - GV theo dõi giúp đỡ các em trả lời tốt và giảng thêm về mục đích ném 2 quả bom nguyên tử xuống nước Nhật cuả Mĩ.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3và 4 để trả lời câu hỏi 3và4.-GV chốt lại và ghi bảng ý chính.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV mời 4 em đọc lại toàn bài.
-GV uốn nắn sửa chữa cho những em còn yếu.
-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
-GV và HS cùng nhận xét đánh giá.
3 . Củng cố dặn dò.
- ? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
-Liên hệ về các nạn nhân nhiễm chất độc ở Việt Nam.
-GV nhận xét chung tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.Đọc trước bài: Bài ca về trái đất.
-Nhóm 1: Đọc phần 1.
-Nhóm 2: đọc phần 2.
- 4 HS nối tiếp đọc bài,lớp theo dõi. 
- 4 HS đọc nối tiếp lần 2.
- 4HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp giải nghĩa từ khó
-HS theo dõi GV đọc mẫu.
-HS làm việc cá nhân, đại diện trả lời.
-HS thảo luận theo cặp, đại diện trả lời.
-4 HS đọc ,mỗi em đọc1 đoạn
-HS luyện đọc cá nhân sau đó đọc trước lớp.
- HS trả lời.
-
chính tả ( nghe - viết )
Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
I. Mục đích yêu cầu.
- Tiếp tục củng cố hiểu biết về mô hình cấu tạo của vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
- Nghe viết đúng chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồgốc Bỉ.
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. đồ dùng dạy học.
-HS vở bài tập Tiếng Việt .
-GV 2 bút dạ, 2 tờ phiếu to viết viết mô hình cấu tạo vần để GV kiểm tra và HS làm bài tập 2.
III. các hoạt động dạy-học.
h đ của GV
hĐ của Hs
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS viết vần của các tiếng chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hòa bình vào mô hình cấu tạo.Nói rõ dấu thanh trong từng tiếng.
2 Bài mới.
a ) giới thiệu bài.Nêu mục đích, yêu cầu của bài.
b) Hướng dẫn HS nghe - viết.
 -GV đọc bài viết 1 lần.
- T/c cho HS luyện viết nháp từ dễ viết sai và tên riêng nước ngoài.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.GV đọc cho HS viết bài.
 -GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
-GV nêu nhận xét chung sau khi chấm. 
c.Hướng dãn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2.Y/C HS đọc đề bài.
-T/c cho HS làm việc cá nhân sau đó chữa bài.
-Y/c HS điền từng tiếng nghĩa và chiến vào mô hình cấu tạo vần và chỉ ra sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng.
-GV chốt lại: + Giống nhau phần vần của các tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái ( Đó là các nguyên âm đôi.)
 + Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.
Bài 3. HS đọc yêu cầu của bài.
- Y/c nêu cách viết dấu thanh trong các tiếng trên.
- Yêu cầu HS phải ghi nhớ mô hình cấu tạo vần và cách ghi dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi.
 3. củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học, biểu dương những em HS học tập tốt.
- Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ mô hình vần.
- 3HS nêu, lớp nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân.
-HS ngồi viết bài vào vở.
 -HS soát lỗi , đổi vở để soát lỗi cho nhau.
- 1HS đọc, lớp theo dõi.
-HS viết từng vần của tiếng vào mô hình và nhận xét.
-2 HS đọc yêu cầu của bài.
- 3HS nêu cách ghi dấu thanh trong tiếng có âm cuối và không có âm cuối.
tập đọc
Bài ca về trái đất.
I. Mục đích ,yêu cầu.
- Đọc trôi chảy , diễn cảm bài thơ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 HS học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS biết đoàn kết, chống lại chiến tranh, yêu cuộc sống hòa bình.
II. đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi 1 số câu thơ hướng dẫn HS luyện đọc.
III. các hoạt động dạy -học.
h đ của GV
h đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Yêu cầu HS đọc bài Những con sếu bằng giấy.và trả lời câu hỏi 3,4 SGK.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1 HSG đọc bài.
- - GV chia bài thành 3 đọan và yêu cầu HS đọc nối tiếp
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng , cách nhấn giọng chưa phù hợp với bài thơ.
. -Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp cho nhau nghe.( chú ý thể hiện giọng đọc cho phù hợp )
-GV đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV tổ chức cho HS , trao đổi thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ theo 4 câu hỏi SGK dưới sự điều khiển luân phiên của 2-3 HS .
- GV theo dõi giúp đỡ các em làm tốt và trả lời tốt.
- ? Bài thơ muốn nói với em điều gì?
-GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV mời 3 em đọc lại bài thơ.
-GV uốn nắn sửa chữa giúp HS đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên. nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-GVvà HS cùng nhận xét đánh giá và chọn bạn đọc hay.
3 . Củng cố dặn dò.
- Y/c nhắc lại nội dung chính của bài.Liên hệgiảo dục.
- nhận xét chung tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau: Một chuyên gia máy xúc.
-2 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi. 
- 1 HS giỏi đọc ,lớp theo dõi. 
-3 HS đọc ,mỗi em 1 khổ thơ.
-3 HS đọc ,mỗi em đọc1 đoạn
lớp theo dõi và nhận xét .
-HS đọc nối tiếp đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
-Luyện đọc theo cặp ( Đọc lặp lại để mỗi em được đọc 1lần toàn bài.)
-2HS điều khiển lớp, sẽ tổ chức cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi.-HS tự suy nghĩ và phát biểu.
- HS trả lời và rút ra ý nghĩa của bài thơ.
- 3HS đọc -HS chọn đoạn và đọc.
-HS luyện đọc diễn cảm cá nhân.Cử đại diện thi đọc.
 luyện từ và câu.
Bài: Từ trái nghĩa.
I. Mục đích yêu cầu.
-HS biết tìm từ trái nghĩa và đặt câu phân biệt các từ trái nghĩa.
-Giúp HS hiểu thế nào là từ trái nghĩa và tác dụng của từ trái nghĩa.
- Có ý thức sử dụng đúng các từ trái nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học.
-Bút dạ , một vài tờ phiếu to để HS làm bài tập 2,3 .Phiếu học tập cho bài 1.
-HS có từ điển tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học.	
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật dựa theo 1 ý,1 khổ thơ trong bài sắc màu em yêu.
2.Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
HĐ2: Nhận xét.
Bài tập 1. HS đọc yêu cầu của bài.
-Y/c HS thảo luận theo cặp.
- GV chốt lại và kết luận .
Bài tập 2.Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
-GV và HS cùng nhận xét sửa chữa.
Bài tập 3. Y/c đọc đề bài.
-Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp.
-Gv và HS cùng nhận xét đánh giá.Gv chốt lại và giáo dục HS bết sống cao đẹp.
HĐ3 : Ghi nhớ.
-Dựa vào các kiến thức đã học , hãy cho biết : Thế nào là từ trái nghĩa? Tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa?
-GV chốt lại và ghi bảng.
HĐ 4 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1.HS đọc yêu cầu của bài tập 1và làm theo cặp trong phiếu.
GV và HS cùng chữa bài.
Bài tập 2.Y/c HS đọc đề bài.
-GV chia lớp thành nhóm 4 và y/c làm bài.
-Cả lớp và GV cùng nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-Y/c HS đọc để thuộc các câu đó.
Bài tập 3.Y/c HS đọc kĩ yêu cầu của bài.Nêu các việc phải làm.Dùng từ điển để tìm thêm những từ theo yêu cầu.
-GV và HS cùng nhận xét và sửa chữa.
Bài tập 4.Y/c HS đọc kĩ đề và tự làm bài vào vở.
-GV thu chấm chữa bài.
5. Củng cố dặn dò.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi : 1 em nêu 1 từ, em kia phải nói nhanh từ trái nghĩa với từ đó.
-Y/c nêu lại nội dung ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học ,biểu dương những em học tốt.
-Y/c HS về nhà làm bài tập lại và chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc, lớp nhận xét.
- 2 HS đọc .Lớp theo dõi SGK.
-HS làm theo cặp dựa vào từ điển và đại diện trả lời.
- HS đọc kĩ bài và đại diện trả lời.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS trao đổi ,thảo luận và trình bày.
-HS làm việc cả lớp , đại diện trình bày.
- 2 em nhắc lại ghi nhớ.
-1 HS đọc đề bài, HS suy nghĩ và cùng thảo luận và gạch từ trái nghĩa trong mỗi câu đó.
- HS làm theo nhóm vào phiếu
2 nhóm làm phiếu to để chữa bài.
-HS làm việc cá nhân vào vở, đại diện chữa bài.
-HS làm việc cá nhân vào vở.
luyện từ và câu.
Luyện tập về từ trái nghĩa.
I. Mục đích yêu cầu.
 - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành về tìm từ trái nghĩa, đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa tìm được. 
 - Biết thêm 1 số thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa và học thuộc.
 - Có ý thức trong việc sử dụng từ trái nghĩa sao cho phù hợp với ngữ cảnh và viết văn. 
II. Đồ dùng dạy học.
 -GV chép sẵn bài tập 1 lên bảng.Phiếu học tập cho bài 2,3.
III. Các hoạt động dạy- học.
h đ của GV
h đcủa HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c đọc thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài trước.
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học
b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài tập 1.HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
-GV ghi nội dung bài lên bảng.
- Tổ chức cho HS Làm bài ,GV giúp đỡ những em yếu.
-GVvà HS cùng chữa bài.
Bài tập 2.Y/c HS đọc đề bài.
GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm đúng từ.
-GV và HS cùng nhận xét kết luận.
Bài tập 3. Yêu cầu HS đọc nội dung bài.
-GV hướng dẫn như bài 2.
- GV giúp HS đọc thuộc và HSG hiểu nghĩa 1 số thành ngữ.
Bài tâp 4 và 5.
- Y/c HS nêu đề bài.
- GV giúp HS nắm vững đề bài.
- GV thu chấm chữa 1 số bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c nhắc lại thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD.
- GV nhận xét tiết học ,biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS về nhà tự tìm cặp từ trái nghĩa và học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ của bài 2.
- 2 HS đọc.Lớp theo dõi và nhận xét.
-2 HS đọc đề.Lớp đọc đề và làm cá nhân.
-HS đại diện lên gạch chân các từ trái nghĩa trên bảng.
- 2 HS nêu miệng đề bài.1 HS giải thích cho các bạn hiểu đề bài hơn.HS thảo luận và cùng làm vào phiếu theo cặp.
-HS làm tương tự bài 2.
-2 HS đọc đề bài.
-HS tự làm bài vào vở và đọc bài chữa bài trước lớp.
tập làm văn.
Luyện tập tả cảnh.
I. Mục đích, yêu cầu.
.- HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh.
-Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường.
 - HS có ý thức trong việc quan sát, chọn lọc chi tiết và ghi chép.
II. Đồ dùng dạy học.
HS : Những ghi chép sau khi quan sát cảnh trường học.
GV : Bút dạ, 2-3 tờ giấy khổ to để 2-3 HS làm dàn ý bài 1.
III. Các hoạt động dạy- học.
h đ của GV
h đ của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS giờ trước .
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học
b). hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài tập 1.HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1.
-GV giúp HS nắm vững y/c của đề và tự làm bài.
-GV và HS cùng nhận xét sửa chữa bài của HS.
- Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc Yêu cầu của bài.
-Y/c HS nên chọn viết một đoạn ở phần thân bài .
- GV bao quát chung và giúp đỡ những em yếu hoàn thành bài.
-GVvà HS cùng chữa bài và chỉ ra cái hay trong mỗi bài để các bạn học tập.GV chấm 1 số bài đánh giá cao những bài có chọn lọc chi tiết đặc sắc , có ý riêng tự nhiên, không sáo rỗng.
3. Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học ,biểu dương những em có ý thức chuẩn bị , viết dàn ý và trình bày tốt.
-Y/c HS về nhà hoàn thành bài và chọn 1 phần trong bài để chuyển thành đoạn văn.
- Dặn HS xem trước bài giờ sau.
-2 HS trình bày kết quả quan sát cảnh trường học.
-2 HS đọc nối tiếp nội dung bài 1.HS theo dõi SGK.
HS tự lập dàn ý, 2 em viết vào phiếu khổ to. 
- 2HS đọc yêu cầu.
-HS tự viết bài và trình bày trước lớp.
-HS tự sửa bài của mình.
tập làm văn.
 Tả cảnh ( Kiểm tra viết).
I. Mục đích, yêu cầu.
- HS biết trình bày 1 bài văn tả cảnh hoàn chỉnh rõ ràng.
- HS viết được 1 bài văn tả cảnh theo đề bài cho sẵn.
- Có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
-GV : Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III. Các hoạt động dạy- học.
hĐ của GV
hĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học
b) Ra đề.
- GV chép 3 đề như sách giáo khoa lên bảng.
c ) Hướng dẫn làm bài.
- Y/c HS lựa chọn 1 trong 3 đề đã cho để viết thàng bài văn hoàn chỉnh.
- ? Để viết được 1 bài văn tả cảnh hay ta cần nhớ những kiến thức gì?
5. Củng cố ,dặn dò.
-GV thu bài để chấm.
-GV nhận xét tiết học .
-Y/c HS về nhà tiếp tục ôn văn tả cảnh và chuẩn bị bài tuần sau.
-3 HS đọc đề.
-2 HS trả lời.
+ Nhớ cấu tạo của bài văn tả cảnh.
+ Thể hiện sự quan sát tinh tế
+ Dùng từ chính xác, gợi tả, gợi cảm có sáng tạo.
 + Viết và trình bày sạch đẹp.
-2 HS nêu.
kể chuyện.
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
I. mục đích yêu cầu.
- Rèn kĩ năng nói và nghe:
 + Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh , HS kể được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ một cách tự nhiên.
 + Rèn kĩ năng chăm chú nghe bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.
- HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam.
- Thái độ chân thật, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người Mỹ có lương tâm.
II. Đồ dùng dạy học.
-Các hình ảnh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học.	
HĐcủa GV
HĐcủa HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện nói về việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của 1 người mà em biết.
 2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài. giới thiệu truyện phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của đạo diễn Trần Văn Thủy.
b) Gv kể chuyện.
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh họa trong SGK. Chú ý điệu bộ ở từng đoạn sao cho phù hợp.
c) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Y/c HS kể chuyện theo cặp .
- GV đến giúp đỡ từng cặp.
* Y/c HS thi kể chuyện trước lớp.
-GV mời 1 số em có trình độ khác nhau kể từng đoạn sau đó HS G kể lại toàn bộ câu chuyện.
-GV đưa ra tiêu trí đánh giá để chọn bạn kể hay,chính xác, kể tự nhiên.
 3.Củngcố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.Dặn HS chuẩn bị trước tiết kể chuyện giờ sau để tìm câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh.
-2 HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.Lớp theo dõi nhận xét và bổ sung.
-HS theo dõi và lắng nghe.
-Kết hợp quan sát tranh và nắm bắt nội dung truyện.
-HS dựa vào lời kể GV và quan sát các bức ảnh SGK để kể lại từng đoạn. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
-HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 -HS xung phong kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.Lớp theo dõi và đặt câu hỏi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câuchuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 4.doc