Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 12 - Lê Thành Long

Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 12 - Lê Thành Long

b) Tìm hiểu bài

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.

- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn trao đổi và tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc bổ sung thêm câu hỏi tìm hiểu bài.

- Câu hỏi và phần GV giảng thêm:

+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?

+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?

- Giảng: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó. Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Tác giả dùng các từ: lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả, kéo dài trong không gian. Các câu ngắn: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời.

+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?

+ Hoa thảo quả nảy ở đâu?

+ Khi thảo quả chín, rừng có gì đẹp?

 

doc 22 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 12 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 12. 
	Từ ngày : 02 – 11 – 2009
	Đến ngày : 06 – 11 – 2009 
Năm học: 2008 - 2009
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Mùa thảo quả 
 / / 
Chính tả 
Mùa thảo quả 
 / / 
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường 
 / / 
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 / / 
Tập đọc 
Hành trình của bầy ong 
 / / 
Tập làm văn 
Cấu tạo của bài văn tả người 
 / / 
Luyện từ & câu 
Luyện tập về quan hệ từ 
 / / 
Tập làm văn
Luyện tập tả người 
 / / 
KÝ DUYỆT
 / / 
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 12.
Tiết: 23.
Bài: MÙA THẢO QUẢ 
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. 
- Hiểu ND : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).
- HS khá , giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 113.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời từng câu hỏi. 
+ Vì sao tác giả day dứt về cái chết của con chim sẻ?
+ Hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là cảnh mọi người đi thu hoạch thảo quả. Thảo quả là một trong những loại cây ăn quả quý của Việt Nam. Thảo quả có mùi thơm đặc biệt, thứ cây hương liệu dùng làm thuốc chế dầu thơm, chế nước hoa, làm men rượu, làm gia vị. Dưới ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng, rừng thảo quả hiện ra với mùi hương và màu sắc đặc biệt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay “Mùa thảo quả”.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
Chú ý nghỉ hơi đúng sau các câu ngắn: Gió thơm. / Cây cỏ thơm. / Đất trời thơm./
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Thảo quả trên rừng ..nếp áo, nếp khăn.
+ HS 2: Thảo quả trên rừnglấn chiếm không gian.
+ HS 3: Sự sống cứ tiếp tục..nháp nháy vui mắt.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Cho HS quan sát tranh ảnh: cây, hoa, quả thảo quả.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc tiếp nối từng đoạn. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi.
 * Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
 * Nhấn giọng ở những từ ngữ: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất, kỳ lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, lan toả, vươn ngọn, xoà lá, đột ngột, chứa lửa, chứa nắng, hắt lên, say ngây, ấm nóng, nhấp nháy, vui mắt
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn trao đổi và tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc bổ sung thêm câu hỏi tìm hiểu bài.
- 1 HS khá giỏi điều khiển cà lớp trả lời câu hỏi, bổ sung, tìm hiểu bài.
- Câu hỏi và phần GV giảng thêm:
- Trả lời:
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
- Giảng: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó. Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Tác giả dùng các từ: lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả, kéo dài trong không gian. Các câu ngắn: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời.
- Theo dõi.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
+ Những chi tiết: Qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
+ Hoa thảo quả nảy ở đâu?
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
+ Khi thảo quả chín, rừng có gì đẹp?
+ Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy, vui mắt.
- Giảng: Tác giả đã miêu tả được màu đỏ đặc biệt của thảo quả: đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả được rất rõ, rất cụ thể mùi hương thơm và màu sắc của thảo quả.
+ Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì?
+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn. 
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi nội dung của bài vào vở.
c) Thi đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài, cả lớp trao đổi và thống nhất giọng đọc .
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 1 trong 3 đoạn của bài: 
+ Treo bảng phụ có đoạn văn chọn đọc diễn cảm.
+ Đọc mẫu.
+ HS theo dõi để tìm cách đọc. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc cho nhau nghe.
 Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
 Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 – 5 HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV hỏi: Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hành trình của bầy ong.
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 12.
Tiết: 12.
Bài: MÙA THẢO QUẢ 
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2a/b hoặc BT3a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các thẻ chữ ghi: sổ – xổ, sơ – xơ, sứ – xứ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng tìm các từ láy qm6 đầu n hoặc từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.
- 3 HS lên bảng tìm từ, HS cả lớp làm vào vở nháp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu: Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết đoạn 2 trong bài tập đọc Mùa thảo quả và làm các bài tập chính tả về phân biệt các từ có âm đầu viết là s hoặc x.
2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT 
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn: 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Hỏi: Em hãy nêu nội dung của đoạn văn.
+ Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết.
- HS tìm và nêu các từ khó. 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 1 HS đọc cho các bạn ghi vào vở nháp, 1 HS viết trên bảng lớp.
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Lưu ý: GV chọn phần a.
Bài 2
a) – Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi.
- Theo dõi GV hướng dẫn, sau đó các nhóm tiếp nối nhau tìm từ.
- Cách chơi: GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, đứng xếp thành 4 hàng dọc trước bảng. GV phát phấn cho các HS đầu hàng, yêu cầu lên viết 1 cặp từ của mình. Mỗi HS chỉ tìm 1 cặp từ, sau khi viết xong nhanh chóng chuyền phấn cho bạn cùng nhóm lên viết. Cứ tiếp tục chơi như thế cho đến bạn cuối cùng. Nhóm nào tìm được nhiều cặp từ là nhóm thắng cuộc.
+ Nhóm 1: cặp từ sổ – xổ.
+ Nhóm 2: cặp từ sơ – xơ.
+ Nhóm 3: cặp từ su – xu.
+ Nhóm 4: cặp từ sứ – xứ.
- Tổng kết cuộc thi. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- Yêu cầu HS viết từ vào vở.
- Viết vào vở các từ đã tìm được.
sổ – xổ
sơ – xơ
su – xu
sứ – xứ
Bài 3
a) – Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- Yêu cầu HS làm việc tr ...  câu đen láy, lúc nào cũng như cười với mọi người.
+ Miệng nhỏ, xinh xinh với hai hàm răng trắng bóng.
+ Mẹ em ăn mặt rất giản dị với những bộ quần áo đẹp, đơn giản khi đến trường.
+ Mẹ đi lại nhẹ nhàng, ăn nói có duyên nên các bác trong khu tập thể ai cũng quý.
* Tả hoạt động:
+ Hằng ngày, mẹ em đến trường dạy học.
+ Sáng mẹ dậy sớm nấu cơm cho ba bố con. Chiều mẹ đi đón em bé.
+ Mẹ rất bận rộn nhưng luôn dành thời gian chơi với em bé và cùng em giải những bài tập toán khó.
+ Mẹ luôn thăm hỏi, động viên những người có chuyện vui hay buồn.
* Tả tính tình:
+ Mẹ rất dịu dàng.
+ Là cô giáo nên mẹ rất nghiêm khắc với bản thân và con cái.
+ Mẹ em sống chan hoà với bà con hàng xóm.
- Kết bài: Em rất yêu mẹ của mình. Em tự hào và hạnh phúc khi mình là con của mẹ.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi: Em hãy nêu cấu tạo bài văn tả người?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý chi tiết bài văn tả người và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 12.
Tiết: 24.
Bài: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu(BT1,2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo y/c của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4)
- HS khá, giỏi đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
	- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với 1 trong các từ phức có tiếng bảo ở bài 2 tiết Luyện tập từ và câu trước.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ về quan hệ từ.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Nhận xét HS học bài ở nhà.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Các em đã học khái niệm về quan hệ từ, các quan hệ từ và cặp quan hệ từ. Bài học hôm nay chúng ta cùng Luyện tập về quan hệ từ , ý nghĩa biểu thị và cách sử dụng quan hệ từ.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cách làm bài: gạch hai gạch dưới từ từ quan hệ, gạch một gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập theo hướng dẫn của GV.
- Gọi HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
 A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Làm bài miệng.
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu:
a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
b) Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
c) Nếuthì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thuyết – kết quả.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Theo dõi GV chữa bài và tự sửa lại bài mình (nếu sai).
a) trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.
b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.
c) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
d) Tôi đi nhiều nơi, đóng quan nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động dưới dạng trò chơi.
Hướng dẫn: Chia lớp thành 2 nhóm HS của từng nhóm tiếp nối lên bảng đặt câu. Sau thời gian cho phép, GV tổng kết các câu đặt được. nhóm thắng cuộc là nhóm đặt được nhiều câu đúng..
- Nghe GV hướng dẫn và tham gia thi.
- Tuyên dương, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
- Mỗi HS viết ít nhất 3 câu vào vở.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các quan hệ từ, cặp quan hệ từ đã dùng và ý nghĩa của chúng.
____________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 12.
Tiết: 24.
Bài: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, và đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn mẫu trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Thu, chấm dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình của 3 HS.
- 3 HS mang bài lên để GV kiểm tra.
- Hỏi: Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- 3 HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ của Tiết tập làm văn trước.
- Nhận xét học sinh học bài ở nhà.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Bài học hôm nay giúp các em biết cách chọn lọc những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng của một người để viết được bài văn tả người hay, chân thực, sinh động.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn: đọc kỹ bài văn, dùng bút chì gạch chân những chi tiết tả mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà, sau đó viết lại vào giấy. Lưu ý có thể diễn đạt bằng lời của mình.
- 4 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 nhóm cùng làm việc, 1 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
- Gọi nhóm làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có một bài làm hoàn chỉnh.
- 1 nhóm HS báo cáo kết quả làm bài, HS nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc lại phiếu đã hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp viết vào vở.
- Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà:
+ Mái tóc: đen và dày kỳ lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu và dễ dàng vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
+ Đôi mắt: hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Hỏi: em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
- HS: Tác giả quan sát bà rất kỹ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.
- Giảng: Tác giả đã ngắm bà rất kỹ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rõ nét hình ảnh người bà của tác giả trong tâm trí người đọc. Người đọc cũng như thấy được tình yêu của cháu đối với bà.
- Lắng nghe.
Bài 2 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài 1. 
- Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
- Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
- Quai những nhát búa hăm hở (khiến cho con cá lửa vùng vẩy, quằn quại, giãy lên đành đạch, vảy bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục ).
- Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng, lệnh cho thợ phụ thổi.
- Lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “Này..nàynày.” (Khiến con cá lửa phải chịu thua, nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng).
- Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục, con cá sắt chìm nghỉm xuống đáy chậu, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng).
- Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
- HS: Tác giả đã quan sát rất kỹ từng hoạt động của nhà thợ rèn: bắt thỏi thép quai búa, đập..
- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mà, thích thú.
- GV kết luận: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt hẳn với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn, dài dòng.
- Lắng nghe.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.
_____________________________________________
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_khoi_5_tuan_12_le_thanh_long.doc