Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 23

Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 23

2. Bài mới: - Giới thiệu bài:

HĐ 1. Hướng dẫn HS luyện đọc

- Mời một HS khá đọc toàn bài.

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. Gv kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài

- YC HS luyện đọc theo cặp.

- Mời một, hai HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu bài văn :

HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài :

+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?

+Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

-Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

- Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?

+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?

- GV hỏi : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu? Câu chuyện nói lên điều gì ?

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 23
TẬP ĐỌC
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn ; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài sử kiện. (Trả lời được các CH trong SGK). 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
 III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: “Cao Bằng” 
2. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
HĐ 1. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Mời một HS khá đọc toàn bài.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. Gv kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời một, hai HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu bài văn : 
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài :
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
+Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? 
-Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? 
- Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên? 
- GV hỏi : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu? Câu chuyện nói lên điều gì ?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm : 
- Mời 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, 2 người đàn bà, quan án.
- GV chọn một đoạn trong truyện để HS đọc theo cách phân vai và hướng dẫn HS đọc đoạn : “Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật ..đành nhận lỗi” 
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.	
3. Củng cố = Dặn dò. 
- Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện (Truyện cổ tích Việt Nam) 
- Nhận xét tiết học. 
3 em
- Lắng nghe
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến  nhận tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 hs đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm đôi, trả lời: 
- 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, 2 người đàn bà, quan án .
-HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 23
CHÍNH TẢ
NHỚ VIẾT: CAO BẰNG
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lý Việt Nam (BT2, BT3)
- Tích hợp GD MT: HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng, của Cửa gió Tùng Chinh (đoạn thơ ở bt3), từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các câu văn ở bài tập 2. 
III. Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lý V.Nam.
2.Bài mới :Giới thiệu bài - ghi đề bài
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ – viết :
-1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng
- Cho HS đọc thầm 4 khổ thơ đầu .
- Tích hợp GD MT: HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. 
- GV chú ý HS trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý các chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai 
- GV cho HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ đầu và tự viết bài. Sau đó tự dò bài, soát lỗi.
- Chấm chữa bài.
- Nhận xét lỗi phổ biến, cho HS sửa chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài tập 2:- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2. GV hướng dẫn hs làm bài, gọi một số HS nêu miệng kết quả. GV nhận xét và ghi kết quả vào bảng phụ.
- Nêu lại quy tắc viết tên người, tên địa lý V N 
- Nhận xét, kết luận
Bài 3 : HS nêu yêu cầu và nội dung BT 
- GV nói về các địa danh trong bài.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Tích hợp GD MT: HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của Cửa gió Tùng Chinh, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. 
3. Củng cố. Dặn dò
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam. 
- Chuẩn bị bài sau: “Núi non hùng vĩ “
- HS trình bày 
- HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc thầm và ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe.
 HS nhớ - viết bài chính tả. 
- 2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để soát lỗi.
-HS làm bài tập vào vở.
-HS nêu miệng kết quả 
 - HS nêu yêu cầu của BT .
 - HS thảo luận nhóm đôi tìm và viết lại các tên riêng:
- HS làm bài vào vở rồi trình bày
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 23
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về câu ghép và cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
II. Đồ dùng dạy-học. Bảng phụ ghi kiến thức về câu ghép.
III. Các hoạt động dạy-học. : 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1.KT bài cũ : Gọi vài HS làm các bài tập 2 của tiết trước (Câu ghép có sử dụng cặp từ chỉ sự tương phản).
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- Cho Hs nêu lại định nghĩa về câu ghép.
- GV lưu ý mỗi vế của câu ghép có cấu tạo giống như câu đơn, nghĩa là có đầy đủ bộ phận chủ nghữ và vị ngữ
- Yc HS nêu lại cách nối các vế trong câu ghép, nêu các quan hệ từ thường dùng để nối các vế trong câu ghép
- GV và lớp nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 2: Thực hành
- Giáo viên nêu yêu cầu viết một đoan văn khoảng 10 câu, trong đó có khoảng 4-5 câu là câu ghép và các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng một hoặc một cặp quan hệ từ
- Mời HS nêu đề tài mà mình sẽ viết 
-Học sinh làm bài vào vở
- Chấm, nhận xét	
3. Củng cố Dặn dò.
Dặn HS nhớ chú ý giữ gìn tốt trật tự, an ninh nơi công cộng.
Gọi lần lượt vài học sinh lên bảng
- HS lắng nghe.
Hoạt động cả lớp
Học sinh làm bài cá nhân vào vở. Sau đó lần lượt vài em sẽ trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 23
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I.Mục đích yêu cầu : 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy-học : Một số sách, truyện thiếu nhi, truyện danh nhân, truyện người tốt việc tốt , bài báo viết về các chiến sĩ an ninh , công an, bảo vệ 
III. Các hoạt động dạy-học : 	 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :Gọi HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng	
2. Bài mới: -Giới thiệu – Ghi đầu bài.
HĐ1:Hướng dẫn HS kể chuyện : 
- Gọi 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý:
- GV giải nghĩa cụm từ “Bảo vệ trật tự, an ninh” 
-Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. Ca lớp theo dõi SGK.
- GV kiểm tra nhanh HS nào tìm đọc truyện ở nhà 
HĐ 2:HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
-GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 3 (dàn ý bài kể chuyện); Nhắc HS cần kể có đầu có cuối .Với những câu chuyện khá dài, có thể chỉ kể một hai đoạn .
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện trên nháp .
* Tổ chức cho Hs kể chuyện theo cặp.
* Thi kể chuyện trước lớp:
- Mời HS xung phong thi kể chuyện trước lớp. GV dán tờ phiếu đã viết tiêu chí đánh giá bài KC lên bảng.
- Cho hs dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn trả lời về nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét, bổ sung.	
3. Củng cố .Dặn dò
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân .
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn. 
- Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi xung phong kể chuyện.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện của mình 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất .
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 23
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐI TUẦN
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. Trả lời được các câu hỏi 1, 3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích)
- ND điều chỉnh: Bỏ câu hỏi 2.
II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh hoạ SGK. 
III.Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1.Bài cũ : - Gọi HS đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc
2. Bài mới : -Giới thiệu bài: - ghi đề bài .
HĐ1:Hướng dẫn HS luyện đọc:
 - Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài (đọc cả lời đề tựa của tác giả: thân tặng các cháu HS miền Nam).
- GV nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ
- GV hướng dẫn đọc 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ. GV kết hợp sữa lỗi phát âm; nhắc HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. ( đọc 2-3 lượt)
- Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: 
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp.
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? 
+Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
Trong khi HS trả lời GV viết bảng những từ ngữ, chi tiết thể hiện đúng tình cảm, mong muốn của người chiến sĩ an ninh.
-Gọi 1 hs đọc toàn bài.
-Bài thơ muốn nói lên điều gì ?
HĐ3:Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: 
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV kết hợp hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc của bài .
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu của bài thơ theo trình tự đã hướng dẫn. 
- GV hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt nhịp thật tự nhiên giữa các dòng thơ.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- YC HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài, thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố.Dặn dò
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Luật tục xưa của người Ê- đê.
- HS đọc 
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- 4 học sinh đọc nối tiếp. Học sinh phát hiện từ khó, luyện đọc từ khó.
- Một HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc toàn bài.
.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc.
- HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm hay nhất, người có trí nhớ tốt nhất.
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 23
TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I. Mục đích yêu cầu: 
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. (Theo gợi ý trong SGK)
- Tích hợp GD KNS: Thể hiện sự tự tin, KN hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ: Viết cấu tạo 3 phần củachươg trình hoạt động.	
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Kiểm tra bài cũ : Cho hs nhắc lại nội dung bài học trước.
2. Bài mới :Giới thiệu - ghi đề bài:
HĐ 1: Hướng dẫn Tìm hiểu yêu cầu đề 
- GV cho HS đọc đề bài và gợi ý SGK.
- GV cho cả lớp đọc thầm lại đề bài và suy nghĩ lựa chọn trong 5 hoạt động để lập chương trình.
+ GV lưu ý HS :
- Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập 1 chương trình hoạt động em cần tưởng tượng mình là 1 chi đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
- Khi chọn hoạt động để lập chương trình, nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia.
- Cho HS nêu hoạt động mình chọn.
- GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của 1 chương trình hoạt động.
HĐ2: Hướng dẫn HS lập chương trình 
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV cho 3 HS lập CTHĐ trên bảng phụ
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và giữ lại trên bảng CTHĐ viết tốt cho cả lớp bổ sung.
- Cho HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Mời 1HS đọc lại CTHĐ sau khi sửa 
- Tích hợp GD KNS: Thể hiện sự tự tin, KN hợp tác.
3. Củng cố - Dặn dò
- Về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình .
- Nhận xét tiết học,
- 1HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp đọc thầm đề bài, chọn đề.
-HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS theo dõi bảng phu.
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS làm vào bảng phụ
- HS trình bày kết quả.
- HS theo dõi bảng phụ.
- HS sửa bài làm của mình.
- 1 HS đọc lại.
- Cả lớp lắng nghe.
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 23
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I. Mục đích yêu cầu 
- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong chuyện Người lái xe đãng trí (BT 1mục III) ; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép.
- ND điều chỉnh: Chỉ làm phần III. Luyện tập (Bỏ mục I. Nhận xét và mục II. Ghi nhớ).
- HS khá, giỏi: Phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT 1.
II. Đồ dùng dạy-học – Bảng phụ viết 1 câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến ở BT1; 3 băng giấy viết 3 câu ghép chưa hoàn chỉnh ở BT2 (phần Luyện tập).
III. Các hoạt động dạy-học . 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọclại đoạn văn lam ở tiết trước 
2. Bài mới : Giới thiệu bài : 
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu “Phần nhận xét – ghi nhớ” : (Phần này GV chỉ nói lướt qua)
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập
Bài tập 1: Gọi một HS đọc yêu cầu BT1 (đọc mẩu chuyện vui ).
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+ Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến .
+ Phân tích cấu tạo của câu ghép đó .
- Câu chuyện khôi hài ở chỗ nào ?
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài .
- GV dán lên bảng 3 bảng phụ viết các câu ghép chưa hoàn chỉnh; mời 3 HS lên bảng thi làm bài. 
(Lưu ý: Nếu có HS dùng từ “Không những” thì GV nói là dùng từ “Không chỉ” chính xác hơn).
3. Củng cố .Dặn dò- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ tăng tiến để viết câu cho đúng.
-HS tự tìm và phân tích, làm bài vào vở BT.- 1 HS lên bảng phân tích, cả lớp thống nhất chốt lại lời giải đúng :
- 3 học sinh làm bài, cả lớp nhận xét, kết luận : 
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 23
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I / Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa được lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II / Đồ dùng dạy học: : Bảng phụ ghi 03 đề bài của tiết (kể chuyện) kiểm tra, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
III / Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Kiểm tra bài cũ : - GV cho HS trình bày chương trình hoạt động đã viết tiết TLV trước.
2. Bài mới :Giới thiệu bài : 
HĐ1: Nhận xét kết quả bài viết :
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 03 đề bài của tiết kiểm tra trước, viết 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- GV nhận xét kết quả bài làm:
+ Ưu điểm : Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý, viết đúng chính tả.
+ Khuyết điểm : Một số bài chưa có bố cục chặt chẽ, dùng từ chưa chính xác, còn sai lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa hợp đúng.
+ Nêu số điểm cụ thể cho cả lớp nghe.
HĐ2: hướng dẫn HS chữa bài : 
* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- GV ghi các lỗi cần chữa lên bảng phụ.
+ Lỗi về sử dụng dấu câu và ý. 
+ Lỗi dùng từ.
+ Lỗi chính tả.
- Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi.
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
*Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài:
+ Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi.
 * Hướng dẫn HS học tập đoạn , bài văn hay:
- GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay.
 - Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm.
- Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố.Dặn dò
- Đọc cho hs nghe một hai bài văn hay và yêu cầu học sinh nhận xét.
- Về nhà viết lại những đoạn văn chưa đạt.- Chuẩn bị cho tiết ôn luyện 
- HS đọc lần lượt.
-HS đọc đề bài, cả lớp chú ý bảng phụ.
-HS lắng nghe.
- HS theo dõi trên bảng. Sửa lỗi vào vở, một số hs lên bảng sửa lỗi:
- HS đọc các lỗi, tự sửa lỗi.
- HS đổi bài cho bạn soát lỗi.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập.
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_khoi_5_tuan_23.doc