Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 (Chương trình cả năm)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 (Chương trình cả năm)

I. MỤC TIÊU :

v Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ .

 Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

 Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến , thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

v Hiểu các từ ngữ trong bài.

 Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học ,nghe thầy ,yêu bạn và tin tưởng rằng H sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

· Học thuộc lòng một đoạn thư.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

v Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

v Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

 

doc 203 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : TẬP ĐỌC 	 Tên bài dạy : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
 Tuần : 	1	 Ngày dạy : 5 – 9 - 2006
I. MỤC TIÊU : 
Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ .
Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến , thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
Hiểu các từ ngữ trong bài. 
Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học ,nghe thầy ,yêu bạn và tin tưởng rằng H sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
Học thuộc lòng một đoạn thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc :
GV hoặc 1, 2 HS đọc toàn bài. (Có thể chọn 1 HS trung bình đọc bài, tạo cơ hội cho các em cố gắng)
GV nghe, nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho từng em (nếu có).
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau :
Đoạn 1 : Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ?
 Đoạn 2 : Tiếp theo đến Nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Đoạn 3 : Câu cuối bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng)
Tìm hiểu bài : 
GV tổ chức cho HS đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) từng đoạn, cả bài ; trao đổi, trả lơìø các câu hỏi cuối bài đọc dưới sự điều khiển thay phiên của 2 HS khá, giỏi. 
GV nêu câu hỏi :
Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? 
Sau Cách mạng Tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
 Hướng dẫn H Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng đoạn văn
GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc một đoạn trong bức thư (giọng thân ái, xúc động, thể hiện tình cảm yêu quí của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào HS – những người sẽ kế tục xứng đáng cơ đồ tổ tiên).
GV đọc mẫu một đoạn thư.
GV hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
 Hướng dẫn H Học thuộc lòng đoạn văn
H nhẩm học thuộc lòng đoạn thư (từ Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em).
1 H đọc toàn bài
HS tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn của bài.
1, 2 HS đọc cả bài.
HS đọc thầm phần chú giải từ. Một số em giải nghĩa các từ được chú giải trong SGK. 
HS trả lời các câu hỏi 1, 2 liên quan đến đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?). 
HS trả lời :
Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp)
HS trả lời các câu hỏi 2, 3 gắn với đoạn 2 (đoạn còn lại).
HS trả lời :
(Đó là cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập cho Tổ Quốc.Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu)
HS là những người tạo nên tương lai, tiền đồ của đất nước. (Bác Hồ cho rằng : tương lai, tiền đồ của đất nước phụ thuộc phần lớn vào công học tập của các em). 
HS phải học tập tốt để lớn lên thực hiện sứ mệnh : làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.
HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu văn, đoạn văn.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư.
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư đã nêu, đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
IV . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
CHÍNH TẢ
	Tuần :1	Ngày dạy :5 –9 -2006
I. MỤC TIÊU : 
Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
Làm bài tập để củng cố qui tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/ k.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bút dạ + một số tờ phiếu photocopy phóng to nội dung bài tập (BT) 2, 3 .
Vở BT Tiếng Việt 5 tập 1.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ : 
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết
GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt. Chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh, mà HS địa phương thường viết sai. 
H đọc thầm lại bài chính tả.GV nhắc HS quan sát hình thức trình bày thơ viết theo thể lục bát, chú ý những tiếng các em dễ viết sai chính tả.
H gấp SGK .GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. Mỗi dòng thơ đọc 1, 2 lượt. GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. H soát lại bài ,tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa từ 7 ® 10 bài. 
G nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 : 1 H nêu yêu cầu của BT.
 Điền tiếng thích hợp (bắt đầu bằng ng hoặc ngh, g hoặc gh, c hoặc k vào ô trống)
GV tổ chức cho HS làm bài theo 1 trong 3 hình thức .
GV phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu.
GV đánh giá lại kết quả làm bài của mỗi nhóm hoặc chỉ định 1 HS làm trọng tài đánh giá, GV kết luận.
Thứ tự lời giải như sau : ngày, ghi nhớ,bát ngát, biểu ngữ, nghỉ việc, gái, có mặtù, ngày hội, của, kết thúc, của, kiên quyết, kỉ nguyên, kỉ nguyên
Bài tập 3 : Điền chữ thích hợp vào chỗ trống.
H nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận về lời giải đúng. 
Âm đầu
Đứng trước i, ê, e
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là k 
Viết là c
Âm “gờ”
Viết là gh
Viết là g
Âm “ ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
HS nghe và theo dõi SGK.
HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK để tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) vào vở(khi chưa có Vở bài tập Tiếng Việt).
HS làm việc theo nhóm nhỏ. Sau đo,ù đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài trước lớp.
Chơi trò thi tiếp sức : 3, 4 nhóm HS lên bảng lớp thi nhau điền tiếng nhanh và đúng (trên phiếu), HS mỗi nhóm nối tiếp nhau – mỗi em điền 1 tiếng có âm đầu phù hợp vào một ô trống lần lược cho đến hết, mỗi tiếng điền đúng được một điểm. Nhóm nào xong trước và được nhiều điểm, nhóm ấy thắng cuộc. 
1, 2 HS đọc lại bài văn sau khi điền tiếng thích hợp vào ô trống.
Cả lớp làm lại bài vào SGK theo lời giải đúng.
. 
Một HS giải thích yêu cầu của bài.
HS làm bài cá nhân vào vở hoặc làm việc theo nhóm trên phiếu.
1 HS lên bảng làm bài trên phiếu (hoặc HS các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp).
2, 3 HS nhìn bảng kết qủa, nói qui tắc về chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k.
HS thuộc lòng qui tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k ; 1,2 em không nhìn bảng nhắc lại qui tắc này.
HS sửa bài làm trong SGK theo lời giải đúng.
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét giờ học, biểu dương nhưng HS tốt trong tiết học.
Yêu cầu những HS viết sai chính tả về viết lại vào vở .
 Chuẩn bị : Lương Ngọc Quyến. 
 IV . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
	Tuần :1	Ngày dạy : 5 – 9 -2006
I. MỤC TIÊU :
Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
vận dụng những hiểu biết đã có để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa.đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn, đoạn thơ của bài I.1 (SGK) để GV cùng HS phân tích mẫu.
Bút dạ và 2, 3 tờ phiếu photocopy phóng to nội dung các bài tập III – 1.2.3 để 2, 3 HS làm bài tập, trình bày (làm mẫu) trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Phần nhận xét 
Bài 1 : 1
GV hướng dẫn cho HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn (a), sau đó trong đoạn thơ (b).
GV chốt lại sau bài tập : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
Bài 2 :
GV chốt lại : Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
GV và lớp nhận xét
Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ
GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 4 : Phần luyện tập 
Bài tập 1 : 
GV yêu cầu HS đọc thật kĩ để phát hiện ra các từ in đậm trong đoạn văn .
GV phát phiếu và bút dạ cho 2, 3 HS làm bài trên phiếu.
GV và lớp nhận xét, chốt lại.
Bài tập 2 : 
GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp,các em viết ra nháp những từ tìm được.
Lời giải : 
Đẹp : đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, mĩ lệ  
To lớn : to đùng, to tướng, to con, to kềnh, to xù, to sụ, vĩ đại, khổng lồ 
Học tập : học, học hành, học hỏi, học đòi, học lỏm, học mót, học vẹt, học việc 
Bài Tập 3 : 
GV nêu yêu cầu bài tập (Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2) ; nhắc HS chú ý : mỗi em phải đặt một câu có chứa đồng thời một cặp từ đồng nghĩa (hoặc 2 câu có chứa một cặp từ đồng nghĩa).
1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
1 HS nói rõ các từ in đậm trong đoạn văn (a) là những từ nào, trong đoạn thơ (b) là những từ nào.
xây dựng – kiến thiết
 ... t quả lên bảng lớp.
Lần lượt từng HS đọc trước lớp những đoạn, bài văn thơ khác nhau. 
1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
Đại diện các nhóm trình bày. Tổ trọng tài nhận xét. GV chốt lại.
Lời giải :
Các bài đọc trong chủ điểm : Vì hạnh phúc con người
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
1
GIÂY PHÚT THIÊNG LIÊNG
THUỲ LINH
văn
Lòng nhân hậu, sự cảm thông giữa 2 chị em có cùng cảnh ngộ.
2
HẠT GẠO LÀNG TA
TRẦN ĐĂNG KHOA
thơ
Hạt gạo thơm, dẻo được làm nên nhờ lao động đã góp phần vào chiến thắng.
3
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
HÀ ĐÌNH CẨN
văn
Tình cảm quý trọng của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ.
4
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
ĐỒNG XUÂN LAN
thơ
Thông qua hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây, ca ngợi cuộc sống mới trên đất nước ta.
5
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
TRẦN PHƯƠNG HẠNH
văn
Ca ngợi Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nhân từ, không màn danh lợi.
6
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
NGUYỄN LĂNG
văn
Phê phán những cách nghĩ, cách làm lạc hậu, mê tín dị đoan; giúp mọi người hiểu : cúng bài không thể chữa khỏi bệnh tật cho con người.
Hoạt động 3 : Trình bày những cái hay của câu thơ em thích
1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS cả lớp đọc thầm lại 2 bài thơ : Hạt gạo làng ta và về ngôi nhà đang xây. Mỗi em tìm những câu thơ, khổ thơ yêu thích. Suy nghĩ về cái hay của các câu thơ , khổ thơ đó.
HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. Bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở: bài tập 2.
Tiết 3
I. MỤC TIÊU:
1 . Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiềng của HS trong lớp.
2. Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một vài tờ giấy khổ to, băng dính, bút dạ để HS các nhóm lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra tập đọc
Như 2 tiết học trước, GV tiếp tục kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng của HS. Lần lượt từng HS đọc trước lớp những đoạn, bài văn thơ khác nhau. GV nhận xét, cho điểm.
2. Lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường
1 HS khá, giỏi vừa đọc vừa giải thích yêu cầu của bài tập.
GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: làm rõ thêm các từ ngữ: sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển; các ví dụ minh họa trong SGK.
GV phát giấy, bút dạ cho các nhóm làm việc. Sau 1 thời gian quy định các nhóm dán nhanh bài của mình lên bảng lớp.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
Lời giải:
Sinh quyển
( môi trường, động, thực vật) 
Thuỷ quyển
môi trường nước)
Khí quyển
( môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
rừng: con người, thú (hổ, báo, cáo, chồn, khỉ, vượn, hươu, nai, rắn, thằn lằn, dê, bò, ngựa, lợn, gừ, vịt, ngan, ngỗng...); chim (cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điểu...); cây lâu năm ( lim, gụ, sén, táu, hông...); cây ăn quả (cam, quýt, xoài, chanh, mận, ổi, mít, na...); cây rau (rau muống, cải cúc, rau cải, rau ngót, bí đao, bí đỏ, xà lách...); cỏ...
sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, ngòi, kênh, mương, rạch, lạch...
bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu...
Những hành động bảo vệ môi trường
trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương; trồng rừng; trồng rừng ngập mặn; chống đánh cá bằng mìn, bằng điện; chống săn bắt thú rừng; chống buôn bán động vật hoang dã...
giữ sạch nguồn nước, vận đọng nhân dân khoan giếng; xây dựng nhà máy nước; xây dựng nhà máy lọc nước thải công nghiệp
lọc khói công nghiệp; xử lý rác thải; chống ô nhiễm bầu không khí...
3. Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu hS về nhà hoàn chỉnh bài tập 2, viết lại vào vở.
Tiết 4
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra lấy điểm kĩ năng học thuộc lòng của HS trong lớp.
Nghe –viết đúng chính tả, trình bày đúng bài ‘ Chợ Ta-sken”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở bài tập tiếng Việt (hoặc vở chính tả, nếu lớp có quy định sử dụng vở chính tả riêng).
Trường hợp chưa có Vở bài tập, GV cho HS sử dụng vở HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra học thuộc lòng
GV kiểm tra kĩ năng học thuộc lòng của HS. Lần lượt từng HS đọc trước lớp các khổ thơ, bài thơ hoặc một đoạn văn (trích Thư gửi các học sinh) cần thuộc lòng theo yêu cầu trong SGK. GV nhận xét, cho điểm.
2. Nghe –viết bài “ Chợ Ta–sken”
GV nêu yêu cầu của bài. Đọc toàn văn bài chính tả. Giải thích từ Ta- sken.
Đọc cho HS nghe – viết (theo quy trình đã hướng dẫn ).
GV chấm chữa bài của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
Yêu càu HS về nhà tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK>
Tiết 5
I. MỤC TIÊU:
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm kĩ năng học thuộc lòng của HS trong lớp.
Nhận thức được ưu, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy (cô) chỉ rõ trong bài tập làm văn; biết tham gi sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; nhận thức được cái hay cảu bài được thầy (cô) khen. (Nhiệm vụ chính)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi đề bài của tiết Tập làm văn (kiểm tra viết) đầu tuần 16 (trang 176, SGK); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... cần chữa chung trước lớp.
	Phiếu học để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: kiểm tra học thuộc lòng (khoảng 10 đến 15 phút)
GV chọn những bài thơ thuộc chủ điểm đã học từ đàu năm để kiểm tra HS.
GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chí: phát âm đúng/sai; thuộc bài hay không thuộc, thể hiện bài có diễn cảm không.
Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà tiếp tục ôn để kiểm tra lại trong tiết học sau.
Hoạt động 2: trả bài tập làm văn (khoảng 25 đến 30 phút)
a) GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết làm bài văn viết đàu tuần 16; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý...
Nhận xét về kết quả làm bài:
Những ưu điểm chính
Những thiếu sót, hạn chế
Chú ý: GV cần chỉ rõ những ưu điểm và sai sót khi nhận xét bài viết của HS, song cũng cần tế nhị, tránh làm những HS kém phải xấu hổ. mặc cảm tự ti. GV không ghi điểm kém vào sổ mà yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để bài viết đạt kết quả tốt hơn.
b) Hướng dẫn HS chữa bài.
GV trả bài cho từng HS sửa lỗi
- Hướng dẫn từng HS sửa lỗi
GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- Hướng dẫn chửa lỗi chung
GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
Hoạt động 3: hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của 1 số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được).
Một số HS đọc thuộc lòng các bài thơ khác nhau trước lớp.
Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo.
Đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài.
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn ddat, ý) và sửa lỗi
Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
1 số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
HS cả lớp trao đổi về bài chửa trên bảng.
HS chép bài chửa vào vở.
HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học thuộc lòng viết bài tốt đạt điểm cao và những HS đã tham gia chữa bài ốt trong giờ học.
Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn.
Tiết 6
I. MỤC TIÊU:
 Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của HS trong lớp.
2. Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bút dạ, băng dính và 2,3 tờ giấy khổ to photocopy các câu hỏi a,b, c để 2,3 HS làm bài, trình bày trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: kiểm tra tập đọc
Gv tiết tục kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng của HS như trong tiết học trước.
Hoạt động 2: đọc bài thơ “ Chiều biên giới” và trả lời câu hỏi
GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 2,3 HS làm bài cá nhân.
GV nhân xét nhanh.
Chú ý: Khi HS trả lời câu hỏi c –đánh dấu X vào ô trống sau câu trả lời đúng ( cau đúng là có 2 từ), GV cần yêu cầu các em nói rõ đó là các đại từ xưng hô nào (em và ta) 
2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của đề: 1 em đọc bài thơ, em kia đọc các câu hỏi dưới bài.
HS làm việc cá nhân. các em trả lời các câu hỏi ý a và d trên nháp, đánh dáu X (bằng bút chì mờ) vào ô trống sau câu trả lời đúng (ý b và c) trong SGK.
Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời lần lượt từng câu hỏi.
2,3 HS (làm bài trên giấy khổ to) dán kết quả làm bài trên bảng lớp, trình bày.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra.
Tiết 7
KIỂM TRA
Đọc – hiểu
Luyện từ và câu
Tiết 8
KIỂM TRA
Chính tả
Tập làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docTVieät.doc