Thư gửi các học sinh
(Hồ Chí Minh)
I - Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài; thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
Tập đọc: Thư gửi các học sinh (Hồ Chí Minh) I - Mục đích, yêu cầu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ: - Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài; thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. 2. Hiểu bài: - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 3. Thuộc lòng một đoạn thư. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy A/ ổn định tổ chức: - T nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của H. B/ Bài mới: - GTB. HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc (14’) - T chia lá thư làm 2 đoạn như sau: + Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao? + Đoạn 2: Phần còn lại. - T chỉ định H nối tiếp nhau đọc hết bài. -T kết hợp: - Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo: kết hợp sửa lỗi cho H nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp (VD: Hoạt động học - Một H khá, giỏi đọc một lượt toàn bài. - H tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - H luyện tập theo cặp (mỗi H đều được đọc cả bài). + H đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài học (80 năm giải phóng nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu), giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu hỏi với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đọc lá thư của Bác với giọng rời rạc, đọc không đúng câu nghi vấn: Vậy các em nghĩ sao?) - T giải thích rõ thêm: những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. GVgiải thích thêm một số từ ngữ khác: giời (trời), giở đi (trở đi). - T đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng) HĐ2: HD tìm hiểu bài. (12’) - Y/C hs đọc thầm đoạn 1. H: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? H: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? H: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? + Rút ra nội dung chính của bài. HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm-HTL. (7’) - T hướng dẫn H cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2 + T đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho H. + T theo dõi, uốn nắn. * T treo bảng phụ ghi đoạn cần học thuộc lòng, HD H học thuộc lòng. (Từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em). Nhận xét ghi điểm. đúng hơn nghĩa của từ.) - Một H đọc cả bài. - HS đọc thầm đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?): + Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. + Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. + Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. + HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu. Nội dung: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh VN sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. - 1 hs đọc lại toàn bài. + H luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp. + Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - H nhẩm học thuộc. - 5 – 7 H thi đọc thuộc lòng. Cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. - H đọc bài. C : Củng cố dặn dò: (2’) - Gọi 1 H đọc diễn cảm toàn bài. + Qua bài, Bác muốn khuyên H điều gì? - T nhận xét chung, liên hệ thực tế lớp học, nhắc nhở H học tập. - Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Thứ ngày tháng năm 200 Chính tả: ( Tuần 1) I - Mục đích, yêu cầu: 1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu 2. Làm bài tập (BT) để củng cố quy tắc viết với ng/ ngh, g/ gh, c/ k. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy A/ ổn định tổ chức: - T kiểm tra vở chính tả. B/ Bài mới: - GTB: HĐ1: HD, H nghe- viết (20’) - T đọc bài viết. - Bài thơ được trình bày ntn? - Các từ: “ Việt Nam, dập dờn, Trường Sơn, sớm chiều, súng gươm” khi ta viết phải lưu ý điều gì? - T đọc các từ trên. - T đọc bài viết cho H viết bài. - T đọc toàn bài, H soát bài (đọc chậm kết hợp cả dấu câu). - T chấm 1/2 bài viết của cả lớp.Nhận xét chung. HĐ2: Hướng dẫn H làm BT chính tả. (13’) Bài tập 2: - Gọi H đọc y/c bài tập. - T nhắc lại các ô1, ô2, ô3 để H nhớ. - Gọi H đọc bài làm nối tiếp. Bài tập 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống. - T kẻ bảng (SGK). - Gọi 3 H lên bảng điền bảng. - Y/c H đọc quy tắc đã học. Hoạt động học - H mở vở BT kiểm tra lại BT. - H theo dõi. - Thể thơ lục bát. - H nêu. - 2 H viết bảng, lớp viết vở. - Lớp nhận xét. - H viết bài. - H soát bài. - H mở SGK, dùng chì soát lỗi của bạn theo nhóm đôi. - H làm bài. - H nhận xét chữa bài. Từ cần điền lần lượt là: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiêm, kỉ. - H đọc diễn cảm toàn bài. - H đọc y/c của bài tập. - H làm bài tập. - H nhận xét. - Vài H nhắc lại quy tắc viết c/k, g/gh, ngh/ng; nhẩm thuộc tại lớp. C: Củng cố dặn dò. (2’) - T nhận xét chung. - Dặn dò H về nhà luyện viết đúng đẹp, thuộc quy tắc đã học. Luyện từ và câu Từ đồng nghĩa I. Mục đích, yêu cầu: 1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy GTB. HĐ1: Tìm hiểu về từ đồng nghĩa: (15’) Bài tập 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau: T ghi bảng các ví dụ: a) xây dựng - kiến thiết b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm + So sánh nghĩa của các từ ở câu a? câu b? - T chốt: Những từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. Bài tập 2: - T tổ chức H nêu ý kiến. - T chốt: Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau vì nghĩa các từ giống nhau hoàn toàn (làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ); Vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn, vàng xuộm-đậm, vàng hoe- nhạt, vàng lịm- quả chín. + : Ghi nhớ về từ đồng nghĩa: Y/C H nêu ghi nhớ SGK. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. (23’) Bài 1: Xếp những từ in đậm thành các nhóm từ đồng nghĩa. - Gọi hs đọc nội dung và Y/C của bài tập. - Gọi H đọc bài làm. Hoạt động học - H đọc y/c bài tập. - H đọc các từ in đậm. - H so sánh, trả lời trước lớp: nghĩa của các từ này giống nhau: a) cùng chỉ một hoạt động. b) cùng chỉ một màu. - H đọc y/c bài tập. - H trao đổi theo nhóm đôi. - H nêu ý kiến trước lớp. - 3 H đọc thầm thuộc nội dung ghi nhớ - 1 H đọc y/c; đọc đoạn văn. - 1 H đọc các từ in đậm. Bài 2: Tìm và ghi vào chỗ trống những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: Gọi H đọc bài làm. Bài 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng nghĩa ở BT2. T khuyến khích H đặt một câu có chứa đồng thời cả 2 từ đồng nghĩa. - Gọi H đọc bài làm, nhận xét. H làm vở BT, đọc bài làm, nhận xét. nước nhà - non sông hoàn cầu - năm châu H đọc y/c, câu mẫu. H thảo luận nhóm đôi, ghi vở BT. H bổ sung vào bài làm các từ khác. H đọc y/c, mẫu. Làm vở. H đọc bài làm trước lớp, lớp nx. III: Củng cố – dặn dò: (2’) T nhận xét chung. Dặn dò về nhà học và làm bài ở nhà, chuẩn bị bài sau. Thứ ngày tháng năm 200 Kể chuyện Lý Tự Trọng I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của T và tranh minh hoạ, H biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1 - 2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Tập trung nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh (chỉ treo bảng để chốt lại lời thuyết minh đúng khi H đã làm BT 1) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy 1. Bài mới. HĐ1: Giáo viên kể chuyện. (15’) - Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2. Chuyển giọng hồi hộp và nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể Lý Tự Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm trong công tác. Giọng kể khâm phục ở đoạn 3; lời Lý Tự Trọng dõng dạc; lời kể chuyện trầm lắng, tiếc thương. * T kể lần 1. - T viết lên bảng các nhân vật trong truyện (Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư). - HD H giải nghĩa một số từ khó được chú giải sau chuyện. vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ. * T kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ, (yêu cầu HS nghe, kết hợp nhìn Hoạt động học - H lắng nghe. - H nêu tên các nhân vật. - H giải nghĩa các từ. - H lắng nghe kết hợp quan sát tranh minh hoạ SGK tranh minh hoạ trong SGK). HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (23’) - T nêu lại y/c; giao việc các nhóm HĐ. - T gọi các nhóm trình bày. - T chốt lại ý kiến đúngcho từng tranh. - T lưu ý: kể đúng cốt chuyện, không cần lặp lại nguyên văn lời T. Kể xong trao đổi về ý nghĩa cây chuyện. - Y/C H kể theo nhóm. - T chức H thi kể chuyện. - T nhận xét. . - H đọc y/c. - H trong nhóm lần lượt trao đổi lời thuyết minh cho từng tranh. - Nhóm khác nx, bổ sung. - VD: Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ được cử ra nước ngoài học tập. - H đọc y/c bài 2,3. - H kể theo nhóm, mỗi H 2 tranh. Đại diện nhóm kể toàn bộ câu chuyện. - H nêu nội dung câu chuyện. - H bình chọn H kể hay, hiểu nội dung chuyện. Củng cố – dặn dò: (2’) T nhận xét chung tiết học, y/c H nêu nội dung câu chuyện. Về nhà luyện kể cho gia đình và bạn bè nghe. Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tô Hoài) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ khó. - Biết đọ ... gót, bí đao, bí đỏ, xà lách,); cỏ, Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh , mương, ngòi, rạch, lạch, Bầu trời,vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu, Những hành động bảo vệ môi trường Trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương; trồng rừng ngập mặn; chống đánhcá bằng mìn, bằng điện; chống săn bắn thú rừng; chống buôn bán động vật hoang dã, Giữ sạch nguồn nước; xây dựng nhà máy nước; lọc nước thải công nghiệp,.. Lọc khói công nghiệp; xử lý rác thải; chống ô nhiễm bầu không khí, 2 . Hoạt động nối tiếp ( 1-2') - GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào vở, - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc, HTL đoạn văn, bài thơ đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập một. Thứ 4 ngày tháng năm 200 Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì I. Tiết 4 I- Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL 2. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ Ta- sken. II - Đồ dùng dạy – học - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). iii- Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy 1.Bài mới. Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. ( 23’) - Gọi hs lên bảng gắp thăm bài đọc. GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc , HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết bài Chợ Ta- sken (15’) a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn. - Gọi hs đọc đoạn văn. H: Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ Ta-sken. Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu hs tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu hs luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả. - GV đọc bài viết. d) Thu vở chấm bài. Hoạt động học. - Từng HS lên bốc thăm chọn bài(sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút) - HS đọc (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - HS nối tiếp nhau phát biểu thành hình ảnh mà mình yê thích. - Ta – sken, nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,.. – HS viết bài. - HS đổi chéo vở soát bài. 2. Hoạt động nối tiếp ( 1-2') Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc các khổ thơ. Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì I. Tiết 5 Đề bài: Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I. I- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết thư: biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em. II - Đồ dùng dạy – học Giấy viết thư. iii- Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Bài mới: (38’) Thực hành viết thư. - Gọi hs đọc yêu cầu và gợi ý của bài. + GV hướng dẫn cách làm. Hoạt động học - 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. - HS làm bài cá nhân. + Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3 + Đọc kĩ các gợi ý trong sgk. + Em viết thư cho ai ? Người ấy đang ở đâu ? + Dòng đầu thư viết thế nào ? + Em xưng hô với người thân như thế nào ? + Phần nội dung thư nên viết : Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kì I. Đầu thư: Thăm hỏi tình hình sức khoẻ, cuộc sống của người thân, nội dung chính em kể về kết quả học tập, rèn luyện, sự tiến bộ của em trong học kì I và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học kì II. Cuuôí thư em viết lời chúc người thân mạnh khoẻ, lời hứa hẹn, chữ kí và kí tên. - GV lưu ý HS: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua,thể hiện được tình cảm với người thân. + Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc lá thư đã viết 2. Hoạt động nối tiếp (1-2') - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại kiến thức về từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển) trong sách Tiếng Việt 5, tập một, tr. 67. Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì I. Tiết 6 I- Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL 2. Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì. II - Đồ dùng dạy – học Một số tờ phiếu ghi tên các bài Tập đọc. iii- Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Bài mới. Hoạt động 1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (23’) - Gọi hs lên bảng gắp thăm bài đọc. GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc , HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. (15’) Bài tập 2: Củng cố từ đồng nghĩa - Gọi HS đọc YCBT – GV chốt ý kiến đúng: Hoạt động học - Từng HS lên bốc thăm chọn bài(sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút) - HS đọc (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. + HS nêu YCBT - HS hoạt động nhóm đôi sau đó báo cáo kết quả. - HS khác NX a) Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới b) Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển c) Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ : em và ta. d) Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. 2. Củng cố, dặn dò ( 1-2') GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra. Thứ 6 ngày tháng năm 200 Tiếng Việt. (Tiết 7) Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu (Thời gian làm bài khoảng 30 phút) 1 . Mục tiêu. - Xác định đúng nội dung của bài. - Làm bài nhanh đúng nội dung yêu cầu của bài. 2. Bài mới. (38’) * Hướng dẫn hs thực hành. 1. Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề). Các bước tiến hành như sau: - GV phát đề kiểm tra cho từng HS - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài: khoanh tròn vào kí hiệu hoặc đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng (hoặc ý đúng nhất, tuỳ theo đề). Hoặc HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để trả lời. Câu 1: ý b (Những cánh buồm) Câu 2: ý a (Nước sông đầy ắp) Câu 3: ý c (Màu áo của những người thân trong gia đình ) Câu 4: ý c (Thể hiện được tình yêu của tác giả đốivới những cánh buồm) Câu 5: ý b (Lá buồn căng phồng như ngực người khổng lồ) Câu 6: ý b (Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay) Câu 7: ý b (Hai từ. Đó là các từ: lớn, khổng lồ) Câu 8: ý a (Một cặp. Đó là các từ : Ngược / xuôi) Câu 9: ý c (đó là hai từ đồng âm) Câu 10: ý c (Ba quan hệ từ: Đó là các từ: còn, thì, như) 2. Củng cố – dặn dò. (2’) Nhân xét chung giờ học. Về nhà chuẩn bị bài học sau. Buổi chiều. Tiếng Việt Tiết 8 Kiểm tra: Tập làm văn (Thi theo lịch của phòng Giáo dục) Họ và tên:. Lớp: 5.. Ngày ..tháng..năm 200 Kiểm tra cuối học kì I – Môn tiếng việt lớp 5 Đề chẵn Bài kiểm tra đọc (30 phút) a- Đọc thầm Mầm non Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất. Rừng cây trông thưa thớt Như chỉ cội với cành Một chú thỏ phóngnhanh Chẹn nấp vào bụi vắng Và tất cả im ắng Từ ngọn cỏ, làm rêu Chợt một tiếng chim kêu: - Chiếp , chiu, chiu! Xuân tới! Tức thì trăm ngọn suối. Nổi róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông Nổi hát ca vang dậy Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nói đứng dậy giữa trời. Khoác áo màu xanh biếc b- Dựa vào nội dung bài đọc, đánhdấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng 1. Mầm non nép mình nắm im trong mùa nào? Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông 2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào? Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. Dùng các tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. 3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? Nhờ những âm thanh rộn ràng,náo nức của cảnh vật mùa xuân. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá. 4. Em hiểu Rừng câu trông thưa thớt. Như chỉ cội với cành nghĩa là thế nào? Rừng thưa thớt vì rất ít lá cây Rừng thưa thớt vì cây không có lá Rứng thưa thớt vì toàn lá vàng 5. ý chính của bài thơ là gì? Miêu tả mầm non Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. 6. Trong các câu nào dưới đây, từ mầm non được dùngvới nghĩa gốc? Bé đang học ở trường mầm non. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước. Trên cành cây có những mầm non mới nhú. 7. Hối hả có nghĩa là gì? Rất vội vã, muốn làm v iệc gì đó cho thật nhanh Mừng vui, phấn khởivì được như ý. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh. 8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào? Danh từ Động từ Tính từ 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, thưa thớt nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách nho nhỏ, lim dim, hói hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách 10. Tìm một từ trong bài thơ đồng nghĩa với từ im ắng lặng im nho nhỏ lim dim Đề Lẽ: b- dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng 1. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào? Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. Dùng các tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non. Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. 2. Mầm non nép mình nắm im trong mùa nào? Mùa xuân Mùa thu Mùa hè Mùa đông 3. Em hiểu Rừng câu trông thưa thớt. Như chỉ cội với cành nghĩa là thế nào? Rừng thưa thớt vì không lá cây Rừng thưa thớt vì cây không có lá Rứng thưa thớt vì rất ít lá 4. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân. Nhờ những âm thanh rộn ràng,náo nức của cảnh vật mùa xuân. 5. ý chính của bài thơ là gì? Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân Miêu tả mầm non 6. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào? Tính từ Danh từ Động từ 7. Hối hả có nghĩa là gì? Mừng vui, phấn khởivì được như ý. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh Rất vội vã, muốn làm v iệc gì đó cho thật nhanh 8. Trong các câu nào dưới đây, từ mầm non được dùngvới nghĩa gốc? Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước. Trên cành cây có những mầm non mới nhú. Bé đang học ở trường mầm non. 9. Tìm một từ trong bài thơ đồng nghĩa với từ im ắng nho nhỏ lim dim lặng im 10. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách nho nhỏ, lim dim, hói hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách nho nhỏ, lim dim, mặt đất,
Tài liệu đính kèm: